Cây Thuốc Nam Chữa Đau Thần Kinh Tọa
Sử dụng cây thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa là phương pháp được áp dụng khá phổ biến nhờ có tính an toàn cao, nguyên liệu thuốc lại dễ kiếm nên không gây tốn kém chi phí điều trị. Cùng điểm qua top 10 bài thuốc đang được nhiều bệnh nhân tin dùng hiện nay.
10 cây thuốc nam chữa đau thần kinh tọa thường dùng
Để chữa đau thần kinh tọa tại nhà theo dân gian thường sử dụng 10 cây thuốc Nam dưới đây:
1. Rễ đinh lăng
Rễ đinh lăng được xem là vị thuốc Nam quý, được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý như cảm sốt, ho ra máu, dị ứng, ngộ độc thức ăn, thoái hóa khớp, viêm khớp và cả bệnh đau thần kinh tọa.
Theo các tài liệu y học cổ, rễ đinh lăng là dược liệu có vị ngọt, đắng nhẹ, tính mát, giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu đến chữa lành tổn thương ở dây thần kinh tọa. Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, trong rễ đinh lăng chứa nhiều hoạt chất quý như saponin, tanin và vitamin B. Khi được hấp thu, chúng sẽ phát huy tác dụng điều trị đau thần kinh tọa bằng cách giảm đau, chống viêm. Dịch chiết từ rễ đinh lăng còn có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Có nhiều cách chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Nam từ rễ đinh lăng. Bạn có thể dùng dược liệu theo hình thức sắc uống hay ngâm rượu. Tuy nhiên, bài thuốc ngâm rượu được sử dụng phổ biến hơn cả. Rượu đinh lăng được sử dụng theo đường uống và đường bôi ngoài, giúp nâng cao hiệu quả giảm đau.
Chuẩn bị:
- 500g rễ đinh lăng tươi
- 1 lít rượu trắng có nồng độ từ 45 độ trở lên
- Hũ thủy tinh có dung tích vừa đủ để ngâm rượu
Cách thực hiện:
- Rửa rễ đinh lăng qua nhiều lần nước cho sạch đất cát
- Để ráo nước, sau đó thái lát mỏng
- Bỏ tất cả vào hũ thủy tinh rồi đổ ngập rượu vào ngâm
- Đậy kín nắp bình, để vào nơi thoáng mát trong ít nhất 1 tháng mới dùng được
- Để trị đau thần kinh tọa, mỗi lần bạn lấy 20ml rượu ra uống, ngày dùng 2 lần. Kết hợp dùng rượu xoa bóp bên ngoài để làm thư giãn thần kinh tọa và giảm đau nhanh hơn.
2. Cây ngải cứu
Ngải cứu là cây thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa dễ kiếm và có giá trị dược liệu cao. Thảo dược này được dân gian sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, bệnh gout, thoát vị đĩa đệm hay đau dây thần kinh tọa…
Đối với người bị đau thần kinh tọa, cây ngải cứu mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Y học cổ truyền ghi nhận, vị thuốc Nam này có tính ấm, giúp tiêu độc, giảm hiện tượng sưng viêm ở dây thần kinh, đồng thời xoa dịu cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh.
Phân tích thành phần của cây ngải cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, chẳng hạn như cinelo hay dehydro matricaria este,… Chúng có khả năng giảm đau, kháng viêm, giải phóng áp lực chèn ép lên rễ thần kinh, tăng cường lưu thông máu đến chữa lành tổn thương ở dây thần kinh tọa, đồng thời kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm – một trong những nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa.
- Cách 1: Lấy 300g lá ngải cứu rửa sạch, giã nát. Bỏ dược liệu vào chảo sao nóng cùng với 200ml giấm ăn. Sau đó, bạn bọc hỗn hợp vào trong một cái khăn sạch và chườm lên vùng bị đa 20 phút. Trong quá trình thực hiện, nếu thuốc nguội thì đem sao nóng trở lại rồi tiếp tục đắp. Lặp lại mỗi ngày 2 lần.
