Mẹo Chữa Bí Tiểu
Bí tiểu là hiện tượng bàng quang đầy nước tiểu nhưng người bệnh không thể đi tiểu được hoặc tiểu không hết khiến bàng quang luôn căng tức. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều mẹo chữa bí tiểu từ các dược liệu tự nhiên.
Top 17 mẹo chữa bí tiểu bạn nên áp dụng
Bí tiểu có 2 dạng là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mạn tính. Đây là chứng bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ do những nguyên nhân như sau:
- Do bàng quang co bóp không đủ mạnh: Điều này xuất phát từ việc người bệnh bị mất đi sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật sau khi bị chấn thương cột sống, thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính hoặc do mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi khiến bàng quang co bóp yếu.
- Do cơ vòng niệu đạo giãn nở không đủ rộng: Các cơ vòng không giãn nở hoặc giãn nở không đủ rộng có thể là do mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh, biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bịt kín do sỏi ở bàng quang hoặc do chấn thương cột sống.
- Do niệu đạo không thông suốt: Niệu đạo không thông suốt thường do tác động từ nhiều loại bệnh lý như: Sỏi niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt và niệu đạo, hẹp niệu đạo, xơ hóa niệu đạo, bị bít lại do sỏi,…
- Do các bệnh lý: Bí tiểu cũng có thể do các bệnh lý gây ra như: Sòi bàng quang, sỏi niệu đạo, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm tuyến tiền liệt, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, viêm niệu đạo, viêm bể thận, viêm bàng quang, do mang thai, viêm vùng chậu, viêm âm đạo,…
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Một số loại thuốc có thể gây bí tiểu tạm thời như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc kháng histamine, thuốc huyết áp,…
Để giải quyết được tình trạng này, bạn có thể tham khảo sử dụng một số mẹo chữa bí tiểu từ các vị thuốc Nam xung quanh nhà. Phương pháp điều trị này được đánh giá là an toàn, hiệu quả, lành tính, có thể sử dụng cho cả nam và nữ.
Củ sắn dây
Củ sắn dây cạo vỏ, thái thành từng miếng nhỏ phơi khô, đem sấy cho giòn rồi giã nhỏ, rây bột cho thật mịn. Mỗi lần dùng chỉ cần pha 1-2 thìa bột sắn dây vào 200ml nước, cho thêm đường, khuấy đều và uống. Mỗi ngày uống 1-2 lần, sử dụng liên tục trong 10 ngày. Lưu ý không kết hợp bột sắn dây với mật ong vì có thể gây độc.
Bầu đất, râu ngô
Người bệnh chuẩn bị 30g bầu đất, 20g râu ngô, 20g mã đề, đem các nguyên liệu trên rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 550ml nước. Khi ấm nước sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun đến khi vào còn khoảng 250ml thì ngừng. Chia thuốc thành 2 phần và uống hết trong ngày. Bài thuốc này sẽ đạt được hiệu quả nếu bạn kiên trì sử dụng trong 10 ngày liên tục.
Sử dụng búp tre, rau má
Búp tre và rau má cũng là một mẹo chữa bí tiểu được cha ông ta lưu truyền từ rất lâu. Cả hai nguyên liệu trên đều có tính mát, giúp thanh lọc cơ thể, trị các chứng bí tiểu, tiểu buốt, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Để áp dụng phương pháp này, người bệnh chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm búp tre 20g, rau má 20g, đem các nguyên trên rửa sạch và giã nát với một ít muối hạt.
Dùng miếng vải sạch vắt lọc lấy nước cốt sau đó cho thêm 20ml nước ấm vào khuấy đều và uống. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, dùng liên tục trong 1 tuần và theo dõi hiệu quả.
Cây kim anh tử
Người bệnh chuẩn bị 1,5kg kim anh tử, cùng với một ít đường trắng. Kim anh tử rửa sạch, thái miếng rồi cho nồi đun với 3 lít nước lọc. Khi nồi nước bắt đầu sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh nhừ đến khi còn khoảng 1 lít nước thì tiến hành gạn bỏ bã kim anh tử, lọc lấy nước thuốc trong.
Phần nước này tiếp tục đun trên lửa nhỏ cho đến khi thuốc cô đặc thành dạng cao thì tắt bếp. Mỗi lần uống bạn cần dùng cao kim anh tử pha với nước ấm, khuấy đều rồi uống mỗi ngày 2 lần sẽ giúp trị chứng bí tiểu và tiểu dắt khá hiệu quả.
Rễ cỏ tranh, rau má
Mẹo chữa bí tiểu này bao gồm các nguyên liệu sau: Rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, hoa súng 15g, râu ngô 15g, rau diếp cá 10g. Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho rất cả vào ấm sắc cùng với 550ml nước sạch.
Khi ấm bắt đầu sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 300ml thì ngừng. Dùng nước thuốc này chia làm 2 lần và uống trong ngày. Thực hiện liên tục tối thiểu 10 ngày sẽ thấy chứng bí tiểu được thuyên giảm đáng kể.
