Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Ngải Cứu

Công dụng của ngải cứu trong thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu là một loại thảo dược phổ biến với tên khoa học Artemisia vulgaris. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, thường được sử dụng để chỉ huyết, tán hàn, ôn kinh,…

Một số tác dụng của ngải cứu đã được nghiên cứu chứng minh bao gồm:

  • Tác dụng giảm đau, kháng viêm: Các hoạt chất trong ngải cứu có đặc tính chống viêm, giảm đau, đặc biệt với các cơn đau do nguyên nhân cơ xương khớp.
  • Hơi ấm và tinh dầu giúp thư giãn cơ: Giảm co cứng cơ cạnh cột sống, từ đó giảm chèn ép lên rễ thần kinh và cải thiện tình trạng đau.
  • Cải thiện vi tuần hoàn: Tăng cường lưu thông máu tại chỗ, giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ chất gây viêm và phục hồi tổn thương.
  • Tác dụng trên yếu tố tinh thần: Mùi thơm của ngải cứu cùng cảm giác thư giãn khi được hơ ấm, châm cứu có tác dụng giảm căng thẳng, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, thường được sử dụng để chỉ huyết
Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, thường được sử dụng để chỉ huyết

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Các cách dùng ngải cứu phổ biến để hỗ trợ giảm đau do thoát vị đĩa đệm như:

Xông hơi vùng thắt lưng

  • Dùng một lượng lá ngải cứu tươi hoặc khô (khoảng 100-200g), rửa sạch.
  • Đun sôi lá ngải cứu với nước, dùng hơi nước xông vào vùng lưng bị đau khoảng 15-20 phút.
  • Có thể kết hợp với các thảo dược khác như gừng, muối hạt,… để tăng hiệu quả.

Chườm nóng bằng túi vải đựng lá ngải cứu

  • Lá ngải cứu sau khi rửa sạch, có thể giã dập hoặc để nguyên, cho vào túi vải sạch.
  • Sao nóng túi vải, sau đó chườm lên vùng thắt lưng khoảng 15-20 phút đến khi túi chườm nguội.

Ngâm mình trong nước ấm có pha lá ngải cứu

  • Đun sôi lá ngải cứu với nước, sau đó pha thêm nước lạnh cho đến nhiệt độ vừa phải.
  • Ngâm mình trong bồn tắm khoảng 20 phút, giúp thư giãn cơ thể nói chung, giảm đau mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng rượu ngải cứu

  • Chọn ngải cứu tươi (hoặc đã phơi khô) với lượng phù hợp sau đó rửa sạch và để ráo.
  • Cho ngải cứu vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu trắng (khoảng 40-45 độ), đậy kín nắp.
  • Ngâm rượu khoảng 1 tháng. Sau đó có thể dùng để xoa bóp ngoài da.
  • Dùng tay (hoặc khăn mềm) thấm rượu và xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng cột sống thắt lưng bị đau.
  • Mỗi lần xoa bóp khoảng 15-20 phút, mỗi ngày từ 2-3 lần.

Kết hợp ngải cứu với lá lốt, ngưu tất nam, cây trinh nữ

Chuẩn bị:

  • Ngải cứu: 15-20g
  • Lá lốt: 10-15g
  • Ngưu tất nam: 10-15g
  • Cây trinh nữ: 10-15g

Cách thực hiện:

  • Các thảo dược đã chuẩn bị ở trên bạn đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho vào ấm sắc cùng 1.5 – 2 lít nước.
  • Uống thay nước hàng ngày.

Ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi, rượu trắng chữa thoát vị

Chuẩn bị:

  • Ngải cứu tươi 200-300g (vừa lá vừa thân)
  • Vỏ nửa quả chanh hoặc bưởi
  • Rượu trắng 40-45 độ
Kết hợp ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi, rượu trắng chữa bệnh hiệu quả
Kết hợp ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi, rượu trắng chữa bệnh hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu. Ngải cứu để ráo nước, có thể cắt khúc hoặc để nguyên.
  • Cho tất cả vào nồi, đổ ngập rượu, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng một nửa.
  • Chia nước thuốc thành 2 phần: Phần 1 dùng để uống (1-2 lần/ngày). Phần 2 ngâm cùng gạc hoặc vải sạch, dùng để đắp lên vùng lưng bị đau khoảng 20-30 phút. Nên làm ấm trước khi đắp.

Món ăn từ ngải cứu

Canh ngải cứu trứng gà

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá ngải cứu tươi
  • Trứng gà 1-2 quả
  • Gia vị (muối, tiêu,..)

Cách làm:

  • Rửa sạch rau ngải cứu và để ráo nước, sau đó cắt khúc nhỏ.
  • Đun sôi nước, cho ngải cứu vào nấu khoảng 5-7 phút (cho ngải cứu chín nhừ).
  • Đập trứng vào bát, nêm chút gia vị, đánh tan.
  • Từ từ đổ trứng vào nồi canh, vừa đổ vừa khuấy đều để tạo vân trứng. Cuối cùng nêm gia vị cho vừa miệng và thưởng thức ngay khi còn nóng..

Hoặc bạn có thể chế biến các món khác từ ngải cứu như:

  • Cháo ngải cứu: Nên dùng gạo lứt (gạo nguyên cám) để tăng hàm lượng chất xơ. Dễ ăn, dễ tiêu hóa, phù hợp với mọi người.
  • Ngải cứu xào thịt bò/tôm/lươn: Kết hợp dược tính của ngải cứu với các nguồn protein dồi dào. Bữa ăn này giúp nâng cao sức khỏe, giảm suy nhược, đặc biệt phù hợp trong giai đoạn phục hồi.

Lưu ý:

  • Không đắp ngải cứu trực tiếp lên da, đặc biệt là vùng da đang bị tổn thương.
  • Tránh sử dụng ngải cứu với nhiệt độ quá cao để tránh gây bỏng.
  • Nếu có dấu hiệu kích ứng, hoặc tình trạng đau nặng thêm, cần ngưng sử dụng và đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Ngải cứu có thể mang lại tác dụng giảm đau tạm thời, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, để điều trị thoát vị đĩa đệm một cách triệt để và hiệu quả, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android