Điều Trị Vảy Nến Bằng UVB
Điều trị vảy nến bằng UVB là gì? Có hiệu quả không?
Vảy nến á sừng là bệnh da liễu mãn tính, hình thành do rối loạn hệ thống miễn dịch, tế bào da tăng sinh quá mức. Tuy không gây quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng bệnh lại là nguyên nhân khiến chất lượng cuộc sống và giá trị thẩm mỹ suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, việc chần trừ trong hoạt động điều trị còn dẫn đến tình trạng suy giảm cấu trúc da, bội nhiễm…
Điều trị vảy nến bằng UVB còn được gọi là quang hoá trị liệu UVB, thông qua tia cực tím B với bước song ở mức độ vừa phải nhằm tác động lên vùng da mắc bệnh. Khi được chiếu sáng, tia UVB sẽ làm chậm lại sự phát triển và loại bỏ các tế bào da bị tổn thương từ đó đem lại hiệu quả trị bệnh cao.
Vì là bệnh mãn tính nên tỷ lệ tái lại ở vảy nến khá cao. Mặc dù vậy, thống kê cho thấy, khả năng khỏi và duy trì thời gian ổn định lâu dài sau khi được điều trị vảy nến bằng UVB là rất cao, lên đến 70%.
Các loại hình điều trị vảy nến bằng UVB
Thông qua các kết quả kiểm tra, thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra các chuẩn đoán và xác định phương thức chiếu tia UVB tùy theo từng trường hợp. Trong đó, các hình thức điều trị vảy nến bằng tia UVB thường dùng là:
Điều trị bằng UVB băng thông rộng
Về cơ bản, phương pháp này sử dụng tia cực tím UVB có bước sóng rộng nhằm làm chậm quá trình phát triển của các tế bào da bị tổn thương. Bên cạnh đó, khi được chiếu sáng với băng thông rộng còn đem lại hiệu quả kiểm soát triệu chứng và tái tạo tế bào tổn thương.
Điều trị vảy nến UVB với băng thông rộng đã có từ lâu và được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây bỏng với vùng da bị tác động vì vậy chỉ nên được áp dụng với các trường hợp người bệnh sử dụng các hình thức quang trị liệu khác mà không đem lại hiệu quả tích cực.
Điều trị vảy nến UVB với băng thông hẹp
Với băng thông hẹp, bác sĩ thường sử dụng các bước sóng thấp từ 311 – 312nm nhờ vậy khả năng gây bỏng không cao. Đặc biệt, chi phí điều trị vảy nến bằng UVB dải hẹp khá tốt, phù hợp với phần đông túi tiền của người bệnh hiện nay.
Ngoài ra, điều trị vảy nến UVB với bằng thông hẹp cũng đem lại hiệu quả cao và ổn định hơn so với băng thông rộng. Một thông tin được ghi nhận rằng, Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia của Mỹ còn khuyến cáo bệnh nhân lựa chọn tia UVB băng hẹp để trị bệnh hiệu quả nhất và hạn chế nguy cơ gây bỏng.
Dùng laser UVB để chữa trị vảy nến
Laser UVB thường được sử dụng với tình trạng diện tích vảy nến nhỏ và phân bổ rải rác. Trong đó, kỹ thuật chiếu tia laser ít tác động lên bề mặt da nhờ vậy hạn chế được tình trạng xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, chi phí đối với phương pháp này khá cao nên số người lựa chọn sử dụng còn hạn chế.
Sử dụng thiết bị chiếu tia cực tím B mức độ vừa phải
Quang học trị liệu tia cực tím B ở mức độ vừa phải cũng là một trong những phương pháp chữa bệnh vảy nến được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Trong đó, hình thức này không những đem lại hiệu quả trị bệnh cao, đảm bảo tính an toàn mà còn giúp tiết kiệm chi phí.
