6 Mẹo Để Trẻ Mọc Răng Không Sốt, Không Đau
Mọc răng là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé. Quá trình thường đi kèm với nhiều sự thay đổi, những cơn sốt cao có thể khiến trẻ khó chịu. Điều này gây ra tâm lý lo lắng cho nhiều bậc cha mẹ. Bài viết sau sẽ bật mí 6 mẹo để trẻ mọc răng không sốt, không đau đã được nhiều người áp dụng.
Tổng hợp 6 mẹo để trẻ mọc răng không sốt
Theo khảo sát đa số trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên ở thời điểm 6 tháng tuổi, thường là răng cửa hàm dưới. Khi tròn 1 tuổi hàm răng sữa của bé sẽ dần hoàn thiện với 10 chiếc hàm trên và 10 chiếc hàm dưới. Tuy nhiên thực tế thời gian mọc răng sữa của trẻ là không cố định.
Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ thường gặp là chảy nước miếng, đi tiêu phân lỏng, mệt mỏi, bỏ bú, và đặc biệt là sốt cao. Tình trạng khiến nhiều người lo lắng nhất là những ai lần đầu làm mẹ.
Sử dụng lá hẹ, rau ngót, mãng cầu na, nước đậu xanh,… là những mẹo để trẻ mọc răng không sốt đã được dân gian áp dụng. Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ trình bày chi tiết các mẹo này để bạn đọc tham khảo.
Mẹo cho bé mọc răng không sốt từ lá hẹ
Lá hẹ là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong các món ăn của người Việt. Không chỉ là nguyên liệu dễ ăn, lá hẹ còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đông y cho biết thành phần của lá hẹ có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm.
Do đó nó được ứng dụng trong việc chữa các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và phòng ngừa các cơn sốt ở trẻ nhỏ mọc răng. Thời điểm mọc răng, phần lợi bé sẽ mở rộng và nứt ra để cho răng nhú lên. Đây là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây ra hiện tượng sốt cao kèm theo sưng lợi.
Thời điểm này cha mẹ có thể áp dụng cách dùng lá hẹ để trẻ mọc răng không sốt, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, làm thuyên giảm biểu hiện sưng đau ở bé.
Hướng dẫn cách sử dụng mẹo để trẻ mọc răng không sốt bằng lá hẹ:
- Bước 1: Cha mẹ cần chọn 1 nắm lá hẹ tươi.
- Bước 2: Lá hẹ cần đem ngâm trong nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn và loại bỏ vi khuẩn.
- Bước 3: Sau khi lá hẹ ráo nước bạn đem đi xay nhỏ, chắt lấy nước cốt và chấm lên vùng nướu đang mọc răng của trẻ.
Cha mẹ cần kiên trì áp dụng phương pháp này mỗi ngày cho đến khi những triệu chứng mọc răng ở bé thuyên giảm.
Cho bé gặm chân gà luộc
Mẹo giúp bé mọc răng không sốt nhờ chân gà luộc được nhiều cha mẹ tin dùng. Thực tế phương pháp này đã được áp dụng với người lớn và cho thấy tính hiệu nghiệm. Vì thế mẹo dân gian này cũng được đánh giá cao và áp dụng với trẻ nhỏ khi mọc răng.
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Bước 1: Chân gà mẹ chọn loại vừa, có kích thước không quá to, sau đó rửa thật sạch và đem đi luộc chín.
- Bước 2: Sau khi chân gà đã chín hoàn toàn mẹ vớt ra để nguội và cho bé gặm trong khoảng thời gian từ 10 tới 15 phút. Mỗi tuần mẹ nên cho bé gặm từ 1 tới 2 lần.
Khi áp dụng mẹo để bé mọc răng không sốt này cha mẹ cần đảm bảo chân gà không có xương bị tróc ra, đồng thời mẹ là người luôn cầm chân gà trong suốt khoảng thời gian bé gặm để đảm bảo an toàn.
Nước đậu xanh
Đậu xanh là loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đây cũng là một trong những loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng và rất an toàn cho các bé.
Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền mẹo sử dụng đậu xanh để rơ lưỡi giúp giảm sốt khi các bé mọc răng.
Hướng dẫn cách thực hiện mẹo bé mọc răng không sốt bằng nước đậu xanh:
- Bước 1: Cha mẹ cần chuẩn bị khoảng 50g đậu xanh đem đi rửa thật sạch sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Đậu xanh đã xay đem đi đun chung cùng với khoảng 1 lít nước trong điều kiện lửa nhỏ. Thời gian nấu sẽ kéo dài từ 15 tới 20 phút.
