Na Rừng: Thành Phần, Công Dụng, Giá Bán Chi Tiết

Một trong những loại dược liệu quý của núi rừng, được mọi người tìm mua và sử dụng nhiều, đó là na rừng. Người ta vẫn truyền tai nhau về lợi ích mà loại cây này mang lại trong việc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Vậy thực chất na rừng có công dụng như thế nào và được dùng ra sao, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới  đây.

Một trong những loại dược liệu quý của núi rừng, được mọi người tìm mua và sử dụng nhiều, đó là na rừng. Người ta vẫn truyền tai nhau về lợi ích mà loại cây này mang lại trong việc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Vậy thực chất na rừng có công dụng như thế nào và được dùng ra sao, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới  đây.

Một số đặc điểm về quả na rừng

Na rừng hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Nắm cơm, xưn xe, na dây, ngũ vị tử nam. Khác với na thường, loại cây này thuộc nhóm thân leo, mảnh, nhánh mọc trườn và trên thân có phủ một lớp lông tuyến mịn màu nâu đậm. Lá na hình bầu dục hoặc thuôn, dài khoảng 6 – 10cm, rộng từ 3 – 4cm, mặt dưới của lá nhẵn bóng.

Na rừng thuộc nhóm thân leo, mảnh, nhánh mọc trườn
Na rừng thuộc nhóm thân leo, mảnh, nhánh mọc trườn

Hoa của cây na này là hoa đơn màu đỏ tía, mọc ở nách là và dài khoảng 15mm, rộng 10mm. Quả có hình dạng như na thường nhưng kích thước to gấp đôi hoặc gấp ba lần. Phần thịt quả na rừng khi chín có màu hồng, múi to và mùi thơm nhẹ, có thể ăn được nhưng do thịt ít nên người ta chủ yếu dùng làm thuốc.

Loại cây này thường mọc ở các khu rừng kín, có độ cao từ 200 – 1000m, đặc biệt ở các vùng Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Lâm Đồng, Huế,..

Nhiều người thắc mắc na rừng có mấy loại. Hiện nay người ta tìm được 2 loại đó là:

  • Na rừng đỏ: Khi chín có màu đỏ, mùi thơm đặc trưng và có nhiều công dụng hơn nên giá trị cao hơn.
  • Na rừng trắng: Có màu vàng nhạt khi chín, phần khe múi hơi đỏ và giá trị thấp hơn.

Mùa hoa của loại cây này thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 6, quả bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 9. Đây chính là thời điểm thích hợp để thu hoạch và chế biến. Được biết, loại na này được xem là dược liệu đa tác dụng, do đó người ta thường phơi khô, đóng hộp bảo quản để làm thuốc chữa bệnh.

Do na rừng được xem như vị thuốc quý, nên các nhà khoa học đã dành thời gian nghiên cứu thành phần hóa học của loại cây này. Theo phương pháp sắc khí, trong tinh dầu của na rừng có 36 loại hợp chất đạt 97,23%, ngoài ra, có các thành phần chính như: Beeta – Caryophyllene chiếm 52,17%, Himachalene chiếm 5,95%, Humulene chiếm 5,04%, Copaene chiếm 3,74%.

Khi phân tích cây này, người ta cũng tìm được các thành phần khác như: Vitamin B1, vitamin C, vitamin B2, vitamin B3, canxi, carbohydrate, careoten, chất xơ, chất béo. Tất cả những thành phần dưỡng chất của na đã được công bố là có tác dụng điều trị bệnh cao. Chính vì vậy đây được xem như thảo dược quý và được nhiều người tìm mua.

Quả na rừng có tác dụng gì?

Na rừng xuất hiện trên các khu vực vùng núi, từ lâu đã được bà con nơi đây dùng là nguyên liệu chữa bệnh. Tất cả các bộ phận của loại cây này bao gồm rễ, thân và quả đều có công dụng trị bệnh rất tốt.

