Mẹo Giúp Bé Hết Mút Tay
Có nhiều bậc phụ huynh đau đầu tìm kiếm mẹo giúp bé hết mút tay sao cho vừa an toàn vừa hiệu quả. Tuy nhiên, giữa muôn vàn lời khuyên trên mạng xã hội internet các ông bố bà mẹ bỉm sữa lại không biết chọn sao cho đúng. Bạn đọc quan tâm và muốn tìm hiểu thêm chủ đề thú vị này thì đừng bỏ qua bài viết của Vietmec dưới đây!
Tại sao trẻ lại mút tay?
Theo các nghiên cứu gần đây, không chỉ có trẻ sơ sinh mới có thói quen mút tay mà khoảng 18% trẻ trong độ tuổi 2 đến 4 cũng có hành động tương tự.
Lý giải cho vấn đề này, chuyên gia nhi khoa cho biết khi trẻ mút tay thường sẽ có cảm giác dễ chịu giống như khi được bú mẹ. Nếu cha mẹ không chú ý và rèn luyện cho bé từ sớm, việc mút tay dần trở thành thói quen khó bỏ ngay cả khi bé đã cai sữa.
Nút tay có thể được xem như một dạng bản năng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hành động này có khả năng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của trẻ, ví dụ như:
- Trẻ dễ nôn trớ nếu đưa ngón tay vào quá sâu trong khoang miệng.
- Trẻ nhỏ thường nghịch ngợm nên bàn tay có thể bị bẩn. Lúc này, nếu trẻ mút tay thì dễ khiến cho những loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Mút tay trong thời gian dài có thể khiến cơ hàm phát triển lệch cũng như làm xương ngón tay biến dạng.
11 mẹo giúp bé hết mút tay
Việc giúp trẻ từ bỏ thói quen mút tay thường mất nhiều thời gian đồng thời yêu cầu cha mẹ phải thật kiên trì, nhẫn nại. Dưới đây là 11 mẹo giúp trẻ hết mút tay mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.
Cho trẻ xem Youtube
Có đôi khi cha mẹ không thể tác động thay đổi thói quen ở trẻ nhưng các yếu tố bên ngoài lại có thể. Sử dụng video trên Youtube được đánh giá là một mẹo giúp trẻ hết mút tay có tỷ lệ thành công cao.
Cha mẹ nên tìm kiếm các video hình ảnh sinh động nói đến tác hại về thói quen mút tay và cho trẻ xem hàng ngày. Dần dần, trẻ sẽ nhận thức được ảnh hưởng xấu của thói quen mút tay và tự mình ngừng lại.
Hạn chế thời gian mút tay của bé
Nhiều chuyên gia khuyến nghị cha mẹ hạn chế thời gian mút tay của bé hàng ngày thay vì lập tức bắt trẻ ngừng thói quen này. Tuy nhiên, cha mẹ nên hạn chế bé khi ở nhà thay vì những nơi công cộng để giúp bé dễ tiếp thu và không có xu hướng chống đối.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần dành thêm thời gian trò chuyện với bé về tác hại của việc mút tay, có thể là vào thời gian trước khi đi ngủ. Cha mẹ nên kết hợp thông qua các câu chuyện cổ tích hoặc truyện tranh có hình ảnh để giúp bé dễ hình dung hơn.
Bộ đồ chơi Chewelry
Nhiều cha mẹ không cho trẻ dùng ti giả để hạn chế việc mút tay vì cho rằng ti giả sẽ khiến trẻ từ bỏ bú mẹ. Trong những trường hợp này, các chuyên gia khuyến khích phụ huynh đổi sang sử dụng Chewelry.
Chewelry hiểu đơn giản là một loại đồ chơi bằng silicon y tế an toàn dùng cho bé được thiết kế dưới hình dạng đồ vật và có nhiều màu sắc khác nhau. Bé có thể thỏa thích gặm, nhai Chewelry thay vì tìm đến ngón tay để thỏa mãn cảm giác thèm muốn như lúc trước.
Tìm ra thời điểm mút tay yêu thích của trẻ
Một trong những mẹo giúp bé hết mút tay được áp dụng phổ biến nhất là tìm ra thời điểm mà trẻ hay có thói quen này nhất rồi thêm vào “breakpoint”. Theo các chuyên gia, phần lớn trẻ nhỏ đều thích mút tay khi xem TV hoặc chuẩn bị đi ngủ.
Trong trường hợp bé thích mút tay vào ban đêm khi đi ngủ, cha mẹ có thể đi bao tay len rồi cố định lại bằng ghim với bộ đồ bé đang mặc. Bé khi mút vào bao tay len sẽ cảm thấy khó chịu và không còn thoải mái như trước, dần dần sẽ bỏ được thói quen mút tay. Còn nếu trẻ luôn mút tay khi xem TV, cha mẹ có thể tắt TV khoảng 5 đến 10 phút mỗi khi bắt gặp hành động này của bé.