Sử dụng lá bìm bìm, lá mảnh cộng
Bạn chuẩn bị 50g lá bìm bịp tươi và 50g lá mảnh cộng tươi. Rửa sạch nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng với 550ml nước sạch. Khi ấm nước bắt đầu sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp đến khi còn 250ml thì ngừng.
Nước thuốc thu được đem chia thành 2 lần và uống trong ngày. Nên kiên trì áp dụng mẹo chữa bí tiểu này trong vòng ít nhất 10 ngày, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Cây mã đề
Một mẹo chữa bí tiểu khác không thể không nhắc đến đó là sử dụng cây mã đề. Người bệnh có thể kết hợp các nguyên liệu như 100g cây mã đề, 20g rễ cỏ tranh, 20g râu ngô, 20g củ sả, 20g đậu đen. Rửa sạch 5 nguyên liệu trên rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước. Đến khi nước cạn còn khoảng 500ml thì ngừng.
Dùng nước thuốc thu được chia thành 2 lần và uống trong ngày, nên uống sau bữa ăn chính. Sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày chắc chắn chứng bí tiểu của bạn sẽ được cải thiện.
Bồ công anh
Bài thuốc này bao gồm các nguyên liệu như bồ công anh, mã đề , rau mã, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh,… Những nguyên liệu này bạn chuẩn bị theo tỷ lệ bằng nhau, sau đó đem rửa sạch, cho vào sắc cùng với 1 lít nước.
Sắc đến khi cạn còn 400ml thì ngừng. Chắt lấy nước và đổ ra 1 bình riêng, sau đó tiếp tục sắc thêm nước thứ 2 và thứ 3. Trộn đều 3 lần nước với nhau, dùng nước này mỗi ngày 2-3 lần sau bữa ăn chính. Mỗi ngày uống 1 thang, kiên trì thực hiện khoảng 10 ngày để giúp chữa chứng bí tiểu.
Bí xanh
Bí xanh có công dụng giải nhiệt, làm mát ruột, giải khát, lợi tiểu, giải độc, giảm béo. Nguyên liệu này thường được dùng để điều trị bệnh tiểu đường, bệnh lý hệ tiết niệu do nóng trong. Bạn chuẩn bị 300g bí xanh, gọt vỏ, rửa sạch, bỏ lõi, xắt miếng. Xay lấy nước cốt để uống trực tiếp. Có thể trộn thêm một ít muối và nước lọc cho dễ uống.
Nếu không thể dùng nước ép bí sống, bạn có thể đem luộc chín sau đó dùng cả cái lẫn nước. Mỗi ngày ăn từ 300-500g bí xanh, áp dụng mẹo chữa bí tiểu này từ 7-10 ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Sử dụng lớp da vàng mề gà
Có thể nhiều người chưa biết nhưng lớp da màu vàng của mề gà cũng là một mẹo chữa bí tiểu rất tốt. Bạn có thể thực hiện như sau: Dùng khoảng 300g da vàng mề gà rửa sạch và phơi khô, cho lên chảo rang nóng, đến khi có mùi thơm thì tắt bếp.
Tiến hành giã nát hoặc xay thành bột mịn rồi cho vào bình thủy tinh kín nút để bảo quản. Mỗi lần sử dụng bạn pha 2/3 muỗng cafe bột kê kim nội với nước ấm rồi dùng nước này để uống trực tiếp. Mỗi ngày uống 3 lần, nên dùng sau bữa ăn.
Nước mía, ngó sen
Nước mía có vị ngọt, tính mát, tác động vào phế, vị, giúp giải nhiệt, giáng khí, lợi tiểu, giúp trị tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu. Trong khi đó ngó sen có vị ngọt, tính ấm, tác dụng thải độc, giải nhiệt, lọc máu, làm sạch đường ruột, tốt cho trẻ em và phụ nữ. Kết hợp hai nguyên liệu này sẽ tạo ra bài thuốc giúp trị bí tiểu rất hiệu quả.
Người bệnh cần chuẩn bị 500g mía tươi, 100g nõn ngó sen tươi. Cả mía và ngó sen đều ép lấy nước, sau đó trộn đều hai nguyên liệu này với nhau, khuấy đều. Mỗi ngày uống 3 lần sẽ giúp lợi tiểu, trị bí tiểu, nước tiểu vàng,…
Cây cúc tần
Theo Đông y, cúc tần có vị đắng, hơi cay, có mùi thơm, tính ấm có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, tiêu đờm, tiêu ứ, sát trùng, giúp ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt. Các bài thuốc từ cây cúc tần dùng để áp dụng chữa trị bệnh sỏi thận và bí tiểu rất hiệu quả.
Người bệnh muốn áp dụng mẹo chữa bí tiểu từ cây cúc tần chỉ cần dùng 100g lá cúc tươi hoặc 40g lá cúc đã phơi khô, đem đun với 500ml nước, sử dụng nước này hàng ngày sẽ giúp trị bí tiểu đáng kể.
Cây náng hoa trắng khô
Mẹo chữa bí tiểu từ cây náng hoa trắng khô là phương pháp điều trị bệnh được rất nhiều người áp dụng. Ngoài ra loại dược liệu này còn có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện ở nam giới. Để điều trị bệnh từ cây náng hoa trắng, bạn cần chuẩn bị 10g lá náng hoa trắng phơi khô, 10g quả ké đầu ngựa, 40g xạ đen.
