Các Bài Thuốc Đông Y Trị Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn
Các bài thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày thường an toàn, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Bệnh viêm loét dạ dày theo Đông y
Theo Đông y, viêm loét dạ dày thuộc chứng vị quản thống, được chia thành nhiều thể khác nhau. Tùy thuộc vào thể bệnh, thầy thuốc có thể chỉ định các pháp trị và bài thuốc khác nhau. Do đó, khi sử dụng bài thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày, điều quan trọng là phải trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
Biểu hiện chính của viêm loét dạ dày là đau thượng vị, đau lan ra hai bên xương sườn khi ăn, buồn nôn, thường xuyên cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi và trào ngược dạ dày. Theo Y học cổ truyền, có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, chẳng hạn như:
- Ngoại cảm, hàn tà xâm nhập vào Vị;
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, dẫn đến hàn tích khiến Vị đau;
- Tỳ Vị hư hàn dẫn đến hàn tà xâm nhập;
- Ăn uống không điều độ, nhiều chất béo, ngọt, gây nhiệt, dẫn đến tổn thương dạ dày;
- Nhiễm giun hoặc ký sinh trùng.
Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài có thể dẫn đến tổn thương can khiến can khí không thể sơ tiết, phạm đến Vị. Điều này có thể khiến Can Vị không điều hóa, khí, cơ trì trệ, dẫn đến đau dạ dày. Nếu không được xử lý phù hợp có thể dẫn đến hình thành các vết loét ở dạ dày và tá tràng. Hoặc do khí uất thành Hỏa, dẫn đến tổn thương âm, dịch vị khô can, dẫn đến đau. Đau lâu ngày dẫn đến viêm loét. Bên cạnh đó, lao động quá mức, no đói bất thường có thể gây tổn thương Tỳ Vị dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.
Đông y trị viêm loét dạ dày có hiệu quả không?
Sử dụng các bài thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày có thể loại bỏ tận gốc nguyên nhân, từ đó cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng liên quan. Do đó, bài thuốc được đánh giá là hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ, có thể sử dụng trong thời gian dài và không gây tác động đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, các bài thuốc cần được chỉ định bởi bác sĩ Đông y có chuyên môn để tránh các rủi ro liên quan.
Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y thường được bào chế từ các loại dược liên thiên nhiên, nên an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí. Khi sử dụng thích hợp có thể bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe khác.
Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y thường cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài để phát huy tác dụng. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn về bài thuốc và thời gian điều trị cụ thể.
Các bài thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày hiệu quả cao
Đông y trị viêm loét dạ dày phụ thuộc vào từng thể bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể, các bài thuốc như sau:
1. Thể hỏa uất
Biểu hiện:
- Đau vùng thượng vị, đôi khi cơn đau có thể lan ra phía sau lưng hoặc hai bên mạn sườn;
- Ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày;
- Miệng khô đắng;
- Lưỡi chất đỏ, rêu lưỡi vàng;
- Mạch huyền sắc.
Pháp trị: Hòa vị, dưỡng âm, sơ can, tiết nhiệt.
Bài thuốc: Nhất quán tiễn
Dùng Sa sâm, Đương quy, Mạch đông, Câu kỷ tử, mỗi vị đều 12 gram; sinh địa 14 gram; Xuyên luyện tử 6 gram; sắc thành thuốc, mỗi ngày uống 1 thang.
2. Thể can khí phạm vi
Biểu hiện:
- Đau vùng thượng vị lan ra hai bên mạn sườn;
- Đầy hơi, trướng bụng;
- Ợ hơi, ợ chua;
- Táo bón;
- Mạch huyền trầm;
- Lưỡi có rêu trắng mỏng.
Pháp trị: Hòa vị chỉ thống, ly khí sơ can.
Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán
Dùng Sài hồ, Chỉ xác, Xuyên khung, Hương phụ, mỗi vị 8 gram; Bạch thược 12 gram, Cam thảo 4 gram; sắc thành thuốc, mỗi ngày uống 1 thang.
