Kỷ Tử: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán Chi Tiết
Kỷ tử không chỉ được biết đến là một loại hương liệu giúp cho món ăn trở nên đặc biệt, thơm ngon hơn. Thế nhưng, nhiều người vẫn không biết được rằng đây cũng là một loại thuốc Đông y có hiệu quả vượt trội trong việc điều trị nhiều bệnh lý. Để hiểu rõ hơn về đặc tính, công dụng, cách dùng của kỷ tử, mời bạn cùng theo dõi qua bài viết sau đây.
Kỷ tử không chỉ được biết đến là một loại hương liệu giúp cho món ăn trở nên đặc biệt, thơm ngon hơn. Thế nhưng, nhiều người vẫn không biết được rằng đây cũng là một loại thuốc Đông y có hiệu quả vượt trội trong việc điều trị nhiều bệnh lý. Để hiểu rõ hơn về đặc tính, công dụng, cách dùng của kỷ tử, mời bạn cùng theo dõi qua bài viết sau đây.
Kỷ tử là gì, đặc điểm nổi bật
Biệt dược, Dưỡng nhan thuật hay Khước lão chốn dân gian đều là những tên gọi mà người xưa đặt cho kỷ tử. Cũng chính bởi những tác dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe tổng thể, sinh lực của nam giới và sắc đẹp của phụ nữ.
Kỷ tử là gì?
Kỷ tử còn được gọi là củ khỉ, cẩu kỷ hay củ khởi, là vị thuốc thuộc danh mục thuốc quý hiếm. Loại dược liệu này được sử dụng từ đời Đường của Trung Quốc, xuất hiện phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, dưỡng nhan cho giới quý tộc, vua chúa.
Tên tiếng anh của kỷ tử là wolfberry hoặc goji berry, có nguồn gốc từ vùng Đông Nam của Châu Âu, trải rộng sang vùng Tây Nam của Châu Á. Theo khoa học, kỷ tử là tên gọi chung của giống cây phát triển từ loài Lycium chinense hoặc Lycium barbarum. Hai loài này đều có quan hệ gần với họ Cà, có hình dạng khá giống nhau, tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt chúng bằng hương vị và hàm lượng đường.
Nó đã được sử dụng phổ biến trong nền ẩm thực của các nước Châu Á từ rất lâu. Đồng thời cũng là thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền của người Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản từ thế kỷ III sau Công Nguyên.
Đặc điểm nổi bật của kỷ tử
Ngày nay, kỷ tử được nuôi trồng chủ yếu tại Trung Hoa, còn ở Việt nam chúng được trồng nhiều ở một số vùng núi phía Bắc như Sapa, Hà Giang và Lào Cai.
- Đặc điểm cây
Kỷ tử có thân cao từ 0,5 – 1,5m, cánh nhỏ, thỉnh thoảng có gai nhỏ, ngắn mọc ở kẽ lá. lá cây thường mọc so le nhau, còn một số lại mọc vòng tại một điểm. Cuống lá ngắn chỉ khoảng 2 – 6mm, phiến lá có hình mác, phần đầu và cuống của lá đều hẹp và hơi nhọn. Hoa nhỏ, mọc riêng lẻ tại kẽ lá hoặc một số bông tụ lại với nhau, cánh hoa có màu tím đỏ. Quả của cây là dạng quả mọng, hình trứng, dài từ 0,5 – 2cm, khi chín có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, bên trong chứa nhiều hạt.
- Mùa thu hoạch, quy trình thu hái
Mùa nở của hoa kỷ tử là vào tháng 6 – 9 hàng năm, do đó vào tháng 7 – 10 là mùa thu hoạch quả. Khi quả chín đỏ thì hái vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, sau đó được đem đi phơi khô theo cách đặc biệt. Quả được trải mỏng, phơi trong mát hoặc bóng râm, tới khi vỏ ngoài bắt đầu nhăn lại thì mới mang ra nơi nhiều nắng để phơi cho thật khô.
- Bộ phận sử dụng
Gần như mọi bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc với nhiều công dụng và cách bào chế khác nhau. Phần lá và thân cây thường được dùng để nấu canh, làm món ăn vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe, còn quả khô là vị thuốc vô cùng phổ biến trong các bài thuốc Đông y.