- Cách 2: Dùng 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch với nước muối. Xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt chia đều làm 2 phần. Uống hết trong ngày.
- Cách 3: Đun sôi 2 lít nước. Thêm vào ấm 1 nắm lá ngải cứu đã được rửa sạch và 2 thìa cà phê muối ăn và nấu thêm 5 phút nữa. Để nước nguội còn khoảng 45 độ lấy ngâm chân mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
3. Sâm Ngọc Linh
Sở hữu hơn 20 hoạt chất có tính sinh học cao, sâm Ngọc Linh là vị thuốc Nam quý có tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh đau thần kinh tọa.
Một số thành phần được tìm thấy trong thảo dược có tính chất tương tự như thuốc kháng sinh, giảm đau. Chúng giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại, xoa dịu cơn đau nhức và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương viêm ở dây thần kinh tọa. Sử dụng sâm Ngọc Linh đúng cách còn giúp ngăn chặn tình trạng phình lồi đĩa đệm, giảm áp lực cho dây thần kinh và kích thích tái tạo các mô sụn tại khớp, cải thiện sức khỏe xương khớp của bạn.
- Cách 1: Dùng 1 củ sâm Ngọc linh đem thái thành nhiều lát mỏng. Bỏ dược liệu vào hũ thủy tinh và ngâm chung với 1 lít mật ong trong một tháng. Mỗi ngày lấy 3 lát sâm ngậm rồi nhai và nuốt cả bã.
- Cách 2:Thay vì ngâm với mật ong, bạn có thể dùng rượu để ngâm sâm Ngọc Linh. Tốt nhất là dùng rượu trắng từ 45 độ trở lên để ngâm. Sau khoảng 3 tháng lấy rượu ra uống chữa đau thần kinh tọa với liều lượng là 1 chén nhỏ/lần. Có thể lấy một ít rượu thoa bóp bên ngoài để đẩy lùi cơn đau nhanh hơn.
4. Cây lá lốt
Cây lá lốt có tác dụng tích cực trong việc giảm đau, chống viêm, hoạt huyết, nâng cao chức năng vận động của cơ thể. Trong y học cổ truyền, vị thuốc Nam này còn được sử dụng để điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa như thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống.
Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, thành phần tinh dầu cùng các hoạt chất benzyl axetat hay beta-caryophylen được tìm thấy trong cây lá lốt có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể như các loại thuốc tân dược. Bạn có thể kết hợp bài thuốc đắp, thuốc xoa bóp với thuốc uống từ cây lá lốt để nâng cao hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa.
- Cách 1: Dùng 200g lá lốt rửa sạch, giã nhỏ. Sau đó bỏ dược liệu vào chảo sao nóng cùng với 400g muối hạt. Bọc hỗn hợp thuốc vào trong tấm vải sạch và chườm trực tiếp lên vị trí bị đau mỗi ngày 3 lần. Mỗi lần chườm trong 15 phút để thấy được hiệu quả giảm đau rõ ràng.
- Cách 2: Dùng 200g rễ cây lá lốt rửa sạch và cắt khúc nhỏ. Sao vàng, hạ thổ dược liệu và bỏ vào bình thủy tinh ngâm chung với 1,5 lít rượu trắng trong 1 tháng. Mỗi khi bị đau thần kinh tọa, bạn hãy lấy một ít rượu thoa bóp ở vị trí bị đau.
- Cách 3: Lấy 5g lá lốt tươi đem sắc kỹ với 2 bát nước. Đun cho đến khi nước trong nồi cạn còn phân nửa thì ngưng. Lọc bỏ bã, lấy thuốc sắc uống khi còn ấm. Dùng ít nhất 10 ngày liên tục.
5. Cây cỏ xước
Bài thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa từ cây cỏ xước cũng được nhiều bệnh nhân áp dụng. Trong y học cổ truyền, dược liệu này được công nhận với tác dụng chỉ thống (giảm đau) và tiêu thũng (kháng viêm). Chính vì vậy, cỏ xước là thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc trị bệnh đau dây thần kinh tọa.