Nếu đau dạ dày nghiêm trọng: Gia thêm Khổ luyện tử và Diên hổ sách, mỗi vị 8 gram.
Nếu ợ chua nhiều: Gia thêm Mai mực 20 gram.
3. Tỳ vị hư hàn
Biểu hiện:
- Đau vùng thượng vị lan ra sau lưng;
- Đau dạ dày kéo dài;
- Nôn nhiều;
- Đầy bụng;
- Nôn nhiều, thường nôn ra nước trong;
- Sợ lạnh, thích xoa bóp và chườm nóng;
- Tay chân lạnh;
- Đại tiện phân nát, đôi khi có thể bị táo bón;
- Chất lưỡi nhợt nhạt, rêu trắng;
- Mạch hư tế.
Pháp điều trị: Tán hàn ôn trung
Bài thuốc: Hoàng kỳ kiến trung thang
Dùng Gừng sống 5 lát; Hoàng kỳ, Cao lương khương, mỗi vị đều 8 gram; Hương phụ, Quế chi, mỗi vị đều 12 gram; Bạch thược 10 gram; Cam thảo 4 gram; Đại táo 16 gram; sắc thành thuốc, mỗi ngày dùng uống 1 thang.
4. Thể ứ huyết
Biểu hiện:
- Đau thượng vị dữ dội ở một vị trí nhất định;
- Nôn ra máu;
- Đại tiện ra phân đen hoặc đại tiện phân non kèm máu;
- Lạnh tứ chi, ra nhiều mồ hôi;
- Lưỡi đỏ, môi đỏ, rêu vàng;
- Có điểm yếu cơ bắp.
Pháp trị: Lương huyết chỉ huyết hoặc hoặc hoạt huyết thông lạc.
Bài thuốc: Thất tiêu tán
Dùng Bồ hoàng và Ngũ linh chi, mỗi vị đều 12 gram. Tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 10 gram, chia thành 2 lần.
5. Các bài thuốc khác
Ngoài các bài thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày theo thể bệnh, có một số bài thuốc được sử dụng để điều trị chung các triệu chứng, chẳng hạn như:
- Bài thuốc 1: Dùng Bồ công anh, lá Khôi, mỗi vị 20 gram; Khổ sâm, Cam thảo nam, mỗi vị đều 16 gram; Nghệ, Hương phụ, mỗi vị 8 gram; sắc thành thuốc, mỗi ngày dùng uống 1 thang.
- Bài thuốc 2: Dùng Nhân trần, Bồ công anh, lá Khổ sâm, mỗi vị 12 gram; lá Khôi, Chút chít, mỗi vị 10 gram; tán thành bột nhuyễn, mỗi ngày uống 30 gram với nước sôi để nguội.
- Bài thuốc 3: Dùng củ Sả, vỏ Quýt, mỗi vị 8 gram; Hoắc hương, Mộc hương, Gừng tươi, hạt Cải, mỗi vị đều 12 gram và Sa nhân 6 gram, sắc thành thuốc, mỗi ngày uống một thang.
- Bài thuốc 4: Dùng Mai mực, Mạch nha, mỗi vị 20 gram; Hoàng cầm 6 gram; hạt Dành dành, Đại táo, mỗi vị 12 gram; Hoàng liên 8 gram; Cam thảo 6 gram; Sơn thù 2 gram; sắc thành thuốc, mỗi ngày uống một thang.
- Bài thuốc 5: Dùng Mai mực, gạo nếp, Kê nội kim, mỗi vị phân lượng bằng nhau, rang vàng, tán thành bột mịn. Dùng uống 10 gram mỗi lần, 2 lần mỗi ngày, uống thuốc sau bữa ăn.