Hơn nữa, quang trị liệu tia cực tím B mức độ vừa phải là một trong số ít cách thức trị vảy nến có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tốt nhất người bệnh vẫn đến đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và nhận sự tu vấn của bác sĩ.
Điều trị vảy nến bằng UVB thông qua ánh nắng tự nhiên
Tắm nắng tự nhiên là giải pháp trị vảy nến đơn giản mà đem lại hiệu quả vô cùng tích cực. Với hình thức này, người bệnh chỉ cần dành 5 – 10 phút tắm nắng vào buổi sáng hoặc lúc hoàng hôn. Tuy nhiên, việc thực hiện dưới tác động của ánh nắng tự nhiên sẽ mang lại hiệu quả chậm hơn. Đồng thời, vùng da không bị vảy nến cũng cần được che chắn cẩn thận.
Chi tiết quá trình điều trị vảy nến bằng UVB
Hoạt động điều trị vảy nến bằng tia UVB được thực hiện dưới các bước sau:
Bước 1: Thực hiện thăm khám nhằm xác định mức độ nhạy cảm của da, tình trạng bệnh để từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường bệnh nhân sẽ được thử 6 vị trí chiếu sáng khác nhau tương ứng với 6 mức năng lượng khác nhau, thời gian ở mỗi lần thử khoảng 3 giây.
Bước 2: Tiến hành chiếu sáng lên vùng da bị vảy nến, thông thường như sau:
- Mức chiếu ban đầu khoảng 500mJ/cm2.
- Nếu sau lần chiếu đầu da không có phản ứng ửng đỏ thì mức năng lượng được tăng lên 30% và ngược lại.
- Trong trường hợp ứng đỏ ở mức độ III, việc điều trị tia UVB sẽ được tạm dừng để theo dõi trong khoảng 7 ngày.
- Liều cao nhất ở mức 3J/cm2, thường được áp dụng do da tuýp IV.
- Thời gian điều trị vảy nến bằng UVB dải hẹp sẽ kéo dài trong khoảng 2 – 5 buổi/tuần và giãn dần số buổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Môt số lưu ý khi thực hiện điều trị vảy nến bằng UVB
Ở bất cứ một bệnh lý nào cũng vậy, việc điều trị hiệu quả phải đi với yếu tố an toàn. Do vậy, trong suốt giai đoạn trị liệu vảy nến bằng UVB, người bệnh cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau:
- Bệnh nhân bị vảy nến có thể sử dụng UVB để điều trị bệnh.
- Tránh sử dụng phương pháp trị liệu này với người bị porphyrin da, pemphigoid, pemphigus, lupus, ung thư da…
- Người bị suy giảm chức năng gan, thận, có vấn đề về mắt, da thuộc tuýp I… cần thận trọng khi sử dụng phương pháp điều trị này.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình trị liệu là đau đầu, chóng mặt, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy…
- Chú ý hoạt động vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao và hạn chế xuất hiện tình trạng bội nhiễm.
- Tránh để vùng da bị tổn thương tiếp xúc với các loại hóa chất, mỹ phẩm, khói bụi…
- Thực hiện hoạt động chăm sóc da, bôi kem dưỡng ẩm sau khi thực hiện quang hóa trị liệu.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn có khả năng gây kích ứng cao…
- Tránh dung nạp vào cơ thể các chất kích thích có hại như đồ uống có cồn, thuốc lá, caffein…
- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để có thể chịu áp lực lớn, stress kéo dài.
- Tiến hành thăm, khám, điều trị theo hướng dẫn từ phía bác sĩ, chuyên gia nhằm xác định chính xác mức độ phục hồi theo từng giai đoạn.
Điều trị vảy nến bằng UVB là phương pháp hiện đại, được đánh giá cao về hiệu quả điều trị. Mặc dù vậy, hình thức trị liệu này vẫn tồn tại một số nhược điểm, có thể làm phát sinh các tác dụng phụ vì vậy người bệnh vẫn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi thực hiện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!