Chữa Tổ Đỉa Dân Gian Tại Nhà
Chữa tổ đỉa theo dân gian có hiệu quả không?
Tổ đỉa hay chàm tổ đỉa là bệnh lý da liễu, với đặc trưng là những nốt mụn nước, mọc nhiều ở vùng bàn tay, bàn chân. Cùng với đó là cảm giác đau rát, ngứa ngáy, khó chịu mà bệnh đem lại.
Mặc dù là bệnh lý ngoài da, nhưng tổ đỉa không thể chữa trị dứt điểm. Các phương pháp được áp dụng chủ yếu tập trung làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Một trong những biện pháp được nhiều người bệnh áp dụng là các bài thuốc dân gian.
Chữa tổ đỉa dân gian tại nhà là việc tận dụng những thảo dược có sẵn trong tự nhiên với tính chất chung như giảm ngứa, chống viêm, sát trùng da. Từ đó giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
Mặc dù được nhiều người tin dùng, tuy nhiên các mẹo dân gian chữa tổ đỉa cũng có ưu và nhược điểm nhất định. Bạn cần nắm rõ điều này để có sự cân nhắc trước khi áp dụng.
Ưu điểm:
- Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm và tiết kiệm chi phí.
- Các bước thực hiện đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
- Thảo dược được sử dụng đều lành tính, không gây tác dụng phụ cho người dùng, phù hợp với nhiều đối tượng.
Nhược điểm:
- Hiệu quả của các bài thuốc dân gian chữa tổ đỉa tương đối chậm. Điều này đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì, áp dụng thường xuyên.
- Các dược liệu có đặc tính không cao, vì vậy tác dụng của bài thuốc sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa, tình trạng sức khỏe và mức độ của bệnh lý.
- Không phù hợp với trường hợp tổ đỉa có dấu hiệu bội nhiễm.
10 cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà đơn giản
Nếu tổn thương da do bệnh tổ đỉa chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng ngay những mẹo dân gian sau đây để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Muối biển
Muối được sử dụng để chữa tổ đỉa là loại muối tinh, chưa qua chế biến. Muối có đặc tính sát trùng, chống viêm và làm sạch. Bên cạnh đó, muối cũng có thể làm dịu da, giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị tổ địa.
Đặc biệt, trong muối biển còn chứa nhiều khoáng chất, như kali, iot, kẽm, canxi, sắt,… có khả năng loại bỏ lớp sừng hóa trên da. Từ đó giúp tổn thương nhanh chóng phục hồi. Tận dụng nguyên liệu quen thuộc này có thể giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu do tổ đỉa gây ra.
Cách thực hiện:
- Thêm một lượng muối vừa đủ vào thau nước ấm.
- Khuấy nhẹ cho hỗn hợp hòa tan.
- Tiến hành ngâm và làm sạch da với dung dịch nước này.
- Áp dụng mỗi tuần 2 – 3 lần sẽ thấy tình trạng bệnh tốt lên trông thấy.
Chữa tổ đỉa dân gian tại nhà với lá trầu không
Với vị cay nồng và tính ấm, lá trầu không có tác dụng giảm đau, ngứa, hành khí, tán hàn rất tốt. Bên cạnh đó, trong tinh dầu lá trầu không còn có khả năng kháng sinh, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn subtilis, song cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn – tác nhân gây ra hầu hết các trường hợp tổ đỉa.
Cách thực hiện:
- Chọn lá trầu khô to, già, sau đó ngâm và rửa sạch với nước muối.
- Vò nát hoặc đem giã nhuyễn lá trầu không.
- Sắc lá trầu không trong 1 lít nước trong vòng 15 phút.
- Đổ nước ra thau, thêm 1 thìa cafe muối và hòa tan.
- Đợi nước vừa ấm thì dùng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương do tổ đỉa.
Ngoài cách dùng riêng lẻ, bạn có thể kết hợp lá trầu không với gừng tươi hoặc muối để tăng hiệu quả điều trị tổ đỉa. Các bước thực hiện tương tự như trên.
Lá lốt
Tương như như chữa tổ đỉa dân gian tại nhà bằng lá trầu không, lá lốt cũng có tác dụng trong điều trị các bệnh như viêm da cơ địa, tổ đỉa, vảy nến,…
Ngoài khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, lá lốt còn giúp xoa dịu tình trạng đau rát, phồng rộp da, đỏ da và cải thiện tổn thương trên bề mặt da hiệu quả. Để đẩy nhanh quá trình điều trị, người ta thường kết hợp lá lốt với muối trắng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị vài chiếc lá lốt, rửa sạch.
- Đun sôi lá lốt cùng hỗn hợp nước và xíu muối.
- Đun trong 10 phút là có thể dùng được.
- Với mẹo này, bạn có thể dùng để ngâm tay chân hoặc uống trực tiếp.