Cho các nguyên liệu trên vào nồi và đun cùng với 1,5 lít nước sạch. Sau khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, đun thêm 15-20 phút nữa rồi tắt bếp. Dùng nước này để uống mỗi ngày 3 lần, dùng sau bữa ăn. Thực hiện liên tục trong vòng 6 tuần và theo dõi tiến triển của bệnh.
Trạch tả
Trạch tả vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng quy vào các kinh thận và bàng quang. Bài thuốc điều trị bí tiểu này có công dụng lợi tiểu, thẩm thấp, thanh nhiệt, chữa các chứng bí tiểu, tiểu ít.
Bài thuốc 1: Chuẩn bị 12g trạch tả, 40g bạch long cốt, 40g tang phiêu tiêu, 40g xa tiền tử, 80g cẩu tích. Đem các nguyên liệu trên phơi khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần uống pha 8g thuốc với một ít rượu trắng để làm tăng tác dụng của bài thuốc.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 12g trạch tả, 12g cây mã đề, 12g trư linh, 12g thạch vĩ, 8g xuyên mộc hương, 20g rễ cỏ tranh. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.
Kim tiền thảo, cỏ mần trầu
Đây là bài thuốc Nam có tác dụng lợi tiểu, trị chứng rối loạn tiểu tiện, thanh lọc cơ thể, điều trị chứng nóng trong rất tốt. Người bệnh chuẩn bị các vị thuốc bao gồm 50g kim tiền thảo, 50g cây mã đề, 50g râu ngô, 30g kim ngân hoa, 30g hương nhu trắng, 12g liên kiều, 12g sinh địa.
Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm đun cùng 3 bát nước con, sắc đến khi nước thuốc cạn còn 1 bát thì chắt ra. Sau đó tiếp tục thực hiện để thu về nước thuốc thứ 2,3,4. Trộn đều 4 bát nước lại với nhau sau đó chia thuốc ra uống 3 lần/ngày. Thực hiện liên tục cho đến khi chứng bí tiểu của bạn được cải thiện.
Hoạt thạch
Một mẹo chữa bí tiểu khác bạn có thể thực hiện đó là sử dụng hoạt thạch và các vị dược liệu khác. Bài thuốc từ hoạt thạch có tác dụng chữa trị bí tiểu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Người bệnh nên chuẩn bị các vị thuốc bao gồm 12g hoạt thạch, 12g biên súc, 12g sơn chi tử, 12g mộc thong, 12g cù mạch, 12g sa tiên, 8g đại hoàng, 6g chích thảo. Bạn đem các nguyên liệu trên rửa sạch, sắc với nước và uống mỗi ngày 1 thang. Sử dụng liên tục cho đến khi bệnh bí tiểu được cải thiện.
Thục địa
Bài thuốc từ cây thục địa có tác dụng trị chứng bí tiểu do thận hư, bị bí tiểu, đi tiểu không hết, người yếu, mỏi gối, lưng bị lạnh, tay chân lạnh… Mẹo chữa bí tiểu này bao gồm các vị thuốc như 12g thục địa, 12g hoài sơn, 12g sa tiền tử, 12g ngưu tất, 8g phục linh, 8g trạch tả, 8g sơn thù, 8g phục tử chế, 8g đan bì, 4g nhục quế.
Cho các vị thuốc vào ấm sắc cùng với 3 bát nước. Khi ấm sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun đến khi còn khoảng 1 bát thì ngừng. Chắt thuốc uống mỗi ngày 3 lần, sau bữa ăn chính.
Lưu ý trong quá trình điều trị chứng bí tiểu
Trong quá trình áp dụng các mẹo chữa bí tiểu trên đây, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bí tiểu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường lưu thông khí huyết và sự co bóp nhịp nhàng của bàng quang, đồng thời giúp cổ bàng quang được giãn nở.
- Hạn chế ngồi lâu, nhất là đối với những người đang mắc những bệnh viêm bàng quang mãn tính thì việc ngồi quá lâu sẽ càng làm tăng nguy cơ bí tiểu.
- Khi buồn tiểu cần đi tiểu ngay, không được nhịn tiểu bởi điều này sẽ làm tăng các triệu chứng khó chịu của bệnh.
- Nên uống nhiều nước để hỗ trợ lọc thận được tốt hơn. Cụ thể đối với người trưởng thành nên uống từ 2 – 2,5 lít nước.
- Những người bị các bệnh như nhiễm đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến, bệnh tiểu khung,… cần được điều trị dứt điểm để phòng ngừa chứng bí tiểu.
Trên đây là một số mẹo chữa bí tiểu tại nhà khá hiệu quả bạn có thể tham khảo và áp dụng. Mặc dù những mẹo điều trị này đều rất an toan toàn và mang lại tác dụng đáng kể. Tuy nhiên không thể đảm bảo sẽ điều trị chứng bí tiểu một cách triệt để. Vì vậy bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!