PLT Trong Xét Nghiệm Máu
Có rất nhiều người thắc mắc PLT trong xét nghiệm máu là gì mà chưa biết rõ câu trả lời. Việc tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số này rất cần thiết vì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Đồng hành cùng bài viết dưới đây để được cập nhật những thông tin chi tiết về PLT.
Tổng quan
Ký hiệu PLT trong xét nghiệm máu là gì – Đó là viết tắt của từ Platelet count, có nghĩa là tiểu cầu, một thành phần quan trọng trong máu. Tế bào này được sinh ra từ tủy xương và có kích thước cực nhỏ. Đối với cơ thể sống, nó có vai trò tạo cục máu đông, hỗ trợ cầm máu, sửa chữa và làm co mạch, ngừa viêm xơ vữa động mạch và tăng cường miễn dịch.
Trong đó chức năng làm đông máu là quan trọng nhất. Khi tham gia vào quá trình cầm máu, tiểu cầu phải biến đổi hình dạng để kết dính với nhau, tạo nên nút chặn tiểu cầu và hình thành cục máu đông. Vì vậy, nếu số lượng tiểu cầu thiếu, cơ thể chúng ta rất dễ bị xuất huyết.
Để kiểm tra số lượng tiểu cầu trên một đơn vị thể tích máu, người ta phải phân tích mẫu máu thực tế. Tỷ lệ PLT trong máu là một căn cứ quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe và xác định nguyên nhân của một số bệnh như rối loạn chảy máu, rối loạn đông máu hay bệnh ở tủy xương.
Tại sao nó được thực hiện
Giải đáp PLT trong xét nghiệm máu là gì, các bác sĩ thường đồng thời nhắc nhở về thời điểm cần kiểm tra chỉ số này. Như đã nói ở trên, số lượng tiểu cầu trong máu tăng hay giảm đều không tốt cho sức khỏe, thậm chí gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, bạn cần biết rõ các dấu hiệu của cơ thể cho thấy số lượng PLT đang bất thường. Cụ thể:
- Bạn phát hiện bản thân dễ bị bầm tím ngoài da nhưng không rõ nguyên nhân.
- Khi bị thương rất nhỏ, bạn khó cầm máu hoặc không cầm được máu.
- Hay bị chảy máu cam.
- Đi cầu ra máu.
- Phụ nữ bị chứng “máu trâu” trong kỳ kinh nguyệt.
- Có đốm máu trên da như phát ban mà không ngứa.
Bên cạnh đó, những người bị nghi ngờ có quá nhiều tiểu cầu cần được làm xét nghiệm PLT. Trong thực tế, nhiều trường hợp bị tăng hoặc giảm tiểu cầu mà không có dấu hiệu rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy, tốt nhất là nên tiến hành xét nghiệm máu định kỳ để xác định mình có bị tăng hay giảm tiểu cầu không.
Chuẩn bị
Thực hiện
Quy trình xác định PLT giống với xét nghiệm AFP. Để thực hiện xét nghiệm PLT chuẩn y khoa, các cơ sở y tế thường tiến hành quy trình 5 bước như sau:
- Bước 1: Bệnh nhân đặt lịch thăm khám với cơ sở y tế để được hướng dẫn các lưu ý trước khi lấy mẫu máu. Đồng thời thống nhất lịch, địa điểm lấy mẫu máu.
- Bước 2: Bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám sàng lọc và chỉ định về việc lấy mẫu xét nghiệm chỉ số PLT.
- Bước 3: Chuyên viên y tế tiến hành lấy máu tại tĩnh mạch cánh tay theo đúng quy trình lấy máu.
- Bước 4: Đưa mẫu máu tới phòng phân tích để xác định chỉ số PLT của người được xét nghiệm.
- Bước 5: Bác sĩ trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân và giải đáp ý nghĩa chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì. Nếu có bất thường sẽ cùng bệnh nhân phối hợp lên phác đồ và điều trị.
Kết quả
PLT là một trong các chỉ số xét nghiệm máu có ý nghĩa quan trọng. Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu tăng hay giảm đều hàm chứa những ý nghĩa nhất định. Ở người khỏe mạnh, phạm vi tham chiếu tiểu cầu là từ 150.000 đến 450.000 tế bào trên mỗi mcL. Con số này có thể thay đổi đôi chút, tùy thuộc vào phép đo của từng phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy lượng tiểu cầu cao hay thấp hơn ngưỡng cho phép đều phản ánh bất thường của sức khỏe.
Tăng PLT trong xét nghiệm máu là gì?
Hiện tượng tăng PLT trong xét nghiệm máu là gì? Số lượng tiểu cầu được coi là cao nếu chỉ số vượt mức 450.000 mcL. Khi đó, các tiểu cầu sẽ kết dính lại với nhau tạo nên cục máu đông. Nó làm tắc nghẽn mạch máu, cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể. Đây cũng là lý do khiến bạn bị đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu chảy về tim…
Các chuyên gia nhận định số lượng tiểu cầu tăng lên có thể do các nguyên nhân sau:
- Bị ung thư.
- Thiếu sắt hoặc thiếu máu.
- Mắc bệnh tủy xương.
- Sau phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng, chấn thương gây nên.
- Dùng thuốc trị bệnh.
Giảm PLT trong xét nghiệm máu là gì?
Hiện tượng giảm PLT trong máu là gì? Theo khung tham chiếu trên, khi chỉ số này thấp hơn 150.000 mcL, người được xét nghiệm có nguy cơ gặp phải các tình trạng như:
- Xuất huyết cao.
- Rối loạn đông máu.
- Mất khả năng cầm máu.
Những vấn đề này sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu người bệnh bị mất máu quá nhiều do tai nạn hay phẫu thuật…
Theo các chuyên gia huyết học, cơ thể con người bị giảm tiểu cầu có thể do:
- Cơ thể không sản sinh đủ số lượng tiểu cầu từ trong tủy sống.
- Có hiện tượng tiểu cầu bị phá hủy ở máu, gan hoặc lá lách.
- Người bệnh đang sử dụng hóa trị liệu hoặc phương pháp bức xạ điều trị ung thư.
- Bị rối loạn tự miễn.
Câu hỏi thường gặp
- Ra huyết trắng có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của hiện tượng sinh lý bình thường hoặc bệnh lý ở nữ giới
- Để kiểm tra chính xác có mang thai hay không, chị em nên sử dụng que thử thai hoặc đến khám tại các cơ sở y tế.