Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt Không Ngứa Là Bệnh Gì?

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là biểu hiện lành tính nhưng nhiều bố mẹ không khỏi lo lắng, thắc mắc liệu đây là dấu hiệu quả bệnh gì, cách điều trị như thế nào. Đối với tình trạng này, bố mẹ phải bình tĩnh xác định nguyên nhân để có hướng chăm sóc phù hợp. 

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là do đâu?

Theo Vietmec, bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không thường có thể chữa khỏi ngay tại nhà sau 2-7 ngày. Tuy nhiên, đây cũng có khả năng là cảnh cáo của một số bệnh ngoài da. 

Dị ứng thời tiết

Làn da của trẻ vẫn chưa ổn định vào những ngày đầu tiên chào đời. Việc thay đổi môi trường sống từ bên trong bụng mẹ và thế giới bên ngoài sẽ kích thích làn da của bé phản ứng lại, xuất hiện các nốt mẩn đỏ. 

Dị ứng thời tiết làm bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa
Dị ứng thời tiết làm bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa

Sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm của môi trường xung quanh làm làn da nhạy cảm của bé bị dị ứng. Song, bệnh này không có vắc xin phòng ngừa hay bất cứ thuốc đặc trị nào nên bố mẹ cần lưu ý nhằm giúp con hạn chế tình trạng bệnh. 

Chàm sữa làm bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa

Chàm sữa hay lác sữa là bệnh thường gặp ở các bé nhỏ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Chàm sữa thông thường xuất hiện hai bên má và lan dần ra chân tay, toàn cơ thể. Ban đầu chàm sữa là những nốt nhỏ màu hồng sau đó mới chuyển thành mụn nước đỏ, vỡ ra sẽ gây tiết dịch, có vảy và bong tróc.

Rôm sảy

Một bệnh da liễu thường gặp vào mùa hè làm bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là rôm sảy Nguyên nhân do tuyến mồ hôi bị bít tắc làm hình thành nhiều nốt mẩn đỏ có đầu trắng hoặc vàng thành từng mảng. 

Cách chăm sóc tốt nhất là hạn chế cho bé đến những nơi đông người, nhiệt độ cao hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Việc hạn chế đổ mồ hôi sẽ giúp rôm sảy nhanh chóng biến mất.

Viêm da tiếp xúc

Một dạng kích ứng da thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ do tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như côn trùng, lông chó mèo, mỹ phẩm, hóa chất độc hại… Khi bị viêm da tiếp xúc, da bé sẽ nổi ban màu hồng nhạt hoặc có màu đỏ sẫm kèm mụn nước. Bố mẹ trước hết cần tránh bé khỏi các yếu tố đó sau đó mới tìm cách chăm sóc phù hợp. Thông thường, da bé sẽ lành hẳn sau 2 ngày cho đến 1 tuần.

Viêm da tiếp xúc làm bé nổi mẩn đỏ kèm mụn nước
Viêm da tiếp xúc làm bé nổi mẩn đỏ kèm mụn nước

Sau sốt phát ban

Ở giai đoạn cuối của sốt phát ban, bé không có sốt nữa, thân nhiệt bình thường nhưng toàn thân lại nổi mẩn đỏ. Thông thường, nốt ban sẽ nổi từ mặt lan xuống những bộ phận khác. Những vết ban không đau không ngứa, hoàn toàn vô hại và biến mất sau vài ngày mà không cần phải tìm cách điều trị. 

Triệu chứng của nổi mẩn đỏ không sốt, không ngứa là gì? Khi nào cần gặp bác sĩ

Bố mẹ có thể tham khảo triệu chứng điển hình của phát ban đỏ không sốt dưới đây:

  • Cơ thể phát ban đỏ nhưng không gây cảm giác ngứa ngáy.
  • Làn da phát ban, nổi mẩn đỏ hoặc có mụn nước trên da.
  • Có thể xuất hiện mủ trên vùng da bị phát ban đỏ.
  • Vùng da phát ban sẽ dày hơn, xuất hiện lớp sừng gây khô và tróc vảy làn da.
  • Người bệnh bị phát ban nhưng không có dấu hiệu sốt.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Ở cấp độ nhẹ thì ban đỏ sẽ có khả năng hết sau vài giờ nhưng nếu đến giai đoạn nặng hoặc biến chứng thì làn da sẽ có mụn nước bị vỡ, loét da kèm theo cảm giác ngứa rát kéo dài.

Nhận biết các triệu chứng khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa
Nhận biết các triệu chứng khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa

Nếu có trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau thì bố mẹ cần chủ động tìm đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị kịp thời:

  • Làn da xuất hiện các tổn thương như viêm loét, sừng dày.
  • Diện tích phát ban rộng gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. 
  • Phát ban đỏ không sốt kéo dài hơn 3 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bé bị phát ban ở miệng, họng, lưỡi đi kèm các biểu hiện khó thở hay tụt huyết áp. 

Cách chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa nhanh khỏi

Ngay khi vừa phát bệnh, cơ thể trẻ chỉ nổi những vết mẩn đỏ đầu tiên thì cha mẹ có thể áp dụng các bước chăm sóc đơn giản để giúp tình trạng bệnh thuyên giảm. 

