Cách Chữa Đau Dạ Dày
Chữa đau dạ dày bằng cách nào thực sự hiệu quả? Đau dạ dày là bệnh lý khó điều trị dứt điểm và thường hay tái lại. Để điều trị triệu chứng, hiện nay đã có rất nhiều phương pháp được áp dụng tại nhà cũng như dùng thuốc điều trị ở cơ sở y tế. Tham khảo thông tin các cách trị dạ dày chi tiết ngay sau đây.
Chữa đau dạ dày tại nhà không cần thuốc
Đau dạ dày là biểu hiện của nhiều bệnh lý như viêm loét dạ dày, xuất huyết bao tử, hẹp môn vị… Đối với những trường hợp biểu hiện đau không quá nghiêm trọng, bệnh nhân chỉ có những dấu hiệu như chán ăn, đau nhẹ thượng vị, ợ nóng và khó tiêu, thì có thể xử lý tại nhà.
Nếu chữa đau dạ dày tại nhà không cho hiệu quả hoặc biểu hiện bệnh có xu hướng xấu đi, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị ngay.
1. Chườm ấm bụng giảm đau dạ dày
Khi tìm cách chữa đau dạ dày cho trẻ em nhiều người dùng túi chườm. Thực tế người lớn dùng mẹo này cũng cho hiệu quả rất tốt. Nhiệt độ ấm từ 50 đến 65 độ C làm cho các mạch máu ở vùng thượng vị được giãn nhẹ. Đồng thời tình trạng co bóp dạ dày giảm, máu được tăng cường tuần hoàn đến các cơ quan tiêu hóa. Đó là lý do bạn nên dùng túi chườm để giảm cơn đau dạ dày.
Cách thực hiện:
- Sử dụng túi chườm chứa nước ấm khoảng 50 – 65 độ C đặt trực tiếp lên vùng bụng đang đau.
- Để nguyên như vậy khoảng 10 đến 20 phút, chờ cơn đau giảm dần.
- Kết hợp hít thở sâu để cung cấp oxy cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, giảm đau.
2. Massage bụng giảm đau dạ dày
Cách xoa bụng chữa đau dạ dày trên vùng rốn theo chiều kim đồng hồ đem lại hiệu quả giảm đau và kích thích tiêu hóa hiệu quả, bạn nên thử. Nếu kết hợp sử dụng tinh dầu quế, đinh hương hay khuynh diệp thoa lên da trước khi thực hiện, hiệu quả kháng viêm, giảm đau sẽ rõ rệt. Người bệnh còn cảm thấy thư thái, dễ chịu sau khi massage.
Cách làm:
- Khi bị đau dạ dày, người bệnh nằm ngửa, thả lỏng cơ thể.
- Chuyên viên massage lấy một lượng dầu vừa đủ thoa lên vùng da bụng, gần rốn.
- Áp hai tay vào bụng, giữ cổ tay ở vùng rốn và vuốt các ngón tay theo chiều kim đồng hồ vùng quanh rốn.
- Thực hiện khoảng 5 phút để cơn đau dạ dày giảm dần và hết.
3. Chữa bằng lô hội
Lô hội (nha đam) được biết đến là dược liệu hữu ích cho hệ tiêu hóa. Nó có hiệu quả đặc biệt trong việc cải thiện vấn đề táo bón và giảm axit dạ dày. Đối với bệnh đau dạ dày do viêm loét, tinh chất lô hội cũng góp phần làm lành vết thương trên thành mạch dạ dày nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy lá lô hội đem rửa rồi để ráo, sau đó dùng dao tách bỏ phần vỏ bên ngoài.
- Đem phần thịt lá ép mấy nước để uống mỗi ngày 2 lần.
- Duy trì cách chữa dạ dày bằng lô hội từ 2 đến 3 tuần để cải thiện bệnh lý dạ dày.
4. Chữa bằng rễ cam thảo
Một thành phần nổi bật trong rễ cam thảo là Glycyrrhizin. Chất này sẽ được chuyển hóa thành axit glycyrrhetinic, giúp chống lại khuẩn H.pylori gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, các chất trong rễ cam thảo cũng giúp tăng cường chất nhầy trên thành dạ dày, từ đó ngăn chặn sự hình thành ổ viêm.