Tỏi
Tỏi được cho là có khả năng điều trị bệnh tổ đỉa nhờ vào khả năng kháng vi khuẩn, kháng nấm của nó. Cụ thể, các hợp chất trong tỏi như allicin, có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm gây nên tổ đỉa.
Ngoài ra, tỏi cũng có khả năng kích thích hệ miễn dịch, giúp tạo hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây hại. Từ đó giúp kiểm soát bệnh tổ đỉa tái phát.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 4 – 5 củ tỏi cùng 1 lít rượu và bình thủy tinh có nắp đậy kín.
- Bóc vỏ tỏi, thái lát mỏng.
- Cho tỏi vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu, sau đó đậy kín nắp.
- Ngâm rượu tỏi trong 10 ngày là có thể dùng.
- Khi sử dụng, bạn chỉ cần thoa rượu tỏi lên vùng da bị tổ đỉa. Lưu ý massage nhẹ nhàng, tránh làm vỡ mụn nước.
Chanh
Chanh cũng là mẹo chữa tổ đỉa dân gian tại nhà được nhiều người áp dụng. Phương pháp này thường áp dụng cho những người bị tổ đỉa do tăng tiết mồ hôi ở tay, chân. Khi đó, hàm lượng vitamin C và axit citric trong chanh sẽ giúp làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng, từ đó kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả chanh tươi và 1 ly nước ấm.
- Vắt lấy nước cốt chanh, sau đó hòa với nước ấm.
- Dùng bông hoặc khăn mềm nhúng đẫm dung dịch trên, sau đó đắp lên da.
- Giữ dung dịch trên da sau 5 phút rồi rửa sạch.
Lưu ý: Chanh chứa nhiều axit, do đó bạn không nên áp dụng phương pháp này tại vùng da cơ vết thương hở.
Chữa tổ đỉa dân gian tại nhà bằng dây đau xương
Trong YHCT, dây đau xương được biết đến là thảo dược có tác dụng trừ thấp, khu phong, chống viêm, giảm đau rất tốt. Vì vậy, với những trường hợp bị tổ đỉa mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng ngay cách này.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị phần thân và lá của dây đau xương đem phơi khô, sao vàng.
- Lấy một nắm dược liệu đem sắc lấy nước.
- Sử dụng để uống hoặc ngâm da.
Gừng tươi
Gừng chứa hàm lượng lớn Zingerone và Gingerol có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, ức chế hoạt động của vi khuẩn, nấm gây hại. Do đó, dùng gừng thường xuyên và đúng liều lượng sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về da liễu hiệu quả, bao gồm cả bệnh tổ đỉa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 củ gừng, rửa sạch, thái lát mỏng.
- Đun gừng cùng 2 lít nước, thêm một chút muối.
- Khi sôi thì đổ nước ra thau.
- Dùng nước gừng ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa sẽ giúp giảm ngứa nhanh chóng và cải thiện tình trạng viêm sau 2 – 3 ngày.
Chữa tổ đỉa dân gian tại nhà bằng lá đào
Theo dân gian, lá đào có tính bình, vị đắng, giúp sát khuẩn, thanh nhiệt. Dùng loại lá này kết hợp với muối có thể làm cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi, rửa sạch và để ráo.
- Cho lá đào vào nồi đun cùng 2 lít nước.
- Khi nước sôi, đổ ra thau và hòa cùng với 1 chút muối.
- Dùng nước này ngâm tay, chân để giảm ngứa.
Củ ráy
Trong củ ráy có chứa Flavonoid mang đến công dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa. Hơn nữa, củ ráy còn có tác dụng phục hồi tổn thương da, giúp giảm ngứa, khó chịu.
Cách thực hiện:
- Chọn củ ráy tươi, không sâu bệnh.
- Rửa củ ráy thật sạch, sau đó đem gọt vỏ, cắt miếng mỏng.
- Cho củ ráy vào cối, giã nhuyễn.
- Đun sôi củ ráy với 1 lít nước trong vòng 5 phút thì tắt bếp.
- Dùng nước này ngâm rửa vùng tay, chân bị bệnh.
Lá khế
Không chỉ giúp giảm mẩn ngứa, viêm da, dị ứng, lá khế còn có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh tổ đỉa. Theo đó, sử dụng lá khế thường xuyên sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa, chống viêm. Qua đó giảm bớt sự khó chịu mà tổ đỉa gây ra cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế, ngâm và rửa thật sạch với nước muối.
- Sắc lá khế cùng 2 lít nước.
- Khi nước sôi, tắt bếp đổ rau thau cho nguội.
- Ngâm tay chân với nước khế. Có thể chà xát phần bã lên vùng da bị bệnh để giảm ngứa nhanh chóng.
Bài viết trên đây đã giúp bạn bỏ túi thêm nhiều cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà. Trong quá trình điều trị, bạn cần theo dõi nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường, hãy ngừng ngay và liên hệ với bác sĩ để có tư vấn phù hợp. Hy vọng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!