Mẹo Chữa Vướng Cổ Họng
Tình trạng vướng cổ họng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình trong đó là bệnh viêm amidan, viêm họng, mắc dị vật, hay cảm lạnh,… Để cải thiện cảm giác đau rát, khó chịu, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa vướng cổ họng đơn giản ngay tại nhà theo hướng dẫn phía dưới đây.
1. Mật ong
Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có tác dụng ức chế các vi khuẩn và cải thiện tình trạng viêm rất tốt. Do đó, nếu bạn dùng mật ong pha với nước ấm còn hỗ trợ làm loãng dịch đờm ứ ở cổ họng và giúp giảm bớt sự khó chịu.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể pha mật ong cùng gừng, chanh và giấm táo. Ngoài ra, các bạn cần lưu ý, mặc dù mật ong có tác dụng làm giảm viêm họng cho trẻ nhỏ, nhưng cần tránh sử dụng với bé dưới 1 tuổi. Bởi trong nguyên liệu này vẫn chứa một lượng nhỏ vi khuẩn có thể dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy cho trẻ ở độ tuổi này.
2. Cam thảo
Trong y học cổ truyền, cam thảo được ứng dụng khá phổ biến với nhiều bài thuốc dân gian khác nhau. Thảo dược này mang tính bình, vị ngọt, mang đến tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán hàn và khu phong.
Dược lý hiện đại cũng đã chứng minh, cam thảo giúp giảm ho và đau rát, vướng víu tại cổ họng nhờ các thành phần hóa học đa dạng. Cách thực hiện mẹo dân gian này cũng tương đối đa dạng, bạn chỉ cần sử dụng rễ cam thảo sấy khô hãm với nước sôi để uống hàng ngày như trà.
3. Quế chi
Tương tự như cam thảo, quế chi cũng là dược liệu được dùng khá phổ biến trong y học cổ truyền. Với hàm lượng tinh dầu dồi dào, cây thuốc này có khả năng cải thiện các triệu chứng vướng víu, ngứa ngáy khó chịu ở cổ họng do các bệnh lý viêm họng, cảm lạnh gây ra.
Tuy nhiên, quế chi có tính ấm nóng và vị cay, do đó bạn tránh sử dụng với liều lượng lớn gây kích ứng cho cơ quan tiêu hóa.
4. Uống nhiều nước
Dịch đờm ở cổ họng tích tụ nhiều gây ra cảm giác khó chịu, ngứa rát, cũng như vướng víu khi nuốt. Để giảm tình trạng này, bạn nên bổ sung từ 2 – 2.5l nước mỗi ngày. Bổ sung đủ nước sẽ giúp làm loãng dịch đờm và tăng dẫn lưu dịch ra bên ngoài, nhờ đó giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh đó, trong trường hợp các cơ quan bị nhiễm trùng, cơ thể thường có xu hướng mất nước và thân nhiệt bị tăng cao. Chính vì vậy, việc uống đủ nước còn mang lại tác dụng bù lại lượng nước đã mất, cải thiện tình trạng mệt mỏi.
Nếu thấy buồn nôn và đắng miệng khi uống nước thì bạn cũng có thể thay thế bằng sữa tươi hoặc các loại nước ép vị dễ uống như dâu, cam, lựu,…
5. Lá trà xanh
Trong lá trà xanh có chứa rất nhiều các khoáng chất và chất chống oxy hóa. Vì vậy mang tới khả năng làm dịu cổ họng, giảm cảm giác vướng víu và loại bỏ đờm. Hơn nữa, các polyphenol còn hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương và ức chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, trà xanh còn có khả năng kích thích hệ thần kinh để tăng độ tập trung cho hoạt động của não bộ. Do đó, mỗi ngày bạn nên sử dụng 1 tách trà xanh vào buổi sáng để giảm các triệu chứng khó chịu ở cổ họng, từ đó tăng hiệu suất làm việc và học tập.
6. Bạc hà
Việc sử dụng lá bạc hà có thể giúp làm dịu tình trạng đau dạ dày, cũng như trào ngược axit. Nguyên nhân do tinh dầu từ thảo dược này có khả năng cải thiện việc lưu thông máu, giảm viêm ở niêm mạc và quá trình co thắt tại thành dạ dày.
Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn có khả năng ức chế quá trình trào ngược dịch vị lên thực quản – nguyên nhân khiến cổ họng đau rát, khó chịu. Hơn nữa, tinh dầu bạc hà còn có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn trú ngụ trong răng miệng, nhờ đó bảo vệ răng miệng và cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi.
Ngoài ra, thành phần chống oxy hóa trong thảo dược này sẽ giúp thúc đẩy lưu thông các tế bào bạch cầu bên trong cơ thể, từ đó ức chế vi khuẩn và virus gây bệnh. Vì vậy, việc sử dụng lá bạc hà thường xuyên còn phòng ngừa các bệnh lý thông thường như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng,…
Với thảo dược này, bạn có thể hãm thành trà uống vào mỗi buổi sáng hoặc thêm vào các món ăn thường ngày đều được.