- Bước 3: Chờ cho nước đậu xanh nguội hẳn mẹ dùng bông sạch thấm nước để thoa vào phần lợi của bé.
- Bước 4: Sau khoảng thời gian 5 – 10 phút mẹ vệ sinh lại vùng nướu của bé với nước ấm bằng khăn mềm hoặc bông sạch.
Sử dụng trái mãng cầu (na)
Làm sao để trẻ mọc răng không sốt là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Mẹo dân gian sử dụng mãng cầu na được ông bà ta áp dụng từ lâu. Nghiên cứu cũng chỉ ra trong thành phần của loại quả này có chứa rất giàu hàm lượng vitamin C, B hiệu quả trong việc hạ sốt, giảm sưng tấy.
Hướng dẫn thực hiện mẹo để trẻ mọc răng không sốt bằng mãng cầu na:
- Bước 1: Cha mẹ chọn lựa loại mãng cầu na to với phần gai nở và đã chín.
- Bước 2: Bóc lấy phần cơm phía trong đồng thời loại bỏ hạt để cho bé gặm, nếm vị ngọt của quả.
Lưu ý: Thời gian để bé ngậm quả mãng cầu na thường kéo dài từ 5 tới 10 phút. Mỗi tuần thực hiện phương pháp từ 2 đến 3 lần để đem lại hiệu quả cao nhất. Mẹo điều trị này cần thực hiện một cách kiên trì mới đạt hiệu quả tốt.
Mọc răng không sốt bằng rau ngót
Rau ngót rất quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Đông y cho biết rau ngót có vị ngọt, tính mát, tác dụng giải độc cho cơ thể. Ngoài ra loại rau cũng có tác dụng giải độc, hoạt huyết, sát khuẩn, tiêu viêm, nhuận tràng.
Nhờ hiệu quả trong việc tiêu viêm nên dùng rau ngót để rơ lưỡi cho bé sẽ giúp hạ sốt và giảm đau nhức hiệu quả khi mọc răng.
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Bước 1: Rau ngót cần tuốt lấy nguyên phần lá đem rửa thật sạch. Tốt nhất cha mẹ nên ngâm rau ngót với nước muối pha loãng trong khoảng thời gian 5 – 10 phút.
- Bước 2: Rau ngót sau khi vớt để cho ráo nước, bạn đem đi xay nhỏ, lọc lấy nước cốt.
- Bước 3: Mẹ rửa sạch tay sau đó đeo gạc, nhúng vào nước rau ngót thu được ở bước 3 để rơ lưỡi cho bé nhiều lần.
- Bước 4: Sau khi rơ lưỡi cho bé bằng nước rau ngót khoảng 5 – 10 phút, mẹ sử dụng khăn mềm thấm nước sạch để vệ sinh lại vùng nướu 1 lần nữa.
Lưu ý: Mẹ nên rơ lưỡi cho bé bằng nước rau ngót sau khi bú khoảng nửa giờ đồng hồ. Động tác thực hiện cần đảm bảo nhẹ nhàng, nhanh để bé không khó chịu. Mỗi khi nhận thấy bé có dấu hiệu lợi sưng, thích gặm đồ vật mẹ có thể thực hiện mẹo để trẻ mọc răng không sốt bằng rau ngót này.
Xoa dịu nướu
Trẻ nhỏ khi mọc răng sẽ có cảm giác đau nhức vùng nướu, kèm theo đó là hiện tượng sốt khiến bé quấy khóc thậm chí bỏ ăn. Việc xoa dịu nướu là cách để cha mẹ giúp các bé giảm đi cảm giác đau.
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ chọn lựa bông gạc mềm đem nhúng vào trong nước ấm.
- Bước 2: Sử dụng bông gạc này để massage nhẹ nhàng xung quanh vùng nướu mọc răng.
Bên cạnh đó mẹ cũng có thể sử dụng núm vú giả đem ngâm nước đá khoảng 20 phút sau đó cho trẻ ngậm. Hơi lạnh của nước đá có thể khiến nướu của bé giảm đau nhức và sưng tấy.
Nếu như trẻ đã ở giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm các loại rau củ quả như dưa chuột, cà rốt vào chế độ ăn hàng ngày để giảm nhanh tình trạng ngứa lợi.
Hướng dẫn cách chăm sóc khoa học giúp bé mọc răng không đau
Bên cạnh các mẹo để trẻ mọc răng không đau đã được dân gian lưu truyền, để giảm triệu chứng khó chịu cho bé, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc khoa học.
