Xét Nghiệm ADN
Đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, xét nghiệm ADN đã được ứng dụng vào việc xác định huyết thống. Bằng việc khám phá toàn bộ hệ gen của con người, phương pháp này cho kết quả chính xác hơn hẳn so với các mẹo nhận dạng truyền thống.
Tổng quan
Xét nghiệm ADN là quá trình phân tích hệ gen của hai hay nhiều người dựa trên mẫu lấy từ cơ thể như tóc, móng tay… nhằm kiểm tra quan hệ huyết thống.
Ngày nay, việc xác định huyết thống đã trở nên dễ dàng nhờ xét nghiệm ADN. Hiệu quả của phương pháp này không còn xa lạ với hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, phần lớn người dân lại chưa thực sự hiểu rõ về cơ sở khoa học của xét nghiệm. Sở dĩ có thể xác định hai người có cùng huyết thống với nhau qua phân tích ADN vì:
- Ở tế bào của người, DNA nằm trên các nhiễm sắc thể trong nhân. ADN là vật chất di truyền ở người, còn gọi là gen, được cấu tạo bởi 23 cặp nhiễm sắc thể (NST). Trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính quyết định người đó là nam hay nữ. Cặp NST số 23 ở nam giới là XY, còn ở nữ giới là XX.
- Để xác định giới tính người ta sử dụng marker trên NST giới tính, còn để nhận dạng cá thể, người ta chủ yếu dựa trên marker DNA ở NST trong nhân tế bào và NST Y (di truyền dòng cha).
- Mỗi tính trạng khác nhau của cơ thể đều được quy định bởi gen trên DNA trong cặp NST. Nó được duy trì ở từng thế hệ, đồng thời di truyền qua đời sau. Vì thế, con cái luôn thừa hưởng các đặc tính di truyền nhờ 23 NST có trong tinh trùng của bố và 23 NST ở tế bào trứng của mẹ. Đây chính là cơ sở khoa học để xét nghiệm ADN huyết thống.
Tại sao nó được thực hiện
Nhằm xác định mối quan hệ huyết thống, rất nhiều người tiến hành xét nghiệm ADN nhận cha con, mẹ con. Đây là phương pháp hiện đại cho kết quả chính xác nhất hiện nay. Người ta thường thực hiện xét nghiệm trong nhiều trường hợp như:
- Nhận con nuôi.
- Thụ tinh ống nghiệm.
- Xét nghiệm ADN khi mang bầu…
Những xét nghiệm này hầu hết đều nhằm chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa cha và con. Một vài trường hợp đặc biệt người ta cũng tiến hành lấy mẫu để xác định mối quan hệ mẹ con. Bằng việc so sánh thông tin ADN của hai thế hệ nhờ phân tích mẫu có thể biết được kết quả chính xác.
Trong xét nghiệm ADN cha con, đối tượng tham gia là đứa trẻ và người được cho là cha đẻ. Nếu phân tích mẫu của người mẹ sẽ giúp làm tăng độ chính xác nhưng không bắt buộc.
Nếu mẫu ADN của bố, con và mẹ khớp với nhau trong từng gen thì có thể khẳng định từ 99.999% đến 99.9999% họ có quan hệ cha đẻ, con đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp hai mẫu ADN của con và cha không khớp nhau từ 2 gen trở lên thì có thể kết luận 100% họ không phải cha con ruột. Khi đó, các bác sĩ không cần tiến hành phân tích mẫu của người mẹ vẫn có thể khẳng định được mối quan hệ huyết thống.
Hiện nay, xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền còn tùy thuộc bạn thực hiện ở đâu. Có rất nhiều trung tâm xét nghiệm ADN ở Hà Nội, Hồ Chí Minh uy tín, chất lượng bạn nên tham khảo.
Thực hiện
Để việc xét nghiệm ADN thành công ngay từ lần đầu tiên, bạn nên tiến hành theo đúng hướng dẫn. Không giống như xét nghiệm HIV hay khi bạn làm xét nghiệm HBA1C, bạn hoàn toàn có thể tự lấy mẫu tại nhà trước khi đến bệnh viện phân tích. Dưới đây là một số chỉ dẫn cơ bản giúp bạn lấy mẫu ở những bộ phận đơn giản nhất.
1. Lấy mẫu tế bào ở niêm mạc miệng
Cách này thường được tiến hành khi lấy mẫu ở em bé. Mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ bú sữa mẹ ngay trước khi lấy mẫu. Thay vào đó, hãy cho bé uống nước hoặc súc miệng 10 giây với nước ấm. Tiếp theo tiến hành:
- Dùng dụng cụ gắp tăm bông lên rồi đưa một đầu tăm bông vào thành má trong của bé.