7. Giấm táo
Từ xa xưa, giấm táo đã được sử dụng để khắc phục các bệnh lý thông thường. Do trong nguyên liệu này chứa nhiều thành phần có khả năng sát trùng và kháng khuẩn. Đặc biệt hàm lượng oxy mel và axit axetic có khả năng cải thiện tình trạng ngứa, ho và nghẹn do viêm họng.
Khi thấy cổ họng vướng víu khó chịu, bạn có thể pha 1 thìa giấm táo cùng với nước ấm để uống. Lưu ý uống thật chậm để các thành phần trong nguyên liệu thẩm thấu vào các mô tế bào.
8. Ngậm gừng tươi
Gừng tươi không chỉ là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn mà còn được dân gian tận dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm lạnh và viêm họng. Do đó nhiều người đã dùng làm mẹo chữa vướng cổ họng ngay tại nhà.
Theo nghiên cứu, các tinh chất từ gừng sẽ giúp giảm tình trạng hôi miệng, đồng thời ức chế các vi khuẩn gây nhiễm trùng và cải thiện hiệu quả tình trạng viêm. Ngoài ra, trong gừng còn chứa các thành phần giúp loại bỏ dịch đờm ở cổ họng, nhờ đó giảm nhanh các triệu chứng ho khan, vướng víu khó chịu.
Bạn nên ngậm 1 – 2 lát gừng tươi mỗi khi thấy khó chịu tại cổ họng. Bên cạnh đó, để giảm vị cay và dễ uống hơn bạn có thể pha trà gừng mật ong.
9. Nước chanh ấm
Nhiều người thường sử dụng nước chanh ấm để cải thiện các triệu chứng khó chịu tại cổ họng do tình trạng viêm amidan, viêm họng, cảm cúm và cảm lạnh gây ra. Do chanh được biết đến có tác dụng sát trùng, làm loãng dịch đờm, hạn chế tình trạng lây lan nhiễm trùng và cải thiện triệu chứng khó nuốt. Bên cạnh đó, khi dùng ở nhiệt độ ấm sẽ giúp cổ họng được làm dịu và giảm cảm giác khó chịu.
10. Bài tập thể dục cổ và vai đem lại tác dụng tốt
Các bài tập thể dục cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng khó chịu, vướng víu khó nuốt tại cổ họng do bị hóc đồ ăn hoặc các vật khác. Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn thả cằm xuống phía ngực và giữ trong khoảng 10 giây trước khi trở về vị trí bình thường.
- Thả đầu sang một bên về phía vai, lưu ý giữ vai thẳng, cũng giữ như vậy khoảng 10 giây trước khi trở về vị trí ban đầu. Lặp lại tương tự với phía ở đối diện.
- Nhún vai lên tai và giữ trong vài giây, sau đó thư giãn, thả vai xuống nghỉ ngơi. Lặp lại động tác này liên tục trong khoảng 5 lần.
- Giơ tay ra phía trước mặt, kéo dài ra càng xa càng tốt. Tiếp đó, nhẹ nhàng thả tay sang hai bên để thư giãn. Lặp lại động tác khoảng 3 lần.
- Đẩy vai về phía trước, rồi lùi về phía sau. Thư giãn và lặp lại liên tục khoảng 5 lần.
11. Bài tập thở bụng
Bài tập này cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần chú ý thực hiện như sau:
- Bạn ngồi thật thoải mái trên ghế và đặt tay lên bụng.
- Thực hiện thổi mạnh như đang thổi bóng bay. Vào lúc này, bụng và bàn tay của bạn nên di chuyển vào, còn vai, ngực đứng yên thư giãn.
- Vào cuối hơi thở ra, nên để cho bụng được thư giãn, phổi phồng và mở rộng tự nhiên.
12. Phương pháp nhai
Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách thư giãn hàm hoặc lưỡi. Bạn hãy tưởng tượng mình đang nhai kẹo bơ cứng, sau đó di chuyển môi, lưỡi và hàm theo chuyển động tròn, nhịp nhàng. Đồng thời thực hiện các chuyển động ngày càng lớn hơn để đạt được hiệu quả giảm bớt cảm giác vướng víu, khó chịu ở cổ họng.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về 12 mẹo chữa vướng cổ họng đơn giản, hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý mặc dù các phương pháp này có thể giúp làm giảm cảm giác khó chịu và ngứa ngáy, nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ và hiệu lực thường không kéo dài. Chính vì vậy, nếu sau một thời gian áp dụng không thấy cải thiện, bạn nên đi khám để được chữa trị bằng các phương pháp chuyên sâu hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!