Sáp Ong Có Ăn Được Không?
Sáp ong là sản phẩm có vị ngọt, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe không thua kém gì sữa ong chúa và mật ong, có thể ăn được. Sáp ong có thể sử dụng để làm nguyên liệu ẩm thực, làm nguyên liệu mỹ phẩm, cải thiện viêm họng, viêm xoang, đau dạ dày,..
Sáp ong có ăn được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Sáp ong là sản phẩm có vị ngọt, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe không thua kém gì sữa ong chúa và mật ong. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị hơn về loại thực phẩm này.
Sáp ong có ăn được không?
Với thắc mắc sáp ong có ăn được không thì câu trả lời chắc chắn là CÓ. Các chuyên gia cho biết, bạn có thể ăn cả tổ ong, bao gồm cả phần mật ong và các tế bào sáp bao xung quanh nó.
Sáp ong có thể hiểu đơn giản chính là một phần của chiếc tổ ong, được nằm trong một lớp màng bao quanh tổ. Sáp ong được hình thành nhờ những chú ong thợ thu lượm từ nhiều loại thực vật khác nhau, qua miệng của ong sẽ tạo thành một dạng keo dẻo để hàn kín quanh tổ.
Sáp ong được sinh ra từ các tuyến trong bụng của ong. Cụ thể, sáp được sản xuất từ các con ong non, sau đó được lấy ra khỏi cơ thể chúng rồi được trộn với nước bọt của ong cũng như các enzyme khác.
Sau khi ong nhai và xử lý sáp, nó sẽ gắn lại vào tổ. Sáp ong có tác dụng giúp lưu trữ mật ong được an toàn và nó có thể giúp bảo vệ tổ ong tránh khỏi sự tấn công của các sinh vật hoặc các chất gây ô nhiễm khác.
Sáp ong sẽ bao gồm 3 phần đó là: Phần sáp chữa mật, phần sáp chứa phấn hoa, phần sáp chữa nhộng và ong non. Trung bình một tổ ong mật sẽ phải sử dụng hết 3kg mật và phấn hoa mới có thể sản xuất ra được 1kg sáp ong.
Tác dụng của sáp ong có thể bạn chưa biết
Sáp ong là nguyên liệu có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp con người, một số có thể kể đến như: Vitamin E, vitamin B1, vitamin B2, vitamin D, pro-vitamin A, canxi, magie, đồng, kẽm, sắt, axit béo, axit phenethyl ester, flavonoids, caffeine. Trong đó, phải kể đến là hợp chất thực vật nhóm flavonoids, gồm 20 – 30 loại khác nhau như pinocembrin, chrysin và galangin.
Các hoạt chất này mang đến cho con người hàng loạt những công dụng nổi bật như:
Sử dụng sáp ong làm nguyên liệu ẩm thực
Bạn có thể dùng sáp ong để ngâm rượu sẽ cho màu sắc đẹp mắt và hương vị vô cùng thơm ngon. Ngoài ra, sáp ong có thể được ăn trực tiếp, chế biến thành các món ăn và pha thành nhiều loại đồ uống tốt cho sức khỏe như món bánh nướng mật ong, salad sáp ong với trái cây, nước sốt và nước chanh mật ong.
Dùng làm nguyên liệu mỹ phẩm
Sáp ong là một nguyên liệu quen thuộc trong các sản phẩm làm đẹp như: Kem bôi da, kem dưỡng ẩm, mặt nạ, son môi, son dưỡng… Bạn có thể kết hợp sáp ong với các nguyên liệu khác để tăng hiệu quả dưỡng da như: Tinh dầu bạc hà, dầu oliu, dầu dừa, dầu hạnh nhân, tinh dầu hoa hồng.
Hàm lượng vitamin A có trong sáp ong cũng giúp cung cấp một lượng nước nhất định để làm mềm da, dưỡng ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô da, bong tróc.
Sử dụng sáp ong để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật
Một số hoạt chất như vitamin, protein, carbohydrate, khoáng chất và các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong sáp ong có tác dụng góp phần tăng khả năng giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo bệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Ngoài ra, các axit béo chuỗi dài và nhóm polyphenol trong sáp ong có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Từ đó giúp cơ thể kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Cách sử dụng sáp ong hiệu quả
Bên cạnh nghi vấn sáp ong có ăn được không, việc sử dụng sáp ong như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả cũng được rất nhiều người quan tâm. Nhờ có chứa các dưỡng chất tuyệt vời, sáp ong đã và đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào trong đời sống. Dưới đây là những cách sử dụng sáp ong phổ biến, an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo:
- Chữa viêm họng: Sử dụng 4g sáp ong khô tán thành bột mịn, đen hòa với nước ấm 50 độ C rồi uống, mỗi ngày 1 cốc sẽ giúp chữa viêm họng vô cùng hiệu quả.