Cách sử dụng:
- Bạn nên dùng bột cam thảo pha với nước ấm và mật ong để uống hàng ngày.
- Một cách đơn giản hơn là đun nước cam thảo lấy nước uống hàng ngày.
Lưu ý: Glycyrrhizin không tốt cho người bị huyết áp cao.
5. Dùng nước bắp cải tươi
Nếu bạn chưa biết lá chữa đau dạ dày nào hiệu quả thì cải bắp là một gợi ý. Axit lactic trong cây bắp cải có tác dụng thúc đẩy cơ thể tăng sinh axit amin. Từ đó, máu trong cơ thể sẽ được lưu thông đến niêm mạc dạ dày tốt hơn. Uống nước lá bắp cải tươi không chỉ làm xua tan cơn đau ở bụng, nó còn hỗ trợ làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày. Thêm vào đó, một lượng lớn vitamin C trong cây này giúp cơ thể bạn chống lại khuẩn H.pylori (tác nhân gây viêm loét dạ dày). Đó là lý do cây bắp cải được dùng để chữa đau dạ dày.
Cách thực hiện:
- Bạn chỉ cần chọn những cây bắp cải tươi và organic, đem rửa thật sạch rồi tiến hành.
- Cắt nhỏ vừa đủ lá bắp cải để xay thành sinh tố hoặc ép lấy nước.
- Uống nước bắp cải tươi hàng ngày trước bữa ăn sẽ góp phần cải thiện tình trạng đau dạ dày.
6. Sử dụng bột chuối hột chữa đau dạ dày
Chuối hột có rất nhiều công dụng tốt đối với người bệnh dạ dày. Loại quả này chứa các chất kích thích sự phát triển của tế bào dạ dày. Bên cạnh đó, chuối hột chứa chất kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của H.pylori. Vì vậy, nó được coi là một dược phẩm tự nhiên cực kỳ hữu hiệu cho bệnh viêm loét dạ dày.
Cách thực hiện:
- Chữa đau dạ dày bằng chuối hột rất đơn giản, bạn dùng chuối chín hoặc xanh đều được. Mỗi ngày nên ăn từ 2 – 3 quả chuối để kiểm chứng hiệu quả.
- Bạn cũng có thể loại bỏ bớt lớp vỏ ngoài của quả chuối xanh, thái lát, phơi khô rồi nghiền thành bột. Trộn bột chuối với mật ong theo tỉ lệ 2:1 uống ngày 2 – 3 lần để cải thiện triệu chứng.
7. Chữa bằng tỏi
Đối với bệnh đau dạ dày, tỏi chứa chất chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn cực tốt. Đặc biệt, thành phần kháng khuẩn của loại gia vị nhà bếp này còn ức chế được H.pylori, Theo giới chuyên gia, tỏi có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến khuẩn H.pylori, bao gồm cả ung thư.
Cách thực hiện:
Bạn sử dụng tỏi như gia vị cho các món ăn hỗ trợ điều trị đau dạ dày hàng ngày.
Một cách làm khác là giã 2 – 3 nhánh tỏi hòa với 1 thìa cà phê mật ong lấy nước uống khi đói.
8. Dùng gừng tươi
Phân tích thành phần của gừng tươi, các nhà nghiên cứu phát hiện trong đó có chứa hợp chất phenolic. Đây là thành phần có tác dụng giảm kích ứng đường tiêu hóa, trung hòa axit dư và giảm cơn co thắt dạ dày hiệu quả. Bởi vậy, gừng được chứng minh có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện tình trạng trào ngược, ợ hơi, viêm loét và hỗ trợ điều trị táo bón.
Cách sử dụng:
- Sử dụng gừng như một gia vị thêm vào các món ăn thường ngày hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.
- Dùng pha trà gừng kết hợp mật ong hoặc một lượng đường nhỏ.
- Mỗi lần sử dụng chỉ nên lấy tối đa 4g gừng tươi.
