Trị Chàm Bằng Lá Trầu
Công dụng của lá trầu không đối với bệnh chàm
Trị chàm bằng lá trầu không là cách chữa bệnh mang lại hiệu quả lâu dài và được rất nhiều người biết đến, áp dụng. Theo Y học cổ truyền, lá trầu có vị cay, tính ấm, mùi nồng, hơi hắc đi vào kinh Phế và kinh Tỳ. Do đó, trầu không có tác dụng trung hành khí, tiêu thũng, chỉ thống, khu phong, tán hàn, trừ đờm, chống ngứa. Từ lâu, đây được coi là vị thuốc làm cho da săn chắc, trong đó có mề đay và chàm hiệu quả. Đồng thời, nó có tác dụng làm chất kích thích, tác dụng phòng chống sốt rét và bệnh tả lỵ.
Y học hiện đại nghiên cứu và cho biết, trong lá trầu không có hàm lượng chất chống oxy hóa rất rất lớn. Chúng đem lại tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, lá trầu còn có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh. Từ đó, các triệu chứng ngứa, đóng vảy do chàm ở trên da sẽ được loại bỏ, nguy cơ bị bội nhiễm cũng giảm hẳn.
Không chỉ thế, trong lá trầu còn có vitamin và các hợp chất Phenol mang đến tác dụng hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da. Từ đó, nó hỗ trợ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tái tạo tế bào mới và loại bỏ tế bào chết trên da.
Chính vì thế, việc dùng mẹo chữa bệnh chàm bằng lá trầu được rất nhiều người áp dụng và đánh giá cao. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng phương pháp này ở mọi vị trí trên cơ thể mà không lo bị kích ứng da, tác dụng phụ.
Top 6 cách trị chàm bằng lá trầu đơn giản, hiệu quả
Chữa chàm bằng lá trầu không có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, dùng bã trầu, xông hơi, tắm nước đều thể hiện sự hiệu quả, đặc biệt nó còn rất đơn giản trong cách thực hiện.
Trị chàm bằng lá trầu không nước cốt
Có thể nói đây là cách chữa bệnh chàm tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Bởi những gì tinh túy nhất ở trong lá trầu đều có trong nước cốt. Bôi trực tiếp lên da sẽ cho thấy hiệu quả nhanh hơn rất nhiều.
Chuẩn bị: Một nắm lá trầu, muối
Thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất.
- Vớt lá trầu ra rồi để cho thật ráo nước.
- Cho lá trầu vào cối, giã nhuyễn cùng với 1 ít muối trắng.
- Vắt lấy nước cốt, sau đó dùng nước này bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương (chú ý vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi nước cốt trầu không).
- Thực hiện mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ trong 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Cách chữa chàm bằng bã trầu
Trị chàm bằng lá bã trầu bằng cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng vì nó đơn giản mà tính hiệu quả lại cao.
Chuẩn bị: Lá trầu không (30gr), muối hạt.
Thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút nhằm loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất.
- Vớt lá trầu ra để cho thật ráo nước, rồi dùng tay vò nát lá trầu.
- Dùng lá trầu đã được vò nát chà lên phần da bị bệnh (chú ý trước khi chà cần vệ sinh da thật sạch sẽ).
- Massage nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút để tinh chất trong lá trầu thẩm thấu sâu vào bên trong.
- Tiếp tục để lá trầu trên da thêm khoảng 10 phút nữa rồi rửa lại da cho sạch.
- Thực hiện liên tục phương pháp này trong khoảng 5 ngày sẽ thấy có tác dụng.
Chữa bệnh chàm bằng lá trầu đun nước tắm
Một trong những phương pháp trị chàm bằng lá trầu cho người mắc bệnh toàn thân đó là dùng nước tắm. Biện pháp này sẽ giúp mang hiệu quả toàn diện hơn.
Chuẩn bị: Lá trầu không (3 – 4 nắm).
Thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch, để ráo ráo nước rồi cho vào nồi.
- Đổ thêm khoảng 2 lít nước, bật bếp lên đun sôi trong khoảng 20 phút.
- Pha nước lá trầu không với nước sao cho độ ấm vừa đủ. Ngâm mình trong chậu nước vừa tắm, vừa dùng bã lá chà nhẹ lên các vùng da bị bệnh.
