Chữa Mề Đay Mãn Tính Bằng Đông Y
Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có ưu điểm gì?
Theo Đông y, mề đay mãn tính khởi phát là do cơ thể suy nhược, khí huyết hao tổn, chức năng tạng phủ suy yếu khiến cho các yếu tố ngoại tà xâm nhập gây tích tụ độc tố dưới da. Vì vậy, chữa mề đay mãn tính bằng Đông y chủ yếu tập trung trừ tà, tiêu độc, định thần, đồng thời kháng viêm, bồi bổ can tạng giúp tăng đề kháng, hạn chế tái phát.
Điều trị mề đay mãn tính bằng Đông y mang lại rất nhiều ưu điểm như:
- An toàn: Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên lành tính, không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm với người bệnh.
- Hiệu quả lâu dài: Phương pháp này không chỉ tập trung điều trị vào triệu chứng mà còn tác động gốc rễ vấn đề, hạn chế mề đay tái phát hiệu quả.
- Phù hợp với mọi đối tượng: Tùy vào cơ địa, tình trạng từng người cụ thể mà các bài thuốc sẽ được gia giảm khác nhau, giúp tăng hiệu quả.
Vì vậy đây là phương pháp hiệu quả được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả người bệnh cần phải kiên trì trong thời gian dài vì các bài thuốc Đông y thường cho tác dụng chậm. Bên cạnh đó, thuốc Đông y cũng mất rất nhiều thời gian đun sắc, chuẩn bị.
Tổng hợp những cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y
Đông y chia bệnh mề đay mãn tính thành từng thể nhỏ. Tùy vào thể bệnh mà các bài thuốc sẽ được điều chỉnh khác nhau. Cụ thể:
Bài thuốc uống trị mề đay phong nhiệt
Nhận diện: Mề đay mãn tính thể phong nhiệt đặc trưng là nốt đỏ trên bề mặt da, có cảm giác nóng và ngứa dữ dội.
Phép chữa: Sử dụng dược liệu tính mát để thanh nhiệt, phong sơ.
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Đơn tía, lộc cửu, trúc căn, địa hoàng, bèo cái, bọ mẩy, ngưu bàng, nhẫn đông mỗi vị 10g kết hợp với hồi thảo, xác ve sầu, kinh giới, quốc lão mỗi vị 6g
- Cách làm: Sắc nguyên liệu trên với khoảng 500ml nước, cô cạn 3 bát, chia ra để uống sáng, trưa, tối.
Bài thuốc số 2:
- Nguyên liệu: Cỏ mần trầu, tầm tang, kim ngân hoa mỗi vị 20g; kết hợp với mẫu đơn trắng, đỗ phụ, sài hồ, quốc lão mỗi vị 12g và 16g các loại thạch xương bồ, tầm gửi dâu, thương nhĩ.
- Cách làm: Sắc nguyên liệu trên, chia uống mỗi ngày 2-3 lần.
Bài thuốc số 3:
- Nguyên liệu: Chuẩn bị 16g cát căn, cây mũi mác, rau má, hạ khô thảo, kinh giới, khúc khắc, mộc hồ điệp, ké đầu ngựa và 12g các loại thử vĩ cầm, liên kiều, chi tử, kim ngân hoa.
- Cách làm: Sắc thuốc, chia nhỏ thành 2-3 lần, uống hết trong ngày.
Bài thuốc chữa mề đay mãn tính bằng Đông y thể phong táo
Nhận diện: Các triệu chứng đặc trưng gồm khô miệng, lưỡi đỏ, bàn chân, bàn tay nóng, người mệt mỏi, mạch yếu ớt.
Phép chữa: Tán phong, trừ tà, nhuận huyết.
Bài thuốc số 1:
- Nguyên liệu: 12g sơn dược, thù nhục kết hợp 9g mã đề nước, mẫu đơn bì, bạch linh và 24g thục địa.
- Cách làm: Nguyên liệu cho vào giã nhuyễn, rây lấy bột mịn rồi trộn mật ong vo thành viên hoàn. Ngày uống 8-12g cùng nước muối ngày chia 2-3 lần.
Bài thuốc số 2:
- Nguyên liệu: Chuẩn bị bồ công anh, song hoa mỗi vị 15g kết hợp 6g quảng hoắc hương, quốc lão, quất trần bì, liệt phác; 10g hoạt thạch, thủ vĩ cầm, phục linh bì, thược dược, bội lan.
- Cách làm: Sắc uống trong ngày chia làm 3 lần sáng, trưa, tối.