- Trị bỏng ngoài da: Bạn có thể sử dụng sáp ong để bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị bỏng, mỗi ngày 2-3 lần sẽ giúp làm dịu vết thương, giúp vết thương nhanh lành.
- Trị hăm tã ở trẻ nhỏ: Sáp ong rất lành tính lại giàu vitamin A và các thành phần dưỡng chất, có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào nên được dùng để trị vùng da bị hăm tã của trẻ, giúp giảm đau vừa nhanh lành tổn thương.
- Trị viêm xoang: Ngâm 500g sáp ong với 2 lít rượu nếp trong vòng 3 tháng, uống mỗi ngày từ 10ml – 20ml sẽ giúp trị bệnh viêm xoang hiệu quả.
- Điều trị băng huyết: Phụ nữ sau sinh nếu bị băng huyết có thể dùng từ 2 – 3 thìa sáp ong pha với rượu, đem hâm nóng rồi uống.
- Điều trị bệnh dạ dày, đại tràng: Sử dụng 15g sáp ong, 15g sơn dược và 20g bạch truật nấu với 100ml nước, dùng uống thay nước lọc mỗi ngày sẽ hỗ trợ điều trị đau dạ dày và viêm đại tràng rất tốt.
- Chữa viêm mũi dị ứng: Dùng sáp ong ngâm rượu, uống 1 chén nhỏ, mỗi ngày sử dụng 2 lần sẽ giúp làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng.
- Chữa mụn nhọt: Bạn kết hợp sáp ong cùng phèn phi thành hỗn hợp đồng nhất để uống, đồng thời trộn mật ong cùng bột quế để bôi lên vùng da bị nhọt sẽ giúp các nốt mụn được loại bỏ, không gây đau nhức.
- Giảm đau nhức xương khớp: Dùng sáp ong ngâm rượu uống hoặc dùng để xoa bóp sẽ giúp giảm đau xương khớp cho người cao tuổi hiệu quả.
- Kháng khuẩn, chống viêm: Nhờ có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn mà sáp ong được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da như chàm, mụn, viêm da cơ địa, dị ứng mỹ phẩm.
- Giải độc cơ thể: Một số hoạt chất có trong sáp ong có công dụng giải độc rất tốt. Do đó bạn có thể hòa sáp ong với nước ấm để uống sẽ giúp cơ thể giải độc nhanh chóng.
- Chữa viêm tai: Sử dụng 10g sáp ong, 20g rễ câu đằng sao vàng, 2 quả bồ kết nướng giòn và đốt, sau đó đem xông qua tai sẽ hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai hiệu quả.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng sáp ong
Mặc dù sáp ong mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên dưới đây vẫn là một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng sáp ong bạn cần ghi nhớ:
- Sử dụng sáp ong với liều lượng vừa phải bởi trong thành phần của sáp ong có chứa mật ong nên sẽ khiến người dùng có nguy cơ bị nhiễm C. botulinum – đây là một chất có thể gây hại cho cơ thể người.
- Không sử dụng sáp ong cho trẻ dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai, người vừa trải qua phẫu thuật, bệnh nhân tiểu đường, người bị huyết áp thấp, người bị bệnh gan, thận,…
- Không nên sử dụng quá nhiều sáp ong cùng lúc hoặc dùng thường xuyên bởi nó có thể gây tắc nghẽn dạ dày và làm tăng đường huyết.
- Sáp ong cũng cần được cân nhắc sử dụng cho những người có sức khỏe yếu hoặc có cơ địa dễ bị dị ứng thực phẩm.
- Những người có làn da dầu nhờn, dễ nổi mụn và kích ứng không nên sử dụng sáp ong cho mục đích làm đẹp.
- Không nên bảo quản sáp ong trong các lọ đựng bằng kim loại. Bởi vì đường và axit hữu cơ trong sáp ong sẽ lên men biến thành axit ethylenic, làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong sáp ong khiến cho người dùng khi ăn sẽ cảm thấy buồn nôn.
- Nên bảo quản sáp ong ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời và nơi có nhiệt độ cao vì sáp sẽ dễ bị nóng chảy.
- Nam giới không nên lạm dụng rượu ngâm từ sáp ong. Mỗi lần sử dụng bạn không nên dùng quá 70ml.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc sáp ong có ăn được không? Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn biết được những công dụng của sáp ong để từ đó sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!