Tác dụng của quả na rừng

Theo nghiên cứu, quả na rừng đem lại tác dụng cao trong Đông y như: Hành khí, chỉ thống, tác ứ, hoạt huyết, khu phong tiêu thũng,… Người ta thường dùng cây này với những lợi ích sau:

Quả na rừng đem lại tác dụng cao trong Đông y
Quả na rừng đem lại tác dụng cao trong Đông y
  • Bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý cho phái mạnh: Các hoạt chất trong loại quả này có thể làm tăng hàm lượng hormone testosterone ở nam giới, nhờ đó tăng khả năng tiết tinh dịch, giúp cánh mày râu thêm sung mãn, kéo dài thời gian cương dương và giữ được phong độ chốn phòng the. Bạn có thể ngâm rượu quả na rừng để dùng trong trường hợp yếu sinh lý, vô tinh, chất lượng tinh trùng kém, xuất tinh sớm, có tác dụng cải thiện sinh lý và tăng khả năng thụ thai.
  • Tốt cho phụ nữ sau sinh: Người dân miền núi thường lấy quả này để sắc nước cho phụ nữ sau sinh uống để làm giảm cơn đau sau sinh nở do dạ con co bóp, đau sản hậu và làm sạch máu nhanh chóng. Đồng thời loại nước này còn phòng tránh được các bệnh viêm nhiễm sau sinh.
  • Điều trị viêm loét dạ dày: Những người bị viêm loét dạ dày có thể uống nước sắc từ quả na sẽ cảm thấy giảm đau và lành vết loét nhanh chóng. Bạn nên uống thay nước trà hàng ngày để vừa điều trị, vừa phòng tránh các bệnh liên quan đến dạ dày.
  • Giúp an thần, giảm mệt mỏi: Một trong những công dụng tuyệt vời của quả na rừng đó là an thần, chữa nhức mỏi, giảm tình trạng bồn chồn, lo lắng, căng thẳng, cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Tác dụng của thân và rễ na rừng

Bên cạnh quả, người ta cũng phát hiện thân và rễ cây na này cũng cho nhiều công dụng tốt như:

  • Thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.
  • Đẩy lùi các triệu chứng của bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp.
  • Rễ của cây na có thể chữa bệnh đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và hạn chế tình trạng đau ngực.
  • Hạt na từng có thể thay thế ngũ vị tử bắc để an thần, chữa đau bụng, hạn chế ra mồ hôi và bồi bổ cơ thể bị suy nhược.

Cách dùng na rừng hiệu quả

Loại na này mang đến nhiều công dụng, tuy nhiên hiệu quả điều trị bệnh chỉ phát huy tác dụng khi bạn biết dùng đúng cách. Có thể dùng na với nhiều cách như sau:

Ngâm rượu na rừng

Loại na này khi ngâm rượu có vị hơi the, ngọt nhẹ và đặc biệt có tác dụng tốt đối với quý ông. Ngoài ra, những công dụng khác của na còn tùy thuộc vào vị thuốc kết hợp:

  • Ngâm rượu na rừng độc vị: Mang đến công dụng bổ thận, mạnh gân cốt, tăng cường sinh lý cho quý ông và chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp.
  • Ngâm rượu na rừng với ba kích, nấm ngọc cẩu, dâm dương hoắc: Hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương, giúp nam giới sản sinh nhiều tinh trùng và kéo dài thời gian quan hệ.
  • Ngâm rượu na rừng với hồng sâm, đương quy, kỷ tử: Thường dùng cho phụ nữ khí huyết yếu, khó thụ thai, có tác dụng tăng tỷ lệ có con cho những người hiếm muộn.
  • Ngâm rượu na rừng với sâm cau, cây bổ béo: Giúp phụ nữ hồi phục sức khỏe sau sinh, an thần, ăn ngon ngủ ngon hơn.

Khi ngâm rượu na, bạn có thể ngâm quả khô hoặc quả tươi đều cho tác dụng rất tốt.

