5 Cách Điều Trị Viêm Đại Tràng Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả
Cơ chế điều trị viêm đại tràng bằng thuốc nam
Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Theo y học cổ truyền, các bài thuốc nam dùng để điều trị viêm đại tràng dựa vào cơ chế sau:
- Đặc tính chống viêm: Nhiều loại thảo mộc có đặc tính kháng khuẩn và tiêu viêm hiệu quả giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và giảm sưng tấy, kích ứng niêm mạc ruột kết. Ví dụ như lá ổi, lá mơ, nha đam…
- Diệt khuẩn, tiêu độc: Một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy và đi phân lỏng.
- Tăng cường hệ tiêu hóa: Một số loại thảo mộc có khả năng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Chúng cũng có thể giúp giảm các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Giảm căng thẳng: Stress là một trong những yếu tố có thể khiến bệnh viêm đại tràng trở nên trầm trọng hơn. Một số loại thảo dược có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, giúp cải thiện tâm trạng, hỗ trợ điều trị bệnh. Ví dụ như hoa cúc, tâm sen, lá sen,…
5 bài thuốc nam điều trị viêm đại tràng hiệu quả
Từ thời xa xưa, đã có rất nhiều bài thuốc nam được truyền lại từ cha ông, giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng. Dưới đây là 5 bài thuốc nam được đánh giá cao trong việc chữa trị viêm đại tràng mãn tính ngày nay.
Bài thuốc từ mộc hoa trắng
Mộc hoa trắng chứa hai thành phần chính là conessin và tannin có khả năng cải thiện triệu chứng viêm đại tràng mãn tính như co thắt, vi khuẩn và làm se niêm mạc đại tràng. Chúng kích thích tiêu hóa và cải thiện chức năng đại tràng. Dưới đây là hai cách chữa viêm đại tràng bằng mộc hoa trắng bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc số 1: Sử dụng độc vị
- Rửa sạch 100 gram mộc hoa trắng và ngâm trong nước muối loãng trong 15 phút. Sau đó, vớt dược liệu ra và rửa sạch lại với nước.
- Đặt mộc hoa trắng vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun sôi kỹ cho đến khi chất lỏng thành cao.
- Mỗi lần sử dụng, lấy 1 gram cao mộc hoa trắng hòa tan trong nước sôi và uống ngay khi còn ấm.
- Sử dụng đều đặn 3 lần mỗi ngày để giảm các triệu chứng viêm đại tràng.
Bài thuốc số 2: Kết hợp với dược liệu khác
- Chuẩn bị 10 gram mộc hoa trắng, 10 gram hoàng bá và 10 gram hoàng liên.
- Rửa sạch các loại dược liệu trên và đặt vào ấm sắc cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ. Sau 30 phút, tắt bếp, lọc nước và loại bỏ bã.
- Chia lượng nước sắc thành 3 phần và sử dụng hết trong ngày.
Cây khổ sâm
Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, khổ sâm được biết đến là một dược liệu có tính bình. Khi hấp thụ vào cơ thể, nó tác động vào đại tràng với hiệu quả sát trùng, thanh nhiệt, khu phong và nhiều tác dụng khác. Bên cạnh đó, khổ sâm cũng chứa nhiều thành phần hoạt chất như alcaloid, flavonoid, acid benzoic, stigmasterol,… những hoạt chất này có tác dụng chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa.
Khi mắc viêm đại tràng, việc sử dụng nước sắc khổ sâm có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong đại tràng và hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 20 gram lá khổ sâm khô và rửa sạch để loại bỏ tạp chất, sau đó đặt vào ấm cùng với 600ml nước.
- Đặt ấm lên bếp và đun sôi, giảm lửa nhỏ và tiếp tục đun trong khoảng 15 phút.
- Sau khi nấu, chắt lấy phần nước sắc thu được và chia thành 2 phần, uống hết trong ngày.
Lá mơ lông
Theo Đông y, lá mơ lông được xem là một loại dược liệu có tính bình với công dụng chính là chống viêm, giảm đau và kích thích tiêu hóa. Khi sử dụng, lá mơ lông có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm đại tràng gây ra.