- Giá trị dinh dưỡng
Không đơn thuần mà kỷ tử được vua chúa ưa chuộng, được sử dụng lâu đời trong dân gian. Cũng bởi loại dược liệu này mang tới nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, đặc biệt là lượng vitamin và khoáng chất. Cụ thể, trung bình trong 5 muỗng canh (tương đương với 28g) quả kỷ tử khô chứa hàm lượng dinh dưỡng gồm:
- Năng lượng: 98 calo.
- Carbs: 21.6g.
- Chất đạm: 4g.
- Chất béo: 0.1g.
- Chất xơ: 3.6g.
- Đường: 21.8g.
- Vitamin A: 501% DV (dựa trên giá trị hàng ngày).
- Vitamin C: 15% DV.
- Sắt: 11% DV (dựa trên giá trị hàng ngày).
Chúng ta có thể thấy rằng, chỉ cần một lượng nhỏ kỷ tử trong bữa ăn hàng ngày cũng có thể cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất xơ, vitamin A, C và sắt.
Dược tính, thành phần và công dụng của kỷ tử
Kỷ tử có vị đắng, pha thêm một chút chua nhưng lại xen lẫn cảm giác ngọt thanh ở hậu vị. Chúng ta có thể ăn trực tiếp quả tươi hoặc quả đã được phơi khô, đặc biệt các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao về dược tính và thành phần của loại quả này.
Dược tính trong Đông y
Theo như các ghi chép trong Đông y thì kỷ tử có vị ngọt, tính bình hòa, quy vào kinh Can – Phế – Thận, mang đến nhiều công dụng như:
- Bổ huyết, sinh tinh, ích tinh, cường âm đạo.
- Bổ can thận, nhuận phế, ích khí, sinh tân.
- Bổ can thận chân âm bất túc và tu dưỡng cho can thận.
- Trừ phong, bổ cho gân cốt và khử hư lao.
- Minh mục, an thần.
Với dược tính cao, kỷ tử thường được dùng để chủ trị các chứng:
- Hư can thận, hư lao, hư tổn âm huyết, tiêu khát.
- Trị chứng huyết hư gây ra chóng mặt, xây xẩm mặt mày.
- Trị chứng đau thắt lưng, di tinh, bổ ích tinh huyết.
Ngoài ra thì đây cũng là vị thuốc bổ huyết, dưỡng nhanh, khước lão hiệu quả dành cho phái đẹp.
Thành phần hóa học
Từ kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu trong Y học hiện đại, quả kỷ tử có chứa rất nhiều thành phần hóa học khác nhau, trong đó thành phần chủ yếu là hoạt chất Betaine. Ngoài ra, khi phân tích trong 100g quả thu được 150mg Ca, 3.96mg Carotene,0.23g Thiamine, 0.33mg Riboflavin, 3.4mg Fe, 3 mg Vitamin C, 0.23mg Amon Sunfat, 7mg axit nicotinic.
Những nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng, cứ 120g cây kỷ tử có thể cung cấp cho cơ thể 10% protein thiết yếu mỗi ngày. Còn các thành phần dưỡng chất còn lại đều có hiệu quả tích cực đối với sức khỏe của con người.
Công dụng của kỷ tử
Những công dụng cụ thể của loại dược liệu này tới sức khỏe con người gồm có:
- Cải thiện thị lực: Hoạt chất Zeaxanthin có trong quả giúp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại như ánh nắng mặt trời, tia cực tím… phù hợp để trị bệnh thoái hóa điểm vàng ở người già. Ngoài ra, với hàm lượng vitamin A dồi dào còn có tác dụng bổ mắt, tốt cho bệnh cận thị, viễn thị, loạn thị, cải thiện thị lực.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Nhờ vào hàm lượng vitamin dồi dào giúp nâng cao sức đề kháng, tiêu diệt và ngăn chặn nhiều loại virus có hại tấn công cơ thể, nhất là khi thay đổi thời tiết. Do vậy mà loại quả này thường được dùng để ngừa cảm cúm.
- An thần: Hoạt chất Mangan, vitamin B, C cùng lượng chất xơ dồi dào trong kỷ tử mang tới năng lượng tích cực cho cơ thể, giúp an thần, tạo cảm xúc tích cực, chống trầm cảm, giảm căng thẳng, lo âu.
- Tăng cường chức năng sinh lý cho nam: Bổ sung nội tiết tố Testosterone, giúp cải thiện chất lượng tinh trùng, sinh tinh, tăng cường ham muốn tình dục, duy trì thời gian cương cứng, kéo dài thời gian quan hệ, hỗ trợ trị chứng yếu sinh lý, vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.
