6 Mẹo Trị Nôn Trớ Nhiều Lần Trong Ngày Ở Trẻ Sơ Sinh
Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh khiến nhiều mẹ đau đầu khi tìm kiếm vì tiêu chí phải đảm bảo hiệu quả lại vừa an toàn cho bé. Hiện tượng nôn trớ rất thường thấy ở trẻ nhũ nhi và nếu cha mẹ không xử lý kịp thì rất dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Bạn đọc muốn tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây!
6 mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Phần lớn các trẻ sơ sinh đều gặp phải tình trạng nôn trớ sau hoặc trong khi bú sữa mẹ. Lý giải cho hiện tượng này, các chuyên gia cho biết nguyên nhân chính xuất phát từ hệ tiêu hóa còn non yếu và chưa hoàn thiện của trẻ.
Do các van cơ của dạ dày hoạt động không đồng bộ nên trẻ sơ sinh dễ nuốt thêm hơi trong lúc bú mẹ. Phần hơi dư thừa tích tụ trong bao tử rồi trào ngược lên phía trên thực quản, khiến trẻ trớ sữa ra ngoài. Một số bé còn có thể bị sặc khi nôn trớ xảy ra.
Có một số mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh được các mẹ bỉm sữa áp dụng thành công và chia sẻ lên các diễn đàn hoặc mạng xã hội internet. Bạn đọc có thể tham khảo thông qua những thông tin tổng hợp của Vietmec sau đây:
Cho bé bú đúng cách
Tư thế bé nằm bú có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa sữa mẹ. Theo các chuyên gia, mẹ nên bế bé hơi ngả người về phía sau và đảm bảo phần đầu, lưng và mông của bé nằm trên một đường thẳng. Các mẹ cũng phải giúp bé ngậm hoàn toàn đầu ti vào trong miệng, bú từ bầu ngực trái sang phải nhằm giúp sữa đi xuống dạ dày thuận lợi hơn.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bé hàng ngày. Điều này có nghĩa là thay vì cho bé bú quá no trong một lần, các mẹ cần phân thành nhiều đợt với lượng sữa được giảm bớt mỗi lần.
Không cho trẻ nằm ngay
Một trong những mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả chính là không cho bé nằm ngay sau khi bú. Nguyên nhân là vì việc thay đổi tư thế đột ngột dễ khiến dạ dày bị kích thích, cuối cùng xảy ra hiện tượng trào ngược và trớ sữa ra ngoài. Thay vào đó, các mẹ nên bế bé ở tư thế nâng cao đầu đồng thời dùng tay vỗ nhẹ sau lưng trẻ để giúp bé ợ hơi.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên chú ý kiểm tra lưng quần và áo của trẻ. Nếu cảm thấy quần áo quá chặt và siết vào bụng của trẻ thì tốt nhất mẹ nên thay sang đồ rộng để bé được thoải mái hơn.
Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh theo dân gian
Nhiều cha mẹ thường nóng vội cho trẻ sơ sinh sử dụng thuốc trị nôn trớ mà không lường trước được những hậu quả về lâu dài, ví dụ như tăng nguy cơ gãy xương, hệ tiêu hóa yếu,… Trong trường hợp này, cha mẹ có thể thử dùng một số mẹo vặt theo dân gian. Tuy chưa được khoa học kiểm chứng nhưng những mẹo dân gian này đã được khá nhiều gia đình áp dụng thành công
Mẹo trị nôn trớ từ gừng tươi
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 1 củ gừng tươi với các bước thực hiện như sau:
- Gừng tươi rửa sạch, cạo bỏ vỏ bên ngoài rồi thái thành từng lát mỏng.
- Bố và mẹ chia nhau ngậm gừng tươi vào miệng rồi hà hơi nóng vào vùng cổ, ngực, bụng, lưng và gáy của bé.
- Mỗi lần hà hơi khoảng 36 cái, bố mẹ bé nên thực hiện liên tục trong 3 ngày.
Gạo lứt chữa nôn trớ ở trẻ
Với biện pháp này, cha mẹ sẽ cần chuẩn bị số hạt gạo lứt dựa theo giới tính của bé. Theo đó, với bé trai thì dùng 7 hạt còn với bé gái thì dùng 9 hạt. Các bước thực hiện như sau:
- Phần gạo lứt đã chuẩn bị được đem đi rang vàng, sau đó cho vào nồi đun cùng nước và sữa mẹ theo tỷ lệ 1:1.