9. Chữa đau dạ dày bằng nghệ
Thành phần chính trong nghệ – Curcumin được nhắc đến rất nhiều trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Chất này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của H.pylori và các sản phẩm tân dược chống viêm không steroid. Bên cạnh đó, nghệ còn chứa chất chống oxy hóa, chống viêm và thành phần giảm đau dạ dày. Sử dụng nghệ thường xuyên là cách làm lành vết loét niêm mạc dạ dày và ngừa ung thư bao tử hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Bạn có thể thêm nghệ vào các món ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Cách thứ hai là kết hợp tinh bột nghệ với mật ong để tạo viên hoàn uống trước ăn.
- Cách tiếp theo là pha trà nghệ uống hàng ngày.
Lưu ý: Nghệ có thành phần làm loãng máu, giảm đường trong máu và gây tụt huyết áp, ảnh hưởng đến túi mật. Vì vậy, nên cân nhắc sử dụng lượng nghệ vừa phải, trường hợp bị huyết áp thấp không nên dùng nhiều. Đặc biệt, trước khi làm phẫu thuật không dùng nghệ và các sản phẩm từ nghệ.
10. Trị bằng mật ong
Trong mật ong nguyên chất có chứa hàm lượng lớn Glucose oxidase. Mật ong giúp tạo nên hydrogen peroxide tiêu diệt khuẩn làm viêm loét dạ dày. Nhờ đó, nó giúp bạn giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày do viêm loét và cách bệnh liên quan.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy mật ong nguyên chất không chứa chất bảo quản, pha với nước 35 độ, uống ấm trước bữa sáng.
- Có thể thêm húng quế, vỏ quế để tăng hiệu quả chăm sóc sức khỏe dạ dày.
11. Sử dụng dừa chữa đau dạ dày
Nước dừa và các chế phẩm từ dừa có thành phần kháng khuẩn, chống viêm loét dạ dày. Chiết xuất ethanol trong dừa có khả năng ngăn chặn tình trạng loét dạ dày do dùng aspirin thường xuyên. Tinh dầu dừa chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao cũng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương.
Cách sử dụng:
- Bạn nên uống nước dừa vào buổi sáng mỗi ngày để hỗ trợ giảm bệnh lý dạ dày và cải thiện tiêu hóa.
- Sử dụng 1 thìa cà phê dầu dừa mỗi tối để tăng hiệu quả.
- Bạn có thể dùng nước dừa, dầu dừa hay cùi dừa để làm món ăn, làm sữa đều rất tốt.
Chữa đau dạ dày bằng thuốc Tây
1. Nhóm kháng axit (Antacids)
Nhóm dược phẩm này có tác dụng trung hòa axit dạ dày, được chỉ định cho trường hợp bị ợ hơi, ăn khó tiêu do dư axit gây đau dạ dày. Thuốc chữa đau dạ dày phổ biến nhóm kháng axit là Alternagel, Maalox, Pepto-Bismol hoặc Alka-Seltzer, Rolaids…
Đặc điểm cần lưu ý
- Dạng bào chế chủ yếu là viên uống hoặc gói bột, gel. Nếu sử dụng viên uống, bạn cần nhai kỹ trước khi nuốt để tăng hiệu quả giảm đau.
- Sản phẩm có thể gây rối loạn nhu động ruột, dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy nếu lạm dụng quá mức.
- Không dùng Antacids cho bệnh nhân thận mãn tính
2. Nhóm ức chế thụ thể H2
Dược phẩm nhóm này được chỉ định dùng cho bệnh nhân bị dư thừa axit trong dạ dày. So với thuốc kháng axit, nhóm ức chế thụ thể H2 không cho hiệu quả nhanh bằng nhưng lại mang đến hiệu quả chữa đau dạ dày lâu hơn. Phổ biến trong nhóm này là các sản phẩm như Famotidine, Cimetidine, Ranitidine…
Đặc điểm cần lưu ý:
- Thuốc chữa đau dạ dày nhóm ức chế thực thể H2 dùng chủ yếu cho bệnh nhân bị viêm hoặc loét dạ dày, tá tràng. Đối với các triệu chứng ợ nóng, khó nuốt hoặc buồn nôn do bệnh dạ dày cũng sử dụng được.