Vệ sinh da đúng cách có thể ngăn ngừa bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa
Vệ sinh da đúng cách có thể ngăn ngừa bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa

Vệ sinh làn da đúng cách

Vệ sinh ngoài da là điều kiện để trẻ nhanh chóng phục hồi. Vì vậy, bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây.

  • Tắm nước ấm: Nhiệt độ nước ấm, không quá nóng để tránh gây mất độ ẩm làn da của trẻ. Riêng bé nổi rôm sảy thì mẹ nên chuẩn bị nước mát để làm lặn rôm sảy nhanh chóng.
  • Thay tã: Ngay khi tã bẩn thì bố mẹ nên thay ngay hoặc thay trong vòng 4 tiếng. Bố mẹ nên lưu ý chọn loại tã có khả năng thấm hút tốt, vừa vặn để hạn chế vấn đề hăm da, nổi mẩn đỏ ở trẻ. Để nhận biết mức độ thấm hút của tã thì bố mẹ có thể cởi tã ra và thử sờ mông con xem có còn khô thoáng hay không. Đồng thời, tã vừa vặn sẽ không tạo vết hằn ở bụng hay bẹn. 
  • Vệ sinh miệng: Sau khi bú hoặc ăn xong thì mẹ nên sử dụng khăn ướt để lau sạch miệng của bé. Thức ăn còn sót lại có thể gây nổi mẩn đỏ ở trẻ. 

Lưu ý: Nếu bé bị đổ mồ hôi nhiều thì bố mẹ nên thấm ướt khăn để lau ngay. 

Dưỡng ẩm làn da hạn chế bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa

Ngoài vệ sinh thì bước dưỡng ẩm làn da có thể hạn chế tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa.

  • Phấn rôm: Mẹ thoa phấn rôm toàn thân của trẻ và đặc biệt chú ý các vùng cổ, lưng, khuỷu tay, sau đầu gối. Trên hết mẹ nên dùng loại phấn rôm chất lượng và phù hợp với làn da của bé nhé.
  • Kem dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm lên cơ thể bé sau khi tắm. Kem sẽ có tác dụng bổ sung độ ẩm cho làn da. Ngoài ra, mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm để giúp làn da con mịn màng và được cấp đầy đủ độ ẩm.
  • Chất làm ấm, dung dịch, dầu, kem, thuốc mỡ: Thường những thuốc này sẽ được bác sĩ kê toa dùng cho những trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người ở thể nặng. Bố mẹ có thể bôi theo hướng dẫn của các bác sĩ. 

Một số cách chăm sóc khác

Bên cạnh cân bằng độ ẩm và vệ sinh làn da thì bố mẹ cần quan tâm đến những yếu tố sau đây để giúp làn da trẻ phục hồi nhanh chóng. 

Mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày của bé
Mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày của bé
  • Không cho trẻ gãi lên làn da mẩn đỏ: Mẹ nên cắt móng tay hoặc bao tay cho bé để tránh trẻ liên tục gãi lên vết mẩn đỏ gây trầy xước hay vỡ mụn nước làm nhiễm trùng da. 
  • Chọn cho bé quần áo rộng rãi, thoải mái: Chất liệu thấm hút mồ hôi tốt nhất là 100% cotton. Mẹ nên giặt riêng quần áo của trẻ bằng loại xà phòng dịu nhẹ, không ngâm các hóa chất làm mềm vải khác.
  • Thức ăn: Hạn chế cho bé một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như tôm, ốc, cua, sữa, trứng… Nếu có ý định thay loại sữa mới cho bé thì mẹ hãy xen kẽ sữa mới và sữa cũ ít nhất 1 tuần để bé kịp thích nghi. Trường hợp trẻ còn bú mẹ thì không nên cho bé ăn những thức ăn này nhiều quá.
  • Chế độ ăn uống nhạt, hạn chế gia vị: Mẹ nên cho bé ăn đồ nhạt, tránh tích nước hoặc natri bên trong cơ thể. 
  • Dầu thực vật: Để chế biến thức ăn, mẹ nên chọn dầu thực vật chứa nhiều các axit béo không bão hòa sẽ giúp giảm thiểu mẩn ngứa. 
  • Môi trường sống thông thoáng: Các chuyên gia da liễu khuyến khích bố mẹ nên tạo môi trường sống cho bé thông thoáng, phòng ốc và giường ngủ luôn dọn dẹp sạch sẽ. Mẹ cũng nên giặt giũ chăn gối bằng nước giặt chuyên dụng. Đừng nên dùng bột giặt hay nước xả vải có mùi nồng đặc rất dễ làm cho bé bị kích ứng.

Sử dụng bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian sử dụng hoàn toàn nguyên liệu thảo dược an toàn và tiết kiệm rất được bố mẹ ưa chuộng. Mẹ có thể dùng lá trà xanh, tía tô, kinh giới, lá khế… vò nát rồi nấu nước cho bé tắm. Chỉ cần kiên trì tắm rửa cho bé trong 1 tuