Mẹo Chữa Giãn Dây Chằng Lưng
Nghỉ ngơi
Giãn dây chằng lưng khiến bạn phải đối mặt với triệu chứng đau nhức rất khó chịu. Ngay khi cơn đau khởi phát, bạn không nên cố vận động mà hãy dành thời gian để nghỉ ngơi giúp cải thiện cơn đau.
Tư thế nghỉ ngơi phù hợp khi bị giãn dây chằng lưng là nằm ngửa, thả lỏng phần đầu – vai – mông, nâng cao chân để gót chân không chạm giường. Bạn nên hạn chế nằm trên nệm quá dày gây chèn ép lên mạch máu và cơ ở vùng lưng.
Tuy nhiên, bạn không nên nằm cố định một chỗ trong thời gian dài hay ngồi nhiều để tránh gây tổn thương đến khớp và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Thay vào đó, bạn hãy xoa bóp nhẹ nhàng các khớp hay đi lại giúp tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn.
Cố định lưng
Nẹp cố định lưng được chuyên gia khuyến khích thực hiện khi tình trạng giãn dây chằng lưng đang xảy ra. Sử dụng nẹp cố định giúp hạn chế các cử động ở vùng lưng, ngăn ngừa tổn thương tại dây chằng trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, cách này còn có tác dụng giảm tác động của ngoại lực vào khu vực bị tổn thương, giúp bảo vệ dây chằng một cách tuyệt đối.
Massage, bấm huyệt
Khi nghỉ ngơi, bạn cũng có thể massage khu vực lưng bị giãn dây chằng để tăng hiệu quả giảm đau. Thời điểm massage tốt nhất là sau chấn thương khoảng 1 – 2 ngày. Tác dụng của việc massage là điều hoà khí huyết và tăng tuần hoàn máu diễn ra bên trong cơ thể. Từ đó, các triệu chứng như đau nhức, căng cơ và cứng khớp sẽ được cải thiện.
Để làm tăng hiệu quả mang lại, bạn nên tiến hành massage lưng kết hợp bấm huyệt. Bấm huyệt là dùng lực từ ngón tay hoặc bàn tay để tác động vào hệ thống kinh mạch trên cơ thể. Từ đó, kinh mạch sẽ được đả thông, kích thích quá trình vận chuyển khí huyết đi nuôi dưỡng xương khớp.
Tuy nhiên, bạn cần tiến hành massage và bấm huyệt hỗ trợ điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo an toàn. Việc massage sai cách hay tác động sai huyệt đạo có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Đây là phương pháp giảm đau khá lành tính và ít phát sinh rủi ro gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại hiệu quả chậm, bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
- Dùng ngải cứu tươi: Ngải cứu sau khi thu hái về đem rửa sạch rồi để cho ráo nước. Giã nát ngải cứu, đem trộn cùng với một ít giấm ăn rồi chườm lên vùng lưng bị đau nhức khoảng 15 phút. Thực hiện cách này từ 2 – 3 lần/ngày giúp giảm đau nhức lưng.
- Dùng bột nghệ: Pha một thìa bột nghệ cùng với 200ml sữa ấm hoặc nước ấm rồi dùng để uống ngay sau đó. Thời điểm uống sữa nghệ tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể hãm nghệ trong nước sôi rồi dùng để uống như trà.
- Dùng gừng tươi: Gừng tươi rửa sạch, để cho ráo nước rồi thái thành lát mỏng. Cho vài lát gừng vào ấm cùng với 500ml nước, đem đun sôi rồi dùng để uống như trà. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Tập yoga
Tập yoga khi bị giãn dây chằng lưng giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, làm thư giãn dây chằng và xương khớp. Từ đó, độ dẻo dai và tính linh hoạt của dây chằng cũng như xương khớp sẽ được cải thiện đáng kể. Sau một thời gian tập luyện, dây chằng sẽ dần trở về trạng thái trung lập ban đầu. Thời điểm tập luyện tốt nhất là khi cơn đau đã thuyên giảm, tuyệt đối không tập luyện khi đang bị đau cấp tính.
Chú ý, bạn nên lựa chọn bài tập hỗ trợ điều trị bệnh sao cho phù hợp, tránh tập luyện sai cách khiến tổn thương tại dây chằng trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt hơn hết, bạn nên đến gặp chuyên gia để được hướng dẫn tập luyện hoặc tập luyện dưới sự theo dõi của chuyên gia.
Dùng thuốc không kê đơn
Nếu tình trạng đau nhức xảy ra ở mức độ nặng và không cải thiện sau khi áp dụng các mẹo ở trên, bạn có thể sử dụng thuốc Tây y không kê đơn để giảm đau nhức. Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến là thuốc giảm đau thông thường và thuốc chống viêm không steroid. Thành phần dược tính trong hai nhóm thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả giảm đau tức thời và nhanh chóng.
Cần lưu ý về liều dùng và các tác dụng phụ có thể xảy ra theo hướng dẫn. Thuốc giảm đau chỉ giải quyết triệu chứng, không điều trị triệt để vấn đề.
Dấu hiệu cần đi khám bác sĩ?
Cơn đau lưng do giãn dây chằng đôi khi có biểu hiện tương tự thoát vị đĩa đệm hoặc đau thần kinh tọa. Chính vì thế, bạn cần chú ý:
- Giãn dây chằng: Cơn đau âm ỉ, tái đi tái lại, tăng lên khi cử động phần lưng
- Các bệnh lý xương khớp khác: Có thể kèm theo đau lan xuống chân, tê bì, yếu cơ,…
Người bệnh nên đi khám nếu gặp phải những tình huống sau:
- Cơn đau không cải thiện dù đã nghỉ ngơi, chườm, dùng thuốc
- Sưng đau dữ dội, bầm tím vùng thắt lưng
- Mất kiểm soát đi tiểu, đại tiện
- Yếu cơ chân hoặc các triệu chứng thần kinh khác
Giãn dây chằng lưng không phải vấn đề quá nghiêm trọng nhưng cần chăm sóc phù hợp để nhanh chóng lấy lại cuộc sống bình thường. Nếu các mẹo tại nhà không giúp cải thiện tình trạng hoặc có dấu hiệu đáng lo ngại, đừng chần chừ đến cơ sở y tế để tìm ra giải pháp chính xác.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!