- Bổ gan: Kỷ tử có tính mát, khả năng thanh nhiệt, đào thải nhiều loại độc tố tích tụ trong gan, bảo vệ và ức chế lượng mỡ trong gan, giảm thiểu tình trạng viêm gan nhiễm mỡ. Ngoài ra nó còn giúp tái sinh lại các tế bào gan bị tổn thương một cách hiệu quả.
- Bổ phổi: Giúp thúc đẩy hoạt động của các tế bào bạch cầu để chống lại virus, vi khuẩn có hại, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh viêm phổi, cúm, hen suyễn…
- Giảm đau, kháng khuẩn: Kỷ tử có khả năng làm lành vết thương nhanh, hạn chế để lại thâm sẹo, chống nhiễm trùng ở vết thương và cực kỳ tốt cho người bị nhức mỏi cơ bắp, đau xương khớp.
- Hạ huyết áp, giãn mạch: Nhờ vào hoạt chất Polysacarit giúp ngăn chặn bệnh tăng huyết áp, đồng thời điều hòa và ổn định huyết áp hiệu quả.
- Dưỡng nhan, chống lão hóa: Với nguồn vitamin C dồi dào cùng với 8 loại axit amin, Beta-carotene giúp chống lại các gốc tự do, làm mờ nám, giảm thâm mụn, dưỡng cho da trắng sáng, mịn màng, làm mờ vết nhăn và giúp trẻ hóa làn da.
- Kích thích mọc tóc: Vitamin A trong kỷ tử có khả năng tăng cường lưu thông máu ở vùng da đầu, kích thích mọc tóc, ngăn ngừa tóc gãy rụng. Mặt khác, vitamin C sẽ giúp tóc hấp thụ sắt tốt hơn, nhanh dài và chắc khỏe.
- Giảm cân: Điều đặc biệt ở kỷ tử là chứa hàm lượng protein cao, giàu dưỡng chất, chất xơ, nhưng lại không nhiều calo và chất béo, lượng đường thấp nên có thể giúp cơ thể loại bỏ mỡ dư thừa, tạo cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác đói, thèm ăn.
- Ngăn ngừa ung thư: Các hoạt chất trong quả giúp ức chế sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào ung thư, chống lại chất phóng xạ, hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Ngoài ra còn giúp bồi bổ cơ thể, phù hợp với người ốm yếu, suy nhược cơ thể, căng thẳng kéo dài.
Kỷ tử nên dùng thế nào cho đúng?
Với lịch sử dùng trị bệnh lâu đời trong Y học cổ truyền, kỷ tử được nghiên cứu và sử dụng theo rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tham khảo qua cách dùng cho từng chứng bệnh cụ thể sau đây.
Tăng cường thị lực
Như đã nói ở trên, quả kỷ tử rất giàu zeaxanthin – chất chống oxy hóa tuyệt vời cho đôi mắt. Sử dụng loại quả này được coi là biện pháp điều trị tự nhiên cho bệnh thoái hóa điểm vàng ở người già và bảo vệ đôi mắt trước tác động của tia cực tím, gốc tự do…
Cách sử dụng
Chữa đau mắt đỏ, lên mộng thịt ở mắt:
- Chuẩn bị lá, cành hoặc quả kỷ tử tươi đều được, mang đi rửa sạch bằng nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
- Đem giã nhuyễn, lọc bỏ phần bã, giữ lại phần nước cốt.
- Dùng nước cốt thu được nhỏ trực tiếp vào khóe mắt hoặc dùng bông y tế sạch thấp nước thuốc rồi chấm lên mắt.
- Mỗi ngày nhỏ hoặc chấm nước thuốc khoảng 3 – 4 lần cho tới khi các triệu chứng giảm dần.
Chữa hoa mắt, bị mộng thịt ở mắt do thận hư, suy nhược:
- Chuẩn bị: 1kg cây kỷ tử, 40g tiểu hồi hương, 40g thục tiên, 40g tiêu ma, 40g bạch phục linh, 40g thục địa, 40g bạch truật, cùng với mật ong và rượu trắng.
- Kỷ tử đem đi ngâm với rượu, sau đó chia làm 4 phần bằng nhau. Trong đó 1 phần đem sao vàng trên lửa nhỏ, 3 phần còn lại sao vàng cùng tiểu hồi hương, thục tiêu và chi ma, sau đó thì cho tiếp các loại dược liệu còn lại vào.