Ngoài ra, lá mơ lông chứa một lượng hoạt chất sulfur dimethyl disulphit hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên. Các hoạt chất này có khả năng tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây hại trong đại tràng. Dưới đây là hai phương pháp chữa viêm đại tràng bằng mộc lá mơ lông mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc số 1:
- Rửa sạch 1 nắm lá mơ lông tươi, ngâm trong nước muối loãng trong 15 phút rồi vớt ra, để ráo.
- Giã nát lá mơ lông và cho vào một ít nước đun sôi để nguội, sau đó khuấy đều lên.
- Sử dụng ray lọc để lấy nước và loại bỏ bã, uống phần nước thu được.
Bài thuốc số 2:
- Lá mơ lông sau khi rửa sạch, thái nhỏ và đặt vào một cái bát sạch.
- Đập 1 quả trứng gà vào bát và thêm một ít gừng tươi thái nhỏ.
- Sử dụng thìa đánh đều hỗn hợp và đem đi hấp cách thủy.
- Khi trứng chín, nên ăn ngay khi còn nóng.
Lá vối
Theo Đông y, lá vối được xem là một dược liệu có tính tiền tỳ và khả năng kích thích tiêu hóa. Các nghiên cứu trong lĩnh vực y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng, lá vối chứa một lượng lớn tanin và tinh dầu. Lá vối giúp bảo vệ niêm mạc ruột và có khả năng kháng khuẩn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật có ích.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 250 gram lá vối tươi hoặc 100 gram lá vối khô, sau đó rửa sạch dược liệu, để ráo nước.
- Đặt dược liệu vào ấm cùng với 2 ly nước và sắc trên lửa nhỏ. Sau 30 phút, hãy tắt bếp và lấy nước.
- Uống lượng nước thu được trong ngày thay thế cho nước lọc. Uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi thấy triệu chứng của bệnh giảm.
Bài thuốc từ cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc chứa một lượng lớn flavonoid, sterol và carotenoid, các hợp chất này có tác dụng chính là kháng viêm và chống oxy hóa. Khi được hấp thụ vào cơ thể, chúng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại và kích thích quá trình lành tổn thương tại niêm mạc. Bảo vệ niêm mạc đại tràng khỏi tác hại của các gốc tự do, góp phần ngăn ngừa tổn thương và phục hồi chức năng đại tràng.
Thực hiện:
- Rửa sạch, đun sôi 20 gram cây hoàn ngọc khô cùng 500ml nước trong một ấm.
- Đun trên lửa nhỏ khoảng 20 phút, sau đó tắt bếp, chắt lấy nước và loại bỏ bã.
- Nước thu được sau đó chia thành nhiều phần và uống hết trong ngày.
Ưu điểm và hạn chế khi điều trị viêm đại tràng bằng thuốc nam
Ưu điểm
- Thảo dược chữa bệnh thường mọc tự nhiên xung quanh môi trường sống, dễ dàng tìm kiếm.
- Chúng có đặc điểm lành tính và phù hợp với mọi cơ địa, ít gây ra tác dụng phụ.
- Cách thực hiện đơn giản và tiết kiệm chi phí.
- Không chỉ giúp ức chế triệu chứng của bệnh mà còn ngăn ngừa sự tái phát, thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi tổn thương.
Nhược điểm
- Sử dụng thảo dược để điều trị viêm đại tràng đòi hỏi nhiều thời gian và hiệu quả thường không đạt được ngay lập tức. Người bệnh cần kiên nhẫn và sử dụng liên tục trong thời gian dài để có thể nhận thấy kết quả mong muốn.
- Hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người. Công dụng thực tế chưa được kiểm định bởi Bộ Y tế.
- Các bài thuốc thường chỉ hỗ trợ điều trị trong trường hợp viêm đại tràng nhẹ và không có biến chứng. Đối với những trường hợp viêm đại tràng nặng, chúng có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Trên đây là 5 bài thuốc nam chữa viêm đại tràng bằng thuốc nam bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này hiện vẫn chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả mang lại, bạn cần phải cẩn thận khi thực hiện. Tốt nhất, người bệnh vẫn nên thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!