Bầu Có Uống Được Mật Ong Không? Uống Bao Nhiêu Thì Đủ?
Mật ong được công nhận là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích đối với con người. Tuy nhiên không phải ai cũng uống được mật ong. Vậy bà bầu có uống được mật ong không, mật ong có tác dụng gì đối với thai kỳ, uống vào thời điểm nào thì tốt, uống bao nhiêu là đủ? Mời bạn tham khảo bài viết sau để có thông tin và câu trả lời chi tiết.
Mật ong được công nhận là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích đối với con người. Tuy nhiên không phải ai cũng uống được mật ong. Vậy bà bầu có uống được mật ong không, mật ong có tác dụng gì đối với thai kỳ, uống vào thời điểm nào thì tốt, uống bao nhiêu là đủ? Mời bạn tham khảo bài viết sau để có thông tin và câu trả lời chi tiết.
Khi mang bầu có uống được mật ong không?
Bà bầu có uống được mật ong không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, sử dụng mật ong trong thai kỳ hoàn toàn an toàn, không gây hại đến mẹ và thai nhi. Chính vì vậy bà bầu có thể uống mật ong hoặc sử dụng mật ong để ăn kèm với các loại thực phẩm khác. Bà bầu cũng được khuyến cáo là nên sử dụng mật ong tiệt trùng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Nguyên nhân là trong mật ong thô (chưa qua tiệt trùng) thường chứa nhiều vi khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc. Nguy cơ này ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ dưới 1 tuổi, có hệ thống tiêu hóa còn non nớt. Thông thường hệ thống tiêu hóa của người trưởng thành có khả năng ngăn chặn tình trạng ngộ độc cho vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên trong thai kỳ cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi, vì vậy mẹ bầu vẫn nên hạn chế dùng mật ong thô.
Lợi ích của mật ong đối với sức khỏe mẹ bầu
Sử dụng mật ong trong thai kỳ có lợi cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi. Có thể kể đến một số tác dụng của mật ong đối với phụ nữ mang thai như sau:
- Giảm mất ngủ: Đa số phụ nữ gặp phải tình trạng mất ngủ khi mang thai. Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể uống một tách sữa nóng pha mật ong trước khi lên giường, hoặc uống một cốc nước mật ong ấm cũng mang lại một giấc ngủ ngon hơn.
- Tăng cường miễn dịch: Mật ong có đặc tính là kháng khuẩn và chống oxy, từ đó giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, sử dụng mật ong cũng làm tăng hiệu quả chữa lành các vết bỏng, vết trầy xước và ợ nóng.
- Giảm cảm lạnh và ho: Mật ong các khả năng ức chế hoạt động của virus trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa cảm lạnh. Ngoài ra mật ong cũng đóng vai trò như một chất giảm ho hiệu quả, bà bầu có thể sử dụng mật ong như một loại “thuốc” giảm ho tự nhiên.
- Giảm đau họng: Mẹ bầu bị đau họng có thể thêm một muỗng mật ong vào trà gừng hoặc nước chanh ấm để làm dịu cảm giác đau nhanh chóng.
- Hạn chế tình trạng loét dạ dày: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, sử dụng mật ong thường xuyên có thể hỗ trợ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn HP – một trong những tác nhân gây loét dạ dày khi mang thai.
- Cải thiện sức khỏe da đầu: Nếu bà bầu có cảm giác ngứa da đầu và bị gàu, hãy đun một ít mật ong với nước ấm, sau đó thoa lên da đầu. Sau một thời gian tình trạng ngứa và gàu sẽ giảm rõ rệt.
- Chống lại các gốc tự do: Mật ong chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, có khả năng chống lại các gốc tự do. Khi phụ nữ mang thai, chất chống oxy hóa đóng vai trò củng cố hệ thống miễn dịch, bảo vệ mẹ bầu khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- Tăng mức năng lượng: Phụ nữ mang thai thường có cảm giác kiệt sức mà không có lý do. Nguyên nhân là do em bé đang dần lớn lên trong bụng mẹ, khiến cơ thể mẹ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Đồng thời, nội tiết tố thay đổi gây ra cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. Mật ong rất giàu calo lành mạnh, là loại thực phẩm bổ sung năng lượng tuyệt vời cho mẹ bầu.