- Tắm lại bằng bằng nước sạch.
Chữa chàm bằng lá trầu không kết hợp dầu dừa
Trị chàm bằng lá trầu bạn cũng có thể áp dụng biện pháp kết hợp với dầu dừa. Dầu dừa là dung dịch có nguồn gốc tự nhiên với khả năng kháng khuẩn cao cũng như chống viêm hiệu quả. Có thể nói, đây là một nguyên liệu không thể thiếu trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh ngoài da, nhất là bệnh chàm, chứng viêm da cơ địa.
Chuẩn bị: Lá trầu không tươi (1 nắm); dầu dừa.
Thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 – 10 phút.
- Vớt lá trầu ra, để cho ráo nước rồi cho vào cối giã nát (hoặc cho vào máy xay nát).
- Chắt lấy lấy phần nước cốt rồi, bôi vào phần da bị chàm (chú ý vệ sinh da sạch trước khi bôi) để kích thích mầm bệnh trồi lên.
- Ngày hôm sau, dùng dầu dừa thoa vào phần da bị tổn thương để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh.
- Thực hiện phương pháp này hàng ngày đến khi nào các vết chàm hoàn toàn biến mất.
Chữa chàm bằng lá trầu không kết hợp phèn chua
Một loại nguyên liệu quen thuộc có thể kết hợp với lá trầu không để chữa chàm đó là phèn chua. Theo Đông y, phèn chua có vị chát, chua, với khả năng giải độc, sát trùng rất tốt. Kết hợp phèn chua và lá trầu sẽ mang đến công hiệu chữa chàm rất hiệu quả.
Chuẩn bị: Lá trầu không tươi (20 lá); phèn chua (2 viên).
Thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không, lấy tay vò lá cho nát.
- Bỏ lá vào nồi, thêm 2 cục phèn chua vào rồi đổ 1 lít nước.
- Bật bếp đun sôi hỗn hợp rồi tắt bếp.
- Dùng nước hỗn hợp này ngâm rửa vùng da bị chàm. Sau đó, lấy khăn mềm lau sạch.
- Mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần sẽ thấy công dụng chữa chàm rất hiệu quả.
Cách trị chàm bằng lá trầu không kết hợp rau răm
Một cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu cũng được nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả khá cao đó là kết hợp với rau răm. Bài thuốc này mang đến hiệu quả sát trùng, làm dịu da, mềm da rất tốt. Từ đó, các triệu chứng ngứa, khó chịu do chàm gây ra cũng hết.
Chuẩn bị: Lá trầu không, rau răm (mỗi loại 30gr).
Thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu và rau răm sau đó ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 – 10 phút.
- Cho cả hai nguyên liệu vào nồi đun với 500ml nước, khi nước sôi thì tắt bếp.
- Vớt bỏ bã, dùng nước vừa đun để cho bớt nóng rồi ngâm rửa vùng da bị chàm.
- Kiên trì thực hiện biện pháp này mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả chữa chàm rất hiệu quả.
Những lưu ý khi chữa chàm bằng lá trầu không
Phương pháp trị chàm bằng lá trầu vừa đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém lại không gây tác dụng phụ. Chính vì thế, nó đang rất phổ biến hiện nay và được mọi người truyền tai nhau. Tuy nhiên, để việc dùng lá trầu không trị chàm mang đến hiệu quả cao nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Nên thử dùng tinh chất trong lá trầu xem có bị dị ứng không rồi sau đó hãy dùng để chữa bệnh.
- Nếu là trị chàm cho bé bằng lá trầu không, cha mẹ nên cho lá ít hơn so với người lớn vì da trẻ vốn nhạy cảm.
- Với phương pháp nấu nước lá để tắm hoặc ngâm rửa thì không nên nấu quá đặc để không làm da bị bỏng rát.
- Kết hợp việc điều trị chàm bằng lá trầu không với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sinh hoạt. Người bị chàm nên hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi.
- Trong quá trình chữa chàm bằng lá trầu không nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Trên đây là 6 cách trị chàm bằng lá trầu đơn mà hiệu quả lại cao. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần nhớ rằng, các phương pháp này chỉ là mẹo dân gian, hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu sau một thời gian sử dụng không thấy có hiệu quả cần thì hãy liên hệ với bác sĩ để có hướng điều trị khác tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!