- Trộn đều các dược liệu đã sao cùng nhau rồi tán nhỏ thành dạng bột mịn, cho thêm một chút mật ong và vo thành viên hoàn, mỗi ngày uống từ 2 – 3 viên.
Chữa các bệnh về gan
Các loại quả mọng được sử dụng khá phổ biến với nhiều loại thảo mộc truyền thống để làm sạch và thải độc gan. Đặc biệt, trong những ngày nóng nực thì bài thuốc từ kỷ tử sẽ giúp bạn hạ hỏa và tăng cường sinh khí.
Cách thực hiện
Trị can thận hư, đau nhức cơ thể, mờ mắt, hay sốt chiều, đổ mồ hôi trộn:
- Chuẩn bị: 6g kỷ tử, 16g thục địa, 12g hoa cúc, 6g đơn bì, 6g phụ linh.
- Đem toàn bộ các vị thuốc kể trên tán thành bột mịn, tẩm cùng một ít mật ong rồi vo thành viên hoàn.
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 6g, tốt nhất nên uống cùng với nước muối ấm, nhạt.
Trà kỷ tử giúp thanh lọc và giải độc cho gan:
- Chuẩn bị: 3 – 5 quả kỷ tử khô, một ít trà ngon, 1 thìa mật ong nguyên chất.
- Đem kỷ tử bỏ và trà bỏ vào ấm rồi hãm như hãm trà trong vòng 10 phút, thêm một chút mật ong vào khuấy đều.
- Dùng trà này uống mỗi ngày để thanh lọc cho cơ thể và giải độc gan.
Trị viêm gan mãn tính, bệnh xơ gan do âm hư:
- Chuẩn bị: 12 – 24g kỷ tử, 12 – 40g sinh địa, 12g bắc sa sâm, 6g xuyên luyện tử, 12g đương quy.
- Cho tất cả các vị thuốc kể trên vào siêu sắc thuốc cùng với nước, sắc nhỏ lửa cho tới khi cô cạn lại còn khoảng 1 chén nước,
- Lọc bỏ bã, lấy phần nước thuốc uống mỗi ngày 1 lần sau khi ăn khoảng 30 phút.
Tăng cường sinh lý nam
Các chuyên gia cho rằng, kỷ tử có khả năng hỗ trợ sinh lý và sức khỏe sinh sản ở nam giới, cải thiện chức năng tình dục, tăng cả về chất lẫn lượng của tinh trùng, kéo dài thời gian quan hệ… Loại dược liệu này còn được đánh giá là có thể thay thế cho các phương thức điều trị rối loạn cương dương hư Viagra.
Cách thực hiện
Trị chứng thận hư, di tinh, ra nhiều huyết trắng, suy nhược cơ thể:
- Chuẩn bị: 160g kỷ tử, 320g thục địa, 160g sơn dược sao, 160g thỏ ty tử, 160g sơn thù nhục, 160g suy bản sao, 120g ngưu tất, 160g lộc giao sao.
- Đem toàn bộ các loại dược liệu trên tán thành bột mịn rồi bảo quản trong lọ kín để dùng dần.
- Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 12 – 16g bột trên pha cùng nước ấm.
Bổ thận sinh tinh, tăng khả năng cương dương, kéo dài thời gian quan hệ, kích thích ham muốn:
- Chuẩn bị: 50g kỷ tử, 100g nhục thung dung, 100g thục địa, 100g huỳnh tinh, 50g sinh địa, 50g dâm dương hoắc, 50g quy đầu, 50g đỗ trọng, 50g bắc kỳ, 50g phòng đảng sâm, 40g hắc táo nhân, 40g ngưu tất xuyên, 40g cốt toái bổ, 40g nhân sâm, 40g xuyên tục đoạn, 40g lộc giác giao, 40g đan sâm, 30g cam cúc hoa, 20g lộc nhung, 20g trần bì, 30 quả táo đại.
- Cho toàn bộ nguyên liệu kể trên vào bình thủy tinh có nắp đậy kín cùng 10 lít rượu 40 độ.
- Đun thêm khoảng 300g đường phèn với 500ml nước cho tan ra, đợi cho nguội rồi đổ vào bình rượu thuốc, ngâm trong khoảng 30 ngày là có thể dùng được.