Ngâm rượu na rừng mang lại nhiều công dụng tốt
Ngâm rượu na rừng mang lại nhiều công dụng tốt

Ngâm rượu na tươi:

  • Bạn rửa qua quả na, cho nguyên trái vào ống tre bịt kín, đun cách thủy qua đêm.
  • Thêm các nguyên liệu bổ dưỡng, có thể tùy vào mục đích để chọn nguyên liệu phù hợp như: Ba kích, hồng sâm, sâm cau, dâm dương hoắc, sau đó đổ rượu ngập bình.
  • Chôn bình rượu xuống đất, sau 1 năm có thể sử dụng.

Ngâm rượu na khô:

  • Bạn rửa sạch quả na, để ráo, sau đó bóc riêng từng múi, cho vào bình thủy tinh hoặc bình sành đã được rửa sạch.
  • Chuẩn bị rượu nấu thủ công 40 độ để ngâm cùng.
  • Bạn ngâm 1kg na rừng với 2 – 4 lít rượu, sau khoảng 100 ngày có thể lấy ra sử dụng.

Hãm nước từ na rừng

Không chỉ ngâm rượu mà hãm nước từ na rừng và uống thay nước trà hàng ngày cũng có thể chữa được nhiều chứng bệnh. Bạn có thể thực hiện theo một số cách hãm nước từ nanhư sau:

Đối với quả na khô:

  • Quả na tách múi, phơi thật khô và rang lên.
  • Bạn dùng những múi na này hãm nước uống hàng ngày

Đối với rễ cây na:

  • Bạn chuẩn bị rễ na rừng, sau đó rửa sạch, thái phiến rồi phơi khô.
  • Mỗi lần lấy 15 – 30 gam rễ này để hãm như nước trà.
  • Có thể thêm các nguyên liệu như: Sâm cau, Hồi sức, Bổ béo để tăng hiệu quả trị bệnh.

Giá na rừng bao nhiêu và mua ở đâu?

Na rừng thuộc loại dược liệu có dược tính cao, khó thu hoạch, đặc biệt cây này mọc trong rừng sâu nên quả của nó thường bị các loài thú ăn hết. Do đó đây được xem là loại quả quý hiếm, nhiều người tìm mua.

Đây được xem là loại quả quý hiếm, nhiều người tìm mua
Đây được xem là loại quả quý hiếm, nhiều người tìm mua

Hiện nay na rừng chính vụ thường được bán với giá khoảng 120.000 đồng đến 150.000 đồng cho 1kg. Một quả na rừng đỏ có trọng lượng lớn, nếu chín tại cây sẽ có giá khoảng 500.000 đồng/kg, với loại quả nặng 3 – 4 kg có giá trung bình khoảng 2 triệu đồng/quả.

Để có thể mua được na rừng uy tín, chất lượng, tránh trường hợp hàng giả, bạn có thể mua trực tiếp từ người dân ở vùng cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé các tiệm thuốc Đông y để mua na phơi khô hoặc na tươi về chế biến.

Những lưu ý khi dùng na rừng

Mặc dù na rừng khá lành tính và cho hiệu quả cao, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý:

  • Không lạm dụng quá nhiều na rừng, tìm hiểu kỹ và sử dụng đúng liều lượng được chỉ định cho từng đối tượng khác nhau.
  • Trước khi dùng loại cây này chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để đảm bảo an toàn.
  • Không tự ý kết hợp na rừng với các nguyên liệu khác khi chưa thực sự hiểu rõ về công dụng và tác hại có thể gặp phải.
  • Không nên dùng quá 100ml rượu na một ngày, nên chia nhỏ thành 2 – 3 bữa uống.
  • Không uống rượu na khi bụng đang đói và tốt nhất là uống trong bữa ăn.
  • Người dưới 18 tuổi không nên sử dụng rượu na rừng.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về na rừng cho bạn đọc tham khảo. Loại cây này có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, do đó bạn có thể tận dụng để dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cần tham khảo thật kỹ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người thân trong gia đình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android