Đặc biệt, trong cây cỏ xước còn chứa hàm lượng cao Saponin. Chất này hoạt động tích cực trong việc giảm đau và chữa lành tổn thương sưng viêm ở dây thần kinh tọa. Cây có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp cùng các dược liệu khác để tăng công dụng trị bệnh.
Chuẩn bị:
- Rễ cỏ xước: 16 gram
- Hy thiêm thảo, hạn liên thảo, phục linh và nhả ngải mỗi thứ 12 gram.
Cách sử dụng:
- Trước tiên, bạn cần đem các vị thuốc trên rửa sạch
- Bỏ dược liệu vào sắc chung với 1 lít nước. Khi nước sôi, điều chỉnh lửa nhỏ lại
- Tiếp tục sắc đến khi nước trong ấm cạn còn 1/2 so với ban đầu
- Gạn uống khi còn ấm. Mỗi thang chia làm 2 – 3 lần dùng hết trong ngày
- Uống 10 thang liên tục để cơn đau thần kinh tọa cải thiện rõ ràng.
6. Cây chìa vôi
Cây chìa vôi trong dân gian còn có các tên gọi khác như bạch liễm hay bạch phấn đằng. Cây có nhiều tác dụng chữa bệnh như điều trị viêm da, lở ngứa, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp và cả bệnh đau thần kinh tọa.
Phân tích thành phần của cây cỏ xước cho thấy, trong cây chứa nhiều phenolic, acid amin và saponin. Các hoạt chất này đã được khoa học chứng minh về tác dụng giảm đau, chống viêm, qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa.
- Cách 1: Dùng 1 nắm và thân cây chìa vôi rửa sạch, bỏ vào cối giã nhỏ. Sau đó, bạn hãy bỏ dược liệu vào chảo sao chung với một ít muối hạt cho nóng. Gói thuốc vào trong miếng vải sạch và đắp lên khu vực bị ảnh hưởng. Lặp lại mỗi ngày 2 – 3 lần đối với các trường hợp bị đau nhiều.
- Cách 2: Dùng cây chìa vôi kết hợp với các nguyên liệu gồm cỏ xước, liễu ký sinh, lá lốt và cây dền gai với lượng bằng nhau. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô và bảo quản dùng dần. Mỗi ngày lấy 10g sắc chung với 1 lít nước. Đun sôi khoảng 30 phút rồi lọc bỏ bã. Phần thuốc sắc để nguội bớt chia làm 3 lần uống khi còn ấm. Sử dụng thuốc trong 4 tuần liên tục, mỗi ngày sắc uống 1 thang.
7. Cây xương rồng
Cây xương rồng cũng có tác dụng điều trị bệnh đau thần kinh tọa. Bạn có thể dùng cây xương rồng ba chia hay xương rồng bẹ để làm thuốc chữa bệnh.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây xương rồng có tác dụng tốt trong việc giảm đau dây thần kinh, đau nhức xương khớp, tăng cường khả năng vận động của cơ thể. Bên cạnh đó, một lượng lớn vitamin C được tìm thấy trong cây xương rồng còn có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm viêm dây thần kinh tọa, tạo điều kiện cho tổn thương bên trong nhanh được chữa lành.
- Thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa từ cây xương rồng bẹ: Dùng 3 nhánh xương rồng làm sạch, loại bỏ hết gai và đem nướng trên bếp cho nóng mềm rồi bọc vào trong một miếng vải mỏng. Chườm trực tiếp bên ngoài khu vực bị đau trong 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.
- Bài thuốc từ xương rồng ba chia: Lấy 3 nhánh xương rồng, bỏ gai rồi đem giã nát và sao nóng chung với một ít muối hạt. Chườm hỗn hợp lên vùng bị đau trong 15 phút. Thực hiện theo cách tương tự 2 – 3 lần trong ngày.