- Mỗi ngày lấy rượu thuốc uống 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ khoảng 25ml vào bữa cơm, không nên lạm dụng hoặc uống quá nhiều lần.
Chữa vô sinh, hiếm muộn, trị yếu sinh lý ở nam giới:
- Chuẩn bị 15g kỷ tử tươi, mỗi tối sau khi ăn dùng để nhai sống.
- Kiên trì sử dụng phương pháp này trong khoảng 1 – 3 tháng sẽ thấy vấn đề sinh lý được cải thiện rõ rệt.
Chữa các bệnh về dạ dày
Kỷ tử khi được sử dụng đúng cách sẽ hỗ trợ làm lành các vết thương tại viêm mạc dạ dày, làm giảm các cơn đau và nhiều triệu chứng liên quan khác.
Cách sử dụng
- Chuẩn bị kỷ tử đã sấy khô, sau đó đem đi sao vàng trên lửa nhỏ, rồi giã thành bột mịn và bảo quản trong hộp kín để dùng lâu dài.
- Mỗi ngày lấy ra khoảng 10 – 20g bột, pha cùng với nước ấm, uống vào buổi sáng và tối lúc bụng đói . Kiên trì sử dụng cách này trong 2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên trong quá trình dùng phải ngưng các loại thuốc khác.
Trị lao nhiệt, bổ phổi
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, sử dụng kỷ tử liên tục trong suốt 4 tuần có thể làm giảm viêm ở phổi, mặt khác còn tăng hoạt động của bạch cầu, chống lại một số bệnh liên quan đến phổi như hen suyễn, cúm…
Cách thực hiện
- Chuẩn bị: Kỷ tử, thanh hoa, địa bì cốt, thục địa, mạch môn, ngưu tất, miết giáp.
- Cho tất cả các vị thuốc trên vào siêu cùng với nước, sắc nhỏ lửa cho tới khi trong siêu còn lại khoảng 1 bát nước, mỗi ngày sắc thuốc uống 1 lần, uống trong ngày.
Trong trường hợp người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như cảm lạnh, sốt, ho nhiều do phế nhiệt âm hư thì có thể kết hợp thêm cùng một số loại dược liệu khác như bách bộ, tỳ bà diệp và thiên môn đông.
Giúp tăng cường về thể lực, bồi bổ cho cơ thể
Nhờ vào thành phần giàu dưỡng chất của mình mà kỷ tử được xem như phương thuốc giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, trị chứng suy nhược cơ thể, ốm yếu, rất phù hợp cho người ốm lâu ngày, mới ốm dậy.
Cách sử dụng
Trị chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ốm yếu do thời tiết:
- Chuẩn bị kỷ tử và ngũ vị tử theo đúng tỷ lệ 1:1, rồi đem đi tán mịn thành bột và bảo quản trong lọ thủy tinh kín để dùng dần.
- Mỗi ngày lấy một thìa bột thuốc pha cùng với nước nóng, đợi cho nguội bớt rồi uống như uống trà.
Chữa suy nhược cơ thể cho người thường xuyên mệt mỏi, mới ốm dậy:
- Chuẩn bị: Kỷ tử, chi ma, tiểu hồi hương, thục tiêu, bạch phục linh, thục địa, bạch truật mỗi vị thuốc 40g.
- Đem kỷ tử đi ngâm với rượu trắng rồi chia làm 4 phần bằng nhau, 1 phần sao vàng cùng thục tiêu, 1 phần sao vàng với tiêu hồi hương, 1 phần sao vàng cùng chi ma và 1 phần giữ nguyên.
- Đem tất cả đi tán thành bột mịn và trộn đều cùng với nhau, bột thu được mang bảo quản trong lọ kín để dùng dần.
- Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 12g thuốc bột pha cùng với nước ấm, uống sau bữa ăn sáng và tối.
Dưỡng nhan, làm đẹp, chống lão hóa
Trong thành phần của kỷ tử có chứa các hoạt chất giúp da khỏe mạnh, giảm kích ứng, tránh các tác động gây hại như ánh sáng mặt trời, tiêu diệt các gốc tự do, kiểm soát quá trình lão hóa của da. Mặt khác, khi nghiên cứu trên cơ thể chuột, khi cho chúng uống 5% nước ép của kỷ tử giúp chuột tránh được các rối loạn về da, tác hại của tia UV nhờ vào hợp chất chống oxy hóa dồi dào.