Bà bầu ăn bao nhiêu mật ong thì tốt?
Mật ong là một loại thực phẩm rất đặc biệt, cung cấp nhiều đường nhưng không chứa chất béo. Trong đó, 80% là đường tự nhiên dễ tiêu (glucose và fructose), 20% còn lại là nước và các chất dinh dưỡng khác như: vitamin C, vitamin B (B6, B1), khoáng chất (natri, phốt pho, kẽm, canxi, mangan…), protein, amino acid, vài loại men và một số hợp chất thơm.
Một muỗng canh mật ong có khoảng 0,1g đạm, 17,3g tinh bột, 8.6g đường, 1mg phốt pho, 1mg canxi, 64 calories. Chính vì vậy, chỉ nên dùng tối đa khoảng 5 muỗng mật ong mỗi ngày, tương đương với 180-200 calo.
Tác dụng phụ của mật ong với phụ nữ đang mang thai
Tuy mật ong rất tốt, nhưng sử dụng sai cách có thể mang đến nhiều tác hại. Nếu lạm dụng mật ong, mẹ bầu có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:
- Tăng độ nhạy cảm với insulin: Mật ong chứa hàm lượng đường rất lớn, làm tăng lượng đường trong máu. Hấp thụ hơn 25g đường fructose mỗi ngày có thể gây ra tình trạng đề kháng insulin rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Chính vì vậy nếu bạn bị mắc đái tháo đường thai kỳ thì nên hạn chế dùng mật ong.
- Gây co thắt: Ăn quá nhiều mật ong làm tăng tính axit trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và làm chậm quá trình tiêu hóa. Bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng co thắt dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi và táo bón.
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng: Lượng đường cao trong mật ong gây mòn men răng hoặc sâu răng khi mang thai.
- Gây tăng cân: Trong mật ong có một lượng calo rất lớn, có khả năng khiến mẹ bầu tăng cân khi mang thai.
Một số lưu ý khi bà bầu uống mật ong
Để đạt được lợi ích sức khỏe tốt nhất, bà bầu nên sử dụng mật ong đúng cách. Trong quá trình sử dụng, nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Sử dụng kết hợp mật ong với một số loại thực phẩm khác có thể gây ra tình trạng ngộ độc. Đặc biệt là: cây thì là, hành tây, đậu phụ, cá chép, lá hẹ,… Nếu ngày hôm đó đã uống mật ong thì mẹ bầu không nên sử dụng các loại thực phẩm trên và ngược lại.
- Không nên dùng mật ong khi bị đầy bụng, tiêu chảy hoặc có các vấn đề về tiêu hóa khác.
- Ưu tiên sử dụng mật ong đã tiệt trùng, hạn chế mật ong thô để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Đặc biệt, mật ong hữu cơ là lựa chọn tốt nhất vì sản phẩm này không phải trải qua quá nhiều quá trình chế biến.
- Không nên pha mật ong với nước sôi hoặc các đồ uống nóng vì nhiệt độ cao phá vỡ cấu trúc các enzyme có lợi cho cơ thể.
- Không kết hợp sử dụng mật ong với các loại thực phẩm giàu vitamin C và vitamin D vì các khoáng chất trong mật ong sẽ phá hủy vitamin, làm giảm lợi ích đối với cơ thể.
- Nếu mẹ bầu có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc bị tiểu đường thai kỳ thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Nếu mật ong đã xuất hiện các bọt khí thì nên nhanh chóng sử dụng hết, vì lúc này nấm men có thể phát triển và phân giải các thành phần dinh dưỡng, khiến mật ong bị biến chất. Tuy mật ong không hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được lâu.
- Không bảo quản mật ong bằng các vật đựng bằng kim loại, vì acid hữu cơ và đường trong mật ong có thể lên men thành acid etylenic. Hợp chất này ăn mòn lớp kim loại, làm mật biến chất. Người dùng dễ bị ngộ độc, lợm giọng và nôn mửa.
Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng bạn đã biết được bà bầu có uống được mật ong không. Sử dụng mật ong đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu dùng sai cách sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Chính vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!