- Nên dùng thuốc này trước bữa ăn đầu tiên trong ngày hoặc uống trước bữa tối từ 30 – 90 phút để thuốc cho hiệu quả.
- Tác dụng phụ của thuốc nhóm ức chế H2 là gây táo bón nhẹ hoặc tiêu chảy, nôn mửa, váng đầu…
3. Thuốc PPIs ức chế bơm proton
Bệnh nhân bị đau dạ dày thường xuyên trên 2 lần mỗi tuần hoặc bị ợ nóng được khuyên dùng nhóm này. Thuốc có tác dụng ngăn chặn tại các vị trí sản xuất axit trong dạ dày. Những sản phẩm điển hình phải kể đến là Omeprazole, Esomeprazole hay Lansoprazole…
Đặc điểm cần lưu ý:
- Bạn nên bơm proton vào lúc đói, mỗi ngày 1 lần, tốt nhất là vào buổi sáng.
- Thuốc ức chế proton có tác dụng phụ hiếm gặp gồm đau bụng, nôn và tiêu chảy, đau đầu.
- Ảnh hưởng xấu của thuốc là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, phổi và tăng khả năng bị gãy xương vùng cột sống, cổ tay và đùi nếu dùng trên 1 năm.
4. Nhóm các thuốc chữa đau dạ dày khác
Chữa đau dạ dày bằng thuốc Tây còn dùng đến nhiều sản phẩm khác. Tùy nguyên nhân đau bụng cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Những sản phẩm sau được dùng phổ biến hơn cả.
- Sucralfate dùng cho bệnh nhân viêm loét ruột, niêm mạc dạ dày. Thuốc tạo nên lớp phủ trên vết loét, giúp vùng tổn thương mau lành. Sản phẩm được khuyên dùng 1 giờ trước ăn, uống 2 đến 4 lần mỗi ngày trong 4 đến 8 tuần.
- Bismuth chữa đau dạ dày do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn H.pylori, không dùng cho trường hợp đau loét dạ dày đơn thuần. Liều dùng thuốc cần dựa theo độ tuổi và tình trạng bệnh, không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Misoprostol dùng chữa đau dạ dày, viêm loét do dùng thuốc chống viêm không Steroid.
- Thuốc kháng sinh diệt khuẩn H.pylori gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Thuốc này được phối hợp với nhiều nhóm tân dược khác nhằm đảm bảo diệt khuẩn gây bệnh hiệu quả nhất. Để mang lại hiệu quả tối ưu, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng và duy trì 14 ngày liên tục.
Các thuốc chữa đau dạ dày trong Tây y cho hiệu quả nhanh và rõ rệt. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đều có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn không được lạm dụng chúng quá lâu, hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa tình trạng đau dạ dày
- Luôn ăn chậm, nhai kỹ để làm nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày.
- Loại bỏ các loại thực phẩm rắn, gây dị ứng cho cơ thể của bạn.
- Không ăn thực phẩm chế biến sẵn và các món chiên rán ngập dầu ở nhiệt độ cao.
- Uống đủ nước, tốt nhất là nước kiềm tính.
- Nên ưu tiên thức ăn lỏng, dễ tiêu như đồ uống, cháo, nước dừa.
- Nếu bị đau dạ dày bạn nên hạn chế dùng gạo đen và gạo lứt.
- Nên cung cấp cho cơ thể những thực phẩm giàu tinh bột, ít chất xơ hoặc dùng chất xơ dễ hòa tan trong nước (Pectin).
- Ăn bánh mì vào buổi sáng để giảm tiết axit dạ dày.
- Bổ sung nước uống từ cam thảo, nước ép lô hội để bảo vệ dạ dày.
- Giữ tinh thần ổn định, thoải mái, tránh stress và tránh thức khuya, ăn đêm.
- Tập thể thao vừa sức, đều đặn, không hút thuốc, uống rượu.
Chữa đau dạ dày có rất nhiều cách. Tuy nhiên, cần xác định chính xác nguyên nhân dạ dày bị đau để điều trị hợp lý, hiệu quả. Tình trạng đau dạ dày rất dễ tái lại, vì vậy, bạn đừng quên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và giữ tinh thần thật tốt để ngăn ngừa bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!