Cách sử dụng
Làm đẹp da, trị nám da, mờ các vết thâm sẹo:
- Chuẩn bị: 1kg kỷ tử khô, 300g sinh địa khô
- Đem hai loại dược liệu trên, tán thành bột mịn, hoặc có thể tẩm thêm mật ong để vo thành viên hoàn.
- Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng một vài viên thuốc hoặc dùng 1 thìa nhỏ bột thuốc pha cùng với rượu trắng. Kiên trì sử dụng phương pháp này thường xuyên và đều đặn, nữ giới sẽ lấy lại được làn da đẹp, sáng mịn, trẻ trung.
Chống lão hóa, bổ huyết:
- Chuẩn bị 600g quả kỷ tử phơi khô, đem ngâm cùng 2 lít rượu trắng 40 độ. Để ngâm trong vòng 2 tuần hoặc có thể mang đi hạ thổ.
- Phụ nữ uống mỗi ngày 2 chén rượu thuốc nhỏ vào các bữa ăn chính để bổ khí huyết, làm đẹp và chống lão hóa da.
Dùng kỷ tử để chữa bệnh thì cần kiêng kỵ và lưu ý những gì?
Mặc dù là loại dược liệu quý, mang tới nhiều công dụng cho sức khỏe con người, thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng kỷ tử. Đặc biệt, nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, trước khi dùng loại dược liệu này, chúng ta cần nắm rõ một số điều cấm kỵ và lưu ý sau đây:
- Nếu đang dùng thuốc chữa bệnh đái tháo đường chống loãng máu, điều trị huyết áp thì không nên dùng kỷ tử, vì nó có thể làm giảm hiệu quả mà thuốc mang lại.
- Loại dược liệu này vẫn có thể gây ra dị ứng, nhất là đối với những người từng bị dị ứng với hoa quả hay phấn hoa. Khi bị dị ứng, người bệnh trở nên nhạy cảm với ánh sáng, dễ phát ban khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Vì trong thành phần có chứa betaine – chất có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi, do vậy mà kỷ tử không được khuyến khích dùng cho phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ, thậm chí là dẫn đến sảy thai. Bên cạnh đó thì phụ nữ đang cho con bú cũng nên cẩn trọng và cân nhắc khi sử dụng, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa.
- Trong nhiều trường hợp, nó có thể gây ra sự kích thích, phấn khích, mất kiểm soát, nên người sử dụng cần lưu ý trong chuyện chăn gối.
- Những người có thể hàn, tỳ vị hư, ngoại tà thục nhiệt, mắc bệnh tiêu chảy, sốt cao, tiểu đường không nên dùng.
Kỷ tử có giá bao nhiêu, mua ở đâu uy tín?
Kỷ tử là dược liệu quý, do đó mà hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán và đa dạng về thương hiệu, chất lượng cũng như giá bán. Hầu như nguồn gốc của loại dược liệu này đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, một số ít được nuôi trồng trong nước.
Tuy nhiên, có không ít người tỏ ra e dè khi sử dụng nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc, bởi nó rất khó để kiểm định, đánh giá chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ. Mặt khác, giống cây này hiện cũng đã được nghiên cứu và nuôi trồng tại Việt Nam với chất lượng không hề thua kém. Chính vì vậy mà nguồn kỷ tử của Việt Nam hiện rất được ưa chuộng và có mức giá trong khoảng 300.000 – 400.000 VNĐ/kg.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết mua kỷ tử ở đâu để vừa đảm bảo mà vừa có giá cả hợp lý. Vậy có thể tham khảo qua những nhà cung cấp uy tín nhất hiện nay như Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm – một trong các thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phân phối dược liệu quý.
Kỷ tử đang phân phối tại trung tâm đều được nuôi trồng – thu hoạch – bào chế – đóng gói theo chuẩn quy trình khép kín, ứng dụng cả công nghệ sấy khô hiện đại bậc nhất, đạt chuẩn CO-CQ của Bộ Y Tế. Kỷ tử được bán dưới dạng quả khô, đóng trong túi quy cách 1kg có giá 340.000VNĐ và túi quy cách 500g có giá 170.000 VNĐ.
Chúng ta đã vừa cùng tìm hiểu xong về đặc điểm, công dụng, cách sử dụng của kỷ tử một cách hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức về dược liệu, biết cách trị nhiều chứng bệnh và đặc biệt là tìm mua được nguồn dược liệu sạch, an toàn và đảm bảo.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!