- Bài thuốc 6: Chuẩn bị Nghệ (phơi khô tán thành bột) và mật ong. Trước mỗi bữa ăn khoảng 15 – 20 phút, dùng 10 gram bột nghệ và 10 gram mật ong, hòa tan với 100 ml nước ấm, dùng uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày
Sử dụng các bài thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày có thể loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các bài thuốc này cần thời gian để phát huy tác dụng, do đó người bệnh cần kiên nhẫn sử dụng thuốc theo đúng liều lượng. Ngoài ra, trước khi áp dụng các bài thuốc, người bệnh nên đến cơ sở y học cổ truyền uy tín để được chẩn đoán và chỉ định bài thuốc phù hợp.
Bên cạnh đó, Vietmec cho biết để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa các rủi ro liên quan, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
1. Sử dụng thuốc giảm đau thận trọng
Có một số trường hợp, người bệnh cần sử dụng thuốc giảm đau liên tục trong vài tuần hoặc vài tháng để cải thiện các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như viêm khớp. Các loại thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid, có thể gây ảnh hưởng đến chất nhầy bảo vệ dạ dày và dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
Những loại thuốc giảm đau phổ biến bao gồm:
- Aspirin;
- Naproxen natri;
- Ibuprofen.
Các đối tượng có nguy cơ viêm loét dạ dày do thuốc giảm đau bao gồm:
- Trên 65 tuổi;
- Nhiễm vi khuẩn H.pylori;
- Sử dụng nhiều thuốc chống viêm không steroid cùng lúc;
- Có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng;
- Sử dụng kết hợp thuốc chống viêm không steroid và chất ức chế tái hấp thụ serotonin có chọn lọc (SSRI).
Để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần lưu ý:
- Sử dụng thuốc với liều thấp nhất và dừng thuốc khi các triệu chứng đã được cải thiện;
- Uống thuốc cùng thức ăn;
- Không uống rượu khi sử dụng thuốc giảm đau;
- Sử dụng kết hợp với các loại thuốc bảo vệ dạ dày, chẳng hạn như thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc chẹn H2.
2. Không hút thuốc và hạn chế rượu
Hút thuốc và nghiện rượu có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn. Cả hai thói quen này đều làm mỏng lớp niêm mạc dạ dày, khiến acid làm tổn thương dạ dày và gây viêm loét.
3. Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng có thể khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên dành thời gian thư giãn, ngủ đủ giấc, để tăng cường hệ thống miễn dịch và phòng ngừa các triệu chứng đau dạ dày.
4. Ngăn ngừa lây nhiễm H. pylori
Khoảng 2/3 các trường hợp viêm loét dạ dày liên quan đến nhiễm trùng H. pylori. Mặc dù nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm H. pylori chưa được xác định, tuy nhiên vi khuẩn này có thể lây lan từ người sang người hoặc thông qua thức ăn và nước uống.
Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh có thể:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn va sau khi đi vệ sinh.
- Nấu chín các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt;
- Chỉ uống nước từ nguồn nước sạch, đạt chuẩn để uống.
5. Bổ sung Probiotics
Ở dạ dày có một hệ thống vi khuẩn bao gồm vi khuẩn xấu và vi khuẩn tốt. Do đó, cân bằng nồng độ vi khuẩn có thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Các vi khuẩn có lợi được gọi là men vi sinh hay probiotics.
Người bệnh có thể bổ sung probiotics thông qua một số loại thực phẩm, chẳng hạn như:
- Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa chua hoặc phô mai;
- Dưa cải;
- Kim chi;
- Súp miso.
Sử dụng các bài thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày có thể điều trị dứt điểm các triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên thường xuyên bổ sung men vi sinh, sử dụng thuốc giảm đau thận trọng và tránh các chất kích thích, chẳng hạn như rượu, bia, thuốc lá.
Trong trường hợp các triệu chứng viêm loét dạ dày không đáp ứng các bài thuốc Đông y hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ Đông y hoặc đến cơ sở y tế chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!