Một sức khỏe răng miệng tốt sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập trong quá trình bé mọc răng. Dưới đây là một số hướng dẫn được chuyên gia khuyến cáo thực hiện:
- Theo dõi bé trong thời gian mọc răng: Cha mẹ cần nắm bắt quá trình và thời gian mọc răng của con mình để có cách xử trí sớm, kịp thời. Nếu như được áp dụng đúng thời điểm, các mẹo để trẻ mọc răng không sốt sẽ phát huy tính hiệu quả tốt nhất. Thông thường thời kỳ mọc răng của bé có thể bắt đầu từ 6 – 8 tháng tuổi, tuy nhiên nhiều trường hợp bé mọc sớm hoặc muộn hơn.
- Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên: Việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hại, đảm bảo sự chắc khỏe cho hàm răng. Lưu ý mỗi giai đoạn mọc răng của bé mẹ cần có cách vệ sinh phù hợp, đảm bảo có được khoang miệng sạch khỏe nhất.
- Bổ sung dinh dưỡng để trẻ mọc răng không sốt: Cha mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống của bé để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Nhờ đó cũng giúp các bé mọc răng đúng thời điểm, giảm sốt.
Các món ăn mềm như cháo, súp sẽ giúp bé dễ ăn hơn và hạn chế tối đa hiện tượng đau nhức khi mọc răng. Ngoài ra cha mẹ cũng cần lưu ý, thời điểm mọc răng em bé thường muốn gặm các vật rắn. Vì thế mẹ có thể cho bé gặm táo, lê để giảm khó chịu đồng thời vẫn đảm bảo dinh dưỡng, an toàn. Mẹ cũng có thể bổ sung thêm rau củ quả vào đồ ăn dặm cho bé để tăng cường sức đề kháng.
Bên cạnh đó, nếu như đã áp dụng các mẹo để trẻ mọc răng không sốt mà sức khỏe của bé vẫn không đỡ thì cha mẹ cần bình tĩnh và đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa, nhất là khi con có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy.
Lưu ý khi áp dụng các mẹo để trẻ mọc răng không sốt
Những cách trẻ mọc răng không sốt đang được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tối đa và phát huy hiệu quả cao nhất cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Toàn bộ nguyên vật liệu sử dụng cần đảm bảo là nguồn thực phẩm sạch, không chứa các hóa chất độc hại. Trẻ em sức đề kháng kém nếu sử dụng nguồn nguyên liệu không sạch sẽ rất nguy hiểm.
- Cha mẹ cần thực hiện đúng cách bước, đảm bảo chính xác về mặt liều lượng theo như hướng dẫn. Việc sử dụng với liều lượng vượt quá mức cho phép sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
- Hiệu quả của các mẹo dân gian sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ. Trên thực tế các phương pháp này cũng chưa được khoa học kiểm chứng rõ ràng, vì thế cha mẹ không nên quá lệ thuộc hoặc đặt trọn niềm tin vào những cách này.
- Theo dõi sức khỏe trẻ sau khi áp dụng các mẹo để trẻ mọc răng không sốt nếu như thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được thăm khám và khắc phục kịp thời.
- Trong thời kỳ mọc răng nên hạn chế để trẻ ăn các món quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của răng và nướu.
- Cha mẹ cũng không nên cho bé sử dụng quá nhiều đồ ngọt vì đây là nhóm thực phẩm có thể làm tăng vi khuẩn ở khoang miệng, dẫn tới nhiều bệnh lý khác.
- Để việc áp dụng các mẹo giúp trẻ mọc răng không sốt được tối ưu nhất và đảm bảo răng của bé luôn mọc đều cha mẹ nên bổ sung thêm lượng phospho, canxi và nhiều dưỡng chất khác vào các bữa ăn hàng ngày của bé.
- Thời điểm mọc răng bé có thể lười ăn, quấy khóc và khó chịu, cha mẹ có thể chia nhỏ thành 6 – 8 bữa ăn trong ngày. Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài, bé sụt cân, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được tư vấn phương pháp chăm sóc phù hợp và hiệu quả nhất.
- Trẻ mọc răng không sốt là mong muốn của tất cả các bậc cha mẹ. Tuy vậy khi lựa chọn bất kỳ phương pháp nào giúp hạn chế tình trạng này đều cần được tìm hiểu kỹ càng, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là tổng hợp các mẹo để trẻ mọc răng không sốt mà các bậc cha mẹ tham khảo và áp dụng. Khi bé xuất hiện tình trạng sốt cao kéo dài không đỡ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!