- Quẹt và xoay trong đầu tăm bông bên trong thành má khoảng 10 - 20 giây. Kết hợp ấn nhẹ đầu tăm bông để việc lấy mẫu thành công.
- Lặp lại các bước trên 4 lần (mỗi má 2 lần) để thu đủ 4 que mẫu.
- Cho ngay 4 que này vào túi đựng mẫu, ghi thông tin hoặc ký hiệu của người lấy mẫu. Hoặc cũng có thể cho vào tờ giấy trắng sạch và gói lại, bảo quản cẩn thận.
- Kết hợp lấy mẫu ở người cần xác định quan hệ huyết thống rồi đem đến địa chỉ xét nghiệm để chuyên gia tiến hành phân tích ADN.
2. Lấy mẫu tóc
Lấy mẫu tóc xét nghiệm ADN là cách nhiều người thường làm, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng. Đối với mẫu tóc, người được lấy mẫu phải trên 3 tuổi vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tóc quá mảnh, khó nhổ được chân. Bên cạnh đó, sợi tóc được lấy làm mẫu phải gồm cả chân tóc. Việc thu thập mẫu tóc cần nhiều thời gian hơn cách lấy tế bào niêm mạc miệng. Cụ thể như sau:
- Đầu tiên, bạn chuẩn bị một tờ giấy trắng sạch hoặc phong bì sạch.
- Tiếp theo, bạn nhổ từ 7 - 10 sợi tóc, đặt lên tờ giấy. Nếu thấy gốc tóc dính vào mặt giấy tức là tóc có chân, mẫu đạt yêu cầu.
- Sau khi lấy được mẫu tóc, bạn cho chúng vào phong bì đựng mẫu và ghi sẵn thông tin của từng người chủ mẫu. Nên tiến hành lấy mẫu của từng người và ghi thông tin ngay để tránh nhầm lẫn.
- Cuối cùng, bạn cho tất cả vào bao đựng mẫu và đưa đến địa chỉ làm xét nghiệm.
Tại trung tâm xét nghiệm, người ta tiến hành thu mẫu và phân tích ADN. Sau đó sẽ trả kết quả về cho người đề nghị tiến hành xét nghiệm.
3. Thu mẫu máu xét nghiệm ADN
Xét nghiệm ADN có khi nào sai không - điều này có thể xảy ra nếu việc lấy mẫu, thu mẫu có nhầm lẫn, đặc biệt là mẫu máu. Việc thu mẫu máu xét nghiệm khá phức tạp, đòi hỏi phải có dụng cụ chuyên dụng. Đặc biệt, người được xét nghiệm không nhận máu từ người khác ngay trước khi thu mẫu. Các bước thu mẫu như sau:
- Bước 1: Đơn vị lấy máu cần có một bộ kit chuyên dụng để thu mẫu máu.
- Bước 2: Cần chuẩn bị thẻ FTA.
- Bước 3: Chuyên viên lấy mẫu viết ký hiệu mẫu lên miếng vải để đánh dấu thông tin.
- Bước 4: Sử dụng kim tiệt trùng để chích máu tại đầu ngón tay. Sau đó thấm máu vào miếng vải để vết máu ngấm vào to như đồng xu. Khi thực hiện các bước này, chuyên viên cần đeo găng tay và chỉ được cầm vào mép vải.
- Bước 5: Dùng máy sấy tóc đặt cách miếng vải 50 - 70 cm sấy khô hoặc đợi miếng vải khô tự nhiên.
- Bước 6: Cho mẫu máu của từng người vào túi đựng mẫu đã ghi thông tin.
- Bước 7: Sau khi lấy đủ mẫu máu của những người tham gia xét nghiệm, bạn đưa mẫu này đến trung tâm để chuyên gia phân tích kết quả.
Ngoài các cách trên, bạn còn có thể thu mẫu từ nước súc miệng vào buổi sáng sớm, ngay ở 2 lần súc miệng đầu tiên. Hoặc bạn cũng có thể thu toàn bộ móng tay, móng chân sau mỗi lần cắt. Sau đó cho vào túi để đem xét nghiệm. Ở trẻ sơ sinh, người ta cắt khoảng 1cm đoạn cuống rốn khô, sạch đã rụng để cho vào phong bì, đem đi xét nghiệm.