Bài thuốc uống trị mề đay thể phong hàn
Nhận diện: Có triệu chứng da nổi mẩn trắng, ngứa nhiều, lưỡi nhợt, đóng rêu, thường bùng phát mạnh vào mùa đông.
Phép chữa: Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y thể phong hàn sử dụng dược liệu có tính ấm, tác dụng khu phong, tán hàn.
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Chuẩn bị ké đầu ngựa.
- Cách làm: Ké đầu ngựa rửa sạch, phơi khô đem nghiền dùng dần. Mỗi lần lấy 1-2g hòa cùng nước nóng rồi uống. Ngày khoảng 3 lần đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc số 2:
- Nguyên liệu: Chuẩn bị 8g các vị gồm bạch chỉ, quế chi kết hợp với 16g lá đơn tướng quân, ké đầu ngựa, ý nhĩ, kinh giới tuệ và 12g các vị gồm tử sâm, phòng phong.
- Cách làm: Nguyên liệu này sau khi sơ chế thì sắc với 600ml nước, ngày chia 3 lần để uống.
Bài thuốc số 3:
- Nguyên liệu: 10g tía tô, kinh giới kết hợp 6g ngọc thụ, 8g sinh khương và 15g hành củ.
- Cách làm: Sắc thuốc với 800ml nước cô cạn còn 1/2 rồi chia uống sáng và chiều khi bụng đang đói.
Bài thuốc số 4:
- Nguyên liệu: Lấy 12g các vị gồm tất bạt, độc hoạt, trữ ma căn, tế tân, quốc lão, thương hàn luận kết hợp với 16g kinh giới, ké đầu ngựa, xương bồ cùng 8h quế, 10g sơn thục.
- Cách làm: Sắc thuốc rồi uống trong ngày đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc bôi đắp trị mề đay mãn tính
Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y ngoài thuốc uống còn có các bài bôi đắp ngoài da để giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng. Cụ thể:
Bài thuốc số 1:
- Nguyên liệu: Chuẩn bị lá dâu, bơ tòng, cây hoa tử quỷ, lá nam dương sâm, cây kinh giới, cù đen mỗi thứ 1 nắm.
- Cách làm: Nguyên liệu rửa sạch, sau đó đun sôi với 1 lít nước. Cô cạn rồi đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho vừa rồi dùng để tắm.
Bài thuốc số 2:
- Nguyên liệu: 50g lôi công thảo kết hợp với 50g lá gấc.
- Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, đem giã chung với muối biển. Đắp thuốc lên khu vực da bị nổi mề đay ngày 2-3 lần sẽ có tác dụng giảm ngứa hiệu quả. Bài thuốc này thường cho hiệu quả với những trường hợp phát bệnh do nóng và có phạm vi da ảnh hưởng nhỏ.
Châm cứu trị mề đay mãn tính trong Đông y
Ngoài thuốc uống và bôi, châm cứu cũng là cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y được nhiều người dùng. Phương pháp này đặc biệt phù hợp cho những trường hợp mề đay kéo dài nhằm thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu. Từ đó, nuôi dưỡng khí huyết, sơ tán phong tà.
Một số huyệt đạo sẽ được tác động khi châm cứu như:
- Huyệt túc tam lý: Nằm ở mé ngoài phía trước cẳng chân. Dưới đầu gối 3 thốn, giữa xương chày và xương mác.
- Huyệt Tam âm giao: Nằm ở chỗ lõm bờ sau xương chày, phía trên mắt cá chân 3 thốn
- Huyệt đại chùy: Nằm ở trên khớp cổ tay cách 1.5 thốn, chỗ dưới xương quay nối với thân xương.
- Huyệt khúc trì: Nằm trên cánh tay, chỗ lõm bờ ngoài mặt sau của khuỷu tay.
Bắt đầu quá trình châm cứu, thầy thuốc sẽ xác định huyệt, tiến hành day ấn làm nóng huyệt đạo. Sau đó, dùng kim châm đã tiệt trùng, châm vào trong khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này cho hiệu quả cao tuy nhiên người bệnh không nên tự ý châm cứu tại nhà. Châm cứu sai cách hoặc không đảm bảo vệ sinh sẽ phản tác dụng, thậm chí tổn thương thần kinh.
Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y tập trung loại bỏ căn nguyên, giải quyết triệu chứng của bệnh. Vì vậy nếu hợp cơ địa sẽ cho hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên người bệnh không được tự ý áp dụng mà cần theo sự hướng dẫn của các thầy thuốc. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài nhất định sẽ có cải thiện đáng kể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!