8. Quả dứa
Quả dứa chứa nhiều bromelain. Loại enzym này không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, xoa dịu cảm giác khó chịu do đau thần kinh tọa gây ra.
Khi dùng, người bệnh chỉ cần ép dứa lấy nước uống. Có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu khác giúp làm tăng hương vị cho nước ép và điều trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả dứa tươi, 1 nắm cần tây, ½ quả chanh và 1 củ cà rốt.
- Sơ chế các nguyên liệu trên rồi bỏ vào máy ép lấy nước trực tiếp
- Lấy nước ép uống hết một lần, mỗi ngày một ly.
9. Cây rau má
Thêm một bài thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa đơn giản để bạn tham khảo đó là dùng cây rau má. Thảo dược này có tính mát, giúp bổ tỳ thận, tiêu sưng, giảm đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh toạ.
Cách sử dụng:
- Dùng 1 nắm rau má nhặt bỏ hết lá hư rồi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 15 phút.
- Thái nhỏ lá rồi đem xay nhuyễn cùng 1 ly nước
- Lọc bỏ bã, nước cốt rau má thu được pha thêm một ít đường cho dễ uống.
10. Củ tỏi
Tỏi được sử dụng để chữa đau thần kinh tọa nhờ chứa nhiều allicin. Hoạt chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm dây thần kinh tọa, qua đó giảm dần cơn đau cho người bệnh.
Nếu đang bị đau thần kinh tọa, bạn có thể dùng tỏi ngâm rượu xoa bóp ở khu vực bị ảnh hưởng. Uống sữa tỏi cũng là một cách đẩy lùi bệnh từ bên trong đang được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 tép tỏi lột vỏ, đập dập
- Sau đó bỏ tỏi cùng 1 ly sữa tươi vào trong nồi
- Đun nóng hỗn hợp rồi thêm vào một thìa bột nghệ, khuấy đều lên
- Uống mỗi ngày 1 lần cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Nam có khỏi không?
Các bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa được bào chế từ thảo dược thiên nhiên có sẵn ở nước ta. Nhiều vị thuốc khá quen thuộc, có sẵn trong vườn nhà nên dễ kiếm, giảm thiểu được chi phí điều trị cho người bệnh. Thêm vào đó, thuốc Nam cũng được đánh giá cao về tính an toàn, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và hầu như không gây tác dụng phụ khi sử dụng đúng cách.
Tuy nhiên, do tận dụng hoạt tính giảm đau, kháng viêm sẵn có trong thảo dược nên thuốc Nam cho tác dụng khác chậm, không nhanh bằng thuốc Tây. Chúng chỉ giúp hỗ trợ tiêu viêm, xoa dịu cơn đau ở dây thần kinh tọa một cách tạm thời chứ không thể trị khỏi bệnh.
Lưu ý khi trị đau thần kinh tọa bằng thuốc Nam
- Lựa chọn các bài thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa phù hợp với tình trạng bệnh và đã được chứng minh về hiệu quả và tính an toàn qua các công trình nghiên cứu khoa học.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ hay thầy thuốc y học cổ truyền trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào.
- Sử dụng thuốc kiên trì, áp dụng đều đặn mỗi ngày để thuốc nhanh phát huy tác dụng rõ ràng.
- Hiệu quả của cây thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh của từng người.
- Kiểm soát, điều trị các bệnh lý liên quan để giảm ảnh hưởng lên dây thần kinh tọa.
- Trong quá trình điều trị, chú ý tránh lao động nặng, không đứng lâu, ngồi nhiều làm tăng áp lực lên dây thần kinh. Duy trì lối sống lành mạnh để bệnh nhanh được chữa khỏi.
Trên đây là thông tin về các cây thuốc nam chữa đau thần kinh tọa. Việc sử dụng bài thuốc như thế nào, hiệu quả ra sao chắc hẳn quý độc giả đã nắm rõ. Hãy sáng suốt khi đưa ra quyết định để sớm thoát khỏi tình trạng đau nhức do bệnh gây ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!