Phần thưởng
Phần lớn trẻ em đều thích được nhận lời khen với phần thương kèm theo. Vì vậy, cha mẹ có thể áp dụng điều này trong cuộc sống hàng ngày nhằm giúp bé từ bỏ thói quen xấu.
Các bậc phụ huynh có thể chuẩn bị một bộ dán nhãn giống như ở lớp mẫu giáo và nói với bé rằng nếu bé không mút tay trong 1 giờ thì sẽ được nhận phiếu thưởng. Khi bé tích lũy đủ một lượng phiếu thưởng nhất định thì cha mẹ sẽ mua cho bé món đồ chơi/đồ ăn yêu thích. Phần lớn các trường hợp áp dụng mẹo này thu được kết quả mỹ mãn sau khoảng 2 tuần.
Đừng tiếc lời khen ngợi
Nhiều cha mẹ không biết rằng lời khen có khả năng đem đến nhiều ảnh hưởng rất tích cực ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ đừng bao giờ tiếc lời khen ngợi bé khi bé không mút tay trong khoảng một vài giờ đồng hồ. Ngoài ra, cha mẹ có thể nhờ người thân, bạn bè, hàng xóm xung quanh dành nhiều lời khen có cánh cho bé để giúp bé từ bỏ triệt để thói quen mút ngón tay.
Mẹo giúp trẻ hết mút tay bằng cách sơn móng tay
Mẹo giúp trẻ hết mút tay bằng các loại sơn móng tay chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. Phần lớn các bé ban đầu đều thấy thích thú với sơn móng tay vì nó có màu sắc rực rỡ, nhất là với các bé gái.
Tuy nhiên, sơn móng tay thường có mùi khó chịu ngay cả khi sơn đã khô. Nhờ có mùi hương không hợp ấy, bé sẽ không thể mút tay cho đến khi lớp sơn ấy bong đi. Sau khoảng vài tuần, bé không còn phụ thuộc vào thói quen mút tay và cha mẹ có thể bỏ những chai sơn móng ấy đi.
Dụng cụ hỗ trợ mút tay
Đây thực chất là một loại bao tay ngón cái bằng nhựa được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thói quen mút tay. Chất liệu của sản phẩm là loại nhựa cứng màu trong suốt và không bị ảnh hưởng ngay cả khi bé dùng răng cắn.
Phần lớn các bé đều không thích cảm giác mút ngón tay nhựa giống như ngón tay thông thường. Nhờ vậy mà sau khoảng vài tuần sử dụng. Trẻ dần dần chán mút tay và từ bỏ hẳn hành động này. Nhược điểm của món đồ chơi này là khiến trẻ bị hạn chế trong vận động, thao tác cũng như có mức giá thành cao với những hãng nổi tiếng như Dr.Thumb hay Dr.Finger của Mỹ.
Sử dụng băng đàn hồi
Nếu như dụng cụ hỗ trợ mút tay có giá thành quá cao thì cha mẹ có thể thử áp dụng mẹo giúp bé hết mút tay bằng băng đàn hồi. Đây vốn là một loại băng y tế được sử dụng để ổn định vết thương và tránh bong gân ở vận động viên.
Cha mẹ có thể quấn băng đàn hồi ở phần khuỷu tay của bé, loại băng này sẽ khiến bé khó hoạt động như bình thường, nhất là khi gập tay lại để mút ngón tay. Ban đầu sự khó chịu này có thể làm trẻ quấy khóc nhưng sau đó nó lại khiến trẻ chán nản mỗi khi định mút tay, cuối cùng là từ bỏ hẳn thói quen này.
Đưa trẻ đến gặp nha sĩ
Hầu hết trẻ em đều sợ phòng khám nha khoa khi phải đi điều trị những vấn đề liên quan đến răng miệng. Cha mẹ có thể sử dụng tâm lý lo sợ này của con trẻ để giúp bé loại bỏ hẳn thói quen mút tay hàng ngày.
Các bác sĩ ở phòng khám nha khoa có thể nói chuyện với bé về những tác hại của việc mút tay đối với răng miệng mà không khiến trẻ cảm thấy quá khó chịu. Cha mẹ cũng có thể trao đổi thêm với trẻ trong khi đang chờ đợi ở ngoài hành lang. Điều này tạo nên “cú huých” cho bé và giúp bé chịu từ bỏ hành động mút tay.
Sử dụng mùi vị khó chịu
Trẻ thật sự chỉ yêu thích mút tay khi nếm được hương vị thân quen khiến bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Vì vậy cha mẹ có thể thử sử dụng mẹo giúp trẻ hết mút tay bằng giấm táo hoặc tương ớt.
Khi nếm được những hương vị khó chịu, thậm chí là cay xè nơi đầu lưỡi, trẻ có thể cảm nhận ngay sự khác biệt. Nếu việc này tiếp diễn hàng ngày, trẻ sẽ dần phải bỏ qua việc mút tay như một thói quen.
Bài viết trên đây hy vọng đã mang đến những thông tin cần thiết và hữu ích về mẹo giúp bé hết mút tay đối với các bậc phụ huynh. Cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa để giúp trẻ từ bỏ thói quen một cách an toàn, hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!