- Đun đến khi phần nước trong nồi cạn còn phân nửa thì dừng lại. Mẹ chắt lấy phần nước gạo còn lại cho bé uống trong ngày, chia thành 2 – 3 lần dùng.
Bài thuốc từ chanh tươi
Đối với phương pháp trị nôn trớ bằng chanh tươi, cha mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Chọn một quả chanh ta có vỏ ngoài căng mọng, đem rửa sạch rồi cắt thành các lát mỏng.
- Cho các lát chanh vào một cái bát sứ, thêm vào chút nước lọc rồi chứng trong khoảng 20 phút.
- Phần nước chanh tiết ra cha mẹ cho bé dùng trong ngày, chia nhỏ thành nhiều đợt khác nhau.
Bài thuốc từ tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chống viêm, hỗ trợ lưu thông khí huyết, giảm đau,… nên thường được dùng làm mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ lấy một ít tinh dầu bạc hà vào lòng bàn tay, sau đó dùng xoa lên bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ. Quá trình massage này kéo dài từ 2 – 5 phút hàng ngày.
Bài thuốc Nam từ đọt tre
Bài thuốc Nam từ đọt cây tre đã được ông cha áp dụng từ xa xưa trong việc trị nôn trớ ở trẻ nhũ nhi. Về phần nguyên liệu, nếu là bé trai thì cha mẹ dùng 7 đọt còn nếu là bé gái thì dùng 9 đọt. Các bước thực hiện như sau:
- Đọt tre rửa sạch, để ráo nước rồi bỏ vào nồi nước nấu sôi.
- Phần nước thuốc thu được để nguội rồi cho bé uống trong ngày.
Đảm bảo tư thế ngủ cho trẻ
Tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà còn góp phần cải thiện đáng kể tình trạng nôn trớ vào ban ngày. Theo các chuyên gia, mẹ nên cho bé nằm ở tư thế với phần đầu nâng cao một góc 30 độ so với bề mặt giường. Mẹ phải đảm bảo kiểm tra gối ngủ của bé để tránh hiện tượng gối bị xẹp khiến bé khi nằm không được thoải mái.
Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh – Bổ sung canxi
Một trong những lý do thường thấy gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ chính là chế độ dinh dưỡng thiếu canxi. Ngoài việc trớ sữa, trẻ thiếu canxi còn có các biểu hiện như hay vặn mình, quấy khóc và khó ngủ vào buổi tối. Trong trường hợp này, mẹ nên bổ sung canxi thông qua các chế phẩm như sữa hộp theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bổ sung thêm lợi khuẩn cho trẻ
Bổ sung thêm lợi khuẩn cần thiết cũng là một mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng. Việc bổ sung lợi khuẩn ngay từ giai đoạn này giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, hỗ trợ việc hấp thụ thực phẩm và hạn chế hiện tượng trớ rất hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sản phẩm tăng cường lợi khuẩn dành cho trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo tư vấn từ chuyên gia để lựa chọn.
Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị nôn
Bên cạnh những mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh, dưới đây là những mẹo phụ huynh nên làm để giúp trẻ phòng tránh được hiện tượng này.
- Nếu trẻ bú bình thì nên nghiêng bình sữa sao cho sữa lắp đầy núm vú, khi bú trẻ chỉ nuốt sữa không kèm nuốt hơi. Núm vú của bình sữa phải đúng chuẩn, chỉ ra sữa khi bé mút mà không chảy thành dòng khi dốc bình sữa xuống.
- Chia các cữ bú ra thành nhiều bữa.
- Để trẻ nằm cao đầu trong và sau khi bú.
- Sau khi bú xong có thể cho bé ợ hơi.
- Tránh quấn tã chặt vào phần bụng sau khi bé bú no.
- Có thể sử dụng gối chống trào ngược đối với những trường hợp nôn trớ do các vấn đề về dạ dày thực quản.
- Massage quanh rốn nhẹ nhàng nhằm làm giảm co bóp dạ dày, hạn chế nôn trớ.
- Massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp làm giảm chướng bụng và nôn trớ.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức mới và hữu ích về các mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Trong những trường hợp cần thiết, tốt nhất là cha mẹ nên sớm cho trẻ đi khám để được điều trị dứt điểm mà không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển về lâu dài.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!