Bài Test Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế Đơn Giản, Hiệu Quả

Khi nhận thấy bản thân có biểu hiện bất thường về tâm lý, bạn nên thực hiện bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Bài kiểm tra này sẽ giúp đánh giá nguy cơ mắc hội chứng OCD. Từ kết quả thu được, bạn có thể chủ động trong việc thăm khám hoặc điều trị để nhanh chóng có được sức khỏe tốt nhất. 

Giải đáp bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Trước khi tìm hiểu các thông tin chi tiết về bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế hãy cùng nắm bắt những vấn đề liên quan tới chứng bệnh này.

Vậy rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bệnh lý như thế nào?

Theo bác sĩ chuyên khoa, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) được xếp vào dạng rối loạn tâm lý khiến người bệnh xuất hiện các ý nghĩ một cách không chủ đích và lặp lại nhiều lần.

Không chỉ tạo ra sự ám ảnh, chứng bệnh còn thôi thúc người mắc làm các hành vi cưỡng chế. Thậm chí, nếu như không thực hiện, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng bứt rứt, căng thẳng, lo lắng và khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này có thể giảm đi nếu bệnh nhân chấp nhận thực hiện các hành vi cưỡng chế đang bị chi phối bởi sự ám ảnh.

OCD là chứng bệnh thôi thúc người mắc làm các hành vi cưỡng chế
OCD là chứng bệnh thôi thúc người mắc làm các hành vi cưỡng chế

Dấu hiệu thấy rõ nhất của những người bị mắc chứng OCD đó là thường xuyên bị ám ảnh quá mức bởi sự sạch sẽ, ngăn nắp hoặc gọn gàng. Vì thế, bệnh nhân thường dọn dẹp nhà cửa quá mức cần thiết, rửa tay nhiều lần vì sợ nhiễm bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân OCD còn hay kiểm tra lại những việc đã làm, thực hiện hành vi không thể tự mình khống chế như cắn móng tay, bứt tóc, bóc da. Như vậy có thể nhận thấy, về cơ bản OCD là một bệnh tâm lý cần thực hiện điều trị, khác với tính cách cầu toàn và sạch sẽ.

Tuy vậy, vẫn có rất nhiều người đang nhầm lẫn 2 vấn đề sức khỏe này. Tình trạng sẽ rất nguy hiểm khi rối loạn ám ảnh cưỡng chế nếu không được thăm khám, điều trị sớm. Điển hình để lại nhiều hệ lụy như rối loạn âu lo, trầm cảm, lạm dụng bia, rượu, chất kích thích. Vì thế, khi nghi ngờ, bạn có thể làm các bài test ám ảnh cưỡng chế để đánh giá nguy cơ và có biện pháp thăm khám kịp thời.

Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế thực chất là gì?

Bài kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bộ bài bao gồm phần kiểm tra trắc nghiệm và hình ảnh giúp người bệnh đánh giá được tình trạng sức khỏe tâm thần hiện tại. Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá về nguy cơ mắc bệnh, chủ động trong việc thăm khám, điều trị khi cần thiết.

Ám ảnh cưỡng chế test được hiện tại chưa được xem là một hình thức chẩn đoán. Bạn chỉ nên xem đây là một bước trong quá trình sàng lọc, kiểm tra khả năng mắc chứng OCD. Do đó, bài test này nên được thực hiện với mục đích tham khảo. Nếu như bạn đang lo lắng về sức khỏe tinh thần của bản thân mình thì nên gặp các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên phù hợp nhất.

Bài test là một bước trong quá trình kiểm tra, sàng lọc nguy cơ mắc bệnh
Bài test là một bước trong quá trình kiểm tra, sàng lọc nguy cơ mắc bệnh

Như đã nói ở trên, bài test bao gồm phần trắc nghiệm và kiểm tra hình ảnh. Mỗi phần sẽ có những mục đích khác nhau, tuy nhiên chung nhất vẫn là phân tích và đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý của người thực hiện.

Bài kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm những gì?

Hiện nay những thông tin về bệnh tâm lý còn khá hạn chế, vì thế nhiều người đang nhầm lẫn tính cách cầu toàn, ngăn nắp với các biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Vì thế, các bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc xác định, thăm khám và chữa trị.

Dưới đây là tổng hợp 2 phần cơ bản của bài kiểm tra chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế:

Bài hình ảnh

Theo chuyên gia, những người mắc chứng OCD thường xuyên bị ám ảnh bởi sự ngăn nắp. Vì thế, hình ảnh không cân đối sẽ gây khó chịu, bứt dứt khi họ được nhìn thấy. Nếu như bạn thường hay chú ý tới sự ngăn nắp, đối xứng thì nên thực hiện bài test về hình ảnh.

Mental Feed đã nghiên cứu và đưa ra bài test bằng 10 bức ảnh. Người nghi ngờ mắc chứng OCD sẽ quan sát và thông qua đó đánh giá nguy cơ, khả năng mắc bệnh. Các cấp độ khó chịu mà bạn có thể trải qua khi quan sát 10 hình ảnh này tăng dần như sau:

  • A – Không có bất kỳ sự khó chịu nào.
  • B – Xuất hiện 1 chút khó chịu nhưng không quá nhiều.
  • C – Hơi bị khó chịu xíu nhưng bạn không bận tâm tới.
  • D – Cảm giác rất khó chịu.

Tương ứng với các cấp độ khó chịu có thể đưa ra kết luận về tình trạng  của bạn như sau:

  • Nếu câu trả lời là A: Bạn có khoảng 10% khả năng mắc chứng OCD.
  • Khi câu trả lời là B: Tỷ lệ mắc bệnh của bạn là khoảng 30%.
  • Câu trả lời của bạn là C: Khả năng mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế của bạn lên tới 70%.
  • Nếu như câu trả lời là D: Nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ dao động từ 90 – 100%.
Một trong số những hình ảnh sử dụng ở bài kiểm tra
Một trong số những hình ảnh sử dụng ở bài kiểm tra

Lưu ý, bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng hình ảnh không phản ánh hoàn toàn việc bạn có mắc chứng OCD hay không. Lý do là bởi người có tính cách gọn gàng, sạch sẽ và ngăn nắp thường sẽ khó chịu khi nhìn thấy những bức ảnh trong bài test.

Tuy vậy, với những người mắc chứng OCD, sự khó chịu thường đi kèm với căng thẳng, bứt dứt không yên khi phải chứng kiến những bức ảnh nói trên.

Thông tin chi tiết bài test trắc nghiệm rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Tình trạng rối loạn cưỡng chế nhẹ có thể được phát hiện thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm sau đây. Bạn tự mình trả lời các câu hỏi và thống kê lại để có được nhận định chính xác là mình có đang mắc chứng OCD hay không.

Câu 1: Bạn có đang chú ý quá mức về vấn đề sắp xếp các vật dụng gọn gàng, ngăn nắp, thứ tự hoàn hảo quá mức hay không?

  • Không

Câu 2: Bạn có hay xuất hiện ý nghĩ về việc bị nhiễm nấm, vi khuẩn, virus hoặc hít phải độc tố trong không khí hay không?

  • Không

Câu 3: Bạn có hay nghĩ về những vấn đề khủng khiếp xảy ra như tai nạn, chết chóc, hỏa hoạn, cháy nổ hay không?

  • Không

Câu 4: Bạn có hay suy nghĩ cứng nhắc, không bao giờ chấp nhận những quan điểm về tôn giáo hoặc tình dục hay không?

  • Không

Câu 5: Bản thân có thường xuyên nghĩ đến các bệnh lây lan truyền nhiễm như cảm cúm hay không?.

  • Không

Câu 6: Bạn có thường xuyên ở vào tình trạng dọn dẹp nhà cửa quá mức, rửa tay quá nhiều lần hay không?

  • Không

Câu 7: Bản thân có từng suy nghĩ bất thường như đẩy người đối diện vào giữa dòng xe cộ, quan hệ tình dục với các đối tượng không phù hợp. Những suy nghĩ nói trên lặp lại nhiều lần nhưng lại không theo chủ đích, gây ra sự căng thẳng và đau khổ.

  • Không

Câu 8: Bạn có hay sắp xếp giường ngủ đối xứng trước khi đi ngủ hay không?

  • Không

Câu 9: Bạn có thường xuyên đọc lại 1 bức thư, viết đi viết lại nhiều lần 1 văn bản tới quá mức cần thiết hay không?

  • Không

Câu 10: Bạn có hay kiểm tra bếp gas, vòi nước, cửa nhà,… dù đã khóa mọi thứ một cách cẩn thận hay không?

  • Không

Câu 11: Thường xuyên lặp lại các hành động một cách vô nghĩa cho tới khi cảm thấy vừa ý, ví dụ như ra vào khỏi ghế, đi qua đi lại ở ngưỡng cửa,…

  • Không

Câu 12: Có thường xuyên kiểm tra kỹ càng các đồ vật hoặc rác trước khi đem vứt bỏ, hay thường giữ lại một số vật dụng cũ, không còn giá trí sử dụng?

  • Không

Câu 13: Bạn có ngại khi chạm vào vật dụng ở nơi công cộng hay không?

  • Không

Câu 14: Có thường xuyên tự trấn an bản thân về những lời nói hoặc việc làm đã xảy ra hay không?

  • Không
Người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán căn bệnh
Người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán

Sau khi trả lời, bạn nên thống kê và đánh giá, trường hợp câu trả lời là “có” trong bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế chiếm hơn 50% thì rất có thể bạn đã mắc bệnh. Khi ấy, bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các biện pháp chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị.

Làm gì nếu nghỉ ngơi bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

OCD là dạng rối loạn tâm lý có tỷ lệ xuất hiện cao hơn ở nam giới. Bên cạnh bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bạn có thể đánh giá các nguy cơ mắc bệnh thông qua một vài yếu tố sau:

  • Tiền sử gia đình có người mắc căn bệnh hay không?
  • Đã từng sống với người bị bệnh trong khoảng thời gian dài hay chưa?

Khi nhận thấy bản thân có nguy cơ mắc chứng OCD, một dạng tâm lý khó điều trị hiện chưa xác định căn nguyên, bạn nên thực hiện việc thăm khám và điều trị. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ trở lại làm việc, học tập, duy trì cuộc sống như bình thường.

Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế chỉ có tính chất tham khảo và không phải chẩn đoán chuyên sâu. Vì thế, nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám chi tiết và lắng nghe tư vấn điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android