Đông Trùng Hạ Thảo Việt Nam: Nguồn Gốc, Phân Loại Và Cách Dùng
Đông trùng hạ thảo Việt Nam ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn và tin tưởng. Không quá đắt đỏ như đông trùng nguyên con Tây Tạng, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng mà vẫn phát huy được tối đa công dụng là những ưu điểm vượt trội.
Đông trùng hạ thảo Việt Nam ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn và tin tưởng. Không quá đắt đỏ như đông trùng nguyên con Tây Tạng, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng mà vẫn phát huy được tối đa công dụng là những ưu điểm vượt trội. Để hiểu rõ hơn về loại dược liệu này, nguồn gốc, phân loại, những ưu và nhược điểm, địa chỉ mua uy tín chất lượng, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Nguồn gốc và phân loại đông trùng hạ thảo nuôi cấy tại Việt Nam
Đông trùng hạ thảo Việt Nam không phải là đông trùng nguyên con tự nhiên ở Tây Tạng. Đây là kết quả của quá trình nuôi trồng trong phòng thí nghiệm trên nguồn cơ chất (cơm dừa, gạo lứt, đậu xanh,…), nhộng tằm, bọ xít,… Dược liệu nuôi trồng cho hàm lượng dược tính quý hiếm Cordycepin và Adenosin ở mức cao khoảng 60 – 70 % so với loại khai thác trong tự nhiên.
Hiện nay chỉ có một số ít đơn vị trên cả nước nuôi trồng thành công loại dược liệu này. Bởi để có thể nuôi trồng yêu cầu sự đầu tư về máy móc, trang thiết bị, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao và kinh nghiệm.
Đông trùng Việt Nam được nuôi cấy ở điều kiện tiêu chuẩn có mức nhiệt độ mô phỏng thay đổi ngày đêm dựa trên chỉ số thực được thu thập từ cao nguyên Tây Tạng. Chính nhờ đó đông trùng Việt Nam có thể đảm bảo được thành phần dược tính và chất dinh dưỡng tương tự như đông trùng nguyên con.
Quy trình nuôi trồng và sản xuất đông trùng hạ thảo ở Việt Nam cần thực hiện theo 4 bước tiêu chuẩn như sau:
- Bước 1: Nuôi sợi đông trùng trong điều kiện tiêu chuẩn bằng cách cấy nấm trùng thảo vào các giá thể. Nhiệt độ trung bình từ 18 – 20 độ C, độ ẩm từ 75% đến 80%. Chờ đợi nấm phát triển kín bề mặt sinh khối mất khoảng 10 đến 12 ngày.
- Bước 2: Tạo quả thể khi sợi nấm đã phát triển đủ dài.
- Bước 3: Nuôi quả thể phát triển thành cây trong khoảng 2 tháng, ngọn trùng thảo sẽ phát triển trở thành bào tử nấm.
- Bước 4: Thu hoạch đông trùng. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngọn nấm bắt đầu chuyển sang màu vàng sẫm. Sau khi thu hoạch xử lý thô và đưa đến các cơ sở chế biến và bảo quản đông trùng ở điều kiện tiêu chuẩn. Sản phẩm sau chế biến gồm có đông trùng hạ thảo dạng viên của Việt Nam, dạng nước, dạng cao, hoặc đông trùng khô, tươi nguyên bản.
Hiện nay trên thị trường, đông trùng hạ thảo Việt Nam được phân loại như sau:
- Đông trùng hạ thảo dạng sợi nấm
- Đông trùng hạ thảo nguyên con ký chủ nhộng tằm.
- Đông trùng hạ thảo bọ xít (trùng thảo được nuôi cấy trên giá thể bọ xít).
- Đông trùng hạ thảo ve sầu (trùng thảo được nuôi cấy trên giá thể ve sầu).
Chế phẩm đông trùng hạ thảo Việt Nam khá đa dạng bao gồm: Đông trùng hạ thảo dạng nước, viên uống, tán bột, rượu ngâm, ngâm mật ong, chưng yến,….
Những ưu điểm và nhược điểm của đông trùng Việt Nam
Đông trùng hạ thảo Việt Nam giá rẻ có thực sự tốt không và loại trùng thảo này có ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm trùng thảo Việt Nam:
- Giá thành rẻ hơn so với đông trùng nguyên con Tây Tạng hoặc các loại sản phẩm đông trùng nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Hàn.
- Sản phẩm được nuôi trồng và sản xuất trong nước nên có thể truy xuất được nguồn gốc cũng như có sự kiểm định của các cơ quan chức năng về chất lượng.
- Trùng thảo Việt Nam được nuôi cấy trong điều kiện tiêu chuẩn nên có hàm lượng dinh dưỡng và dược tính cao.
- Được bào chế dưới nhiều dạng như viên đông trùng hạ thảo Việt Nam, nước uống nguyên chất hoặc được mix với một số loại dược liệu quý khác.
Nhược điểm của đông trùng Việt Nam:
- Đông trùng tươi nhiều dưỡng chất nhưng khó bảo quản được lâu.
- Khi chế biến các món ăn từ đông trùng nếu không làm đúng cách sẽ mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Đối với các dạng đông trùng bào chế cần sử dụng thời gian dài 1 – 3 tháng mới phát huy được hết công dụng.
Cách ăn đông trùng hạ thảo tốt nhất, hấp thụ được nhiều dưỡng chất nhất
Với những sản phẩm đông trùng được bào chế có thể sử dụng trực tiếp theo hướng dẫn và liều lượng mỗi ngày. Còn với đông trùng nguyên chất cần biết cách chế biến để giữ lại được dưỡng chất có trong đông trùng.
Dưới đây, chuyên trang gợi ý cho bạn một số cách ăn đông trùng hạ thảo như sau:
- Ăn trực tiếp: Nhai trực tiếp đông trùng hạ thảo sợi nấm hoặc ký chủ nhộng tằm tươi – khô trong miệng. Nhai từ từ để các dưỡng chất được tiết ra và hấp thụ vào cơ thể.
- Hãm trà: Đông trùng hạ thảo Việt Nam hãm cùng nước sôi cho thêm một ít táo đỏ, kỷ tử hoặc mật ong để tăng hương vị, dễ uống cũng như mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
- Đông trùng chế biến món ăn: Hầm đông trùng với gà ác, chim câu, các loại thảo dược khác như kỷ tử, dược liệu bạch chỉ … Lưu ý khi hầm đậy nắp kín và hầm trong 1 – 2h đồng hồ, hầm xong sử dụng luôn không để ngoài quá lâu sẽ làm mất đi một lượng dưỡng chất đáng kể có trong đông trùng.
- Đông trùng ngâm mật ong: Có thể ngâm đông trùng với mật ong nguyên chất để bảo quản được lâu hơn. Thời gian ngâm tối thiểu 20 – 30 ngày để dưỡng chất hòa quyện ra cùng với mật ong.
Với những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về đông trùng hạ thảo Việt Nam. Đồng thời tìm được một địa chỉ mua hàng uy tín, chất lượng để sử dụng và chăm sóc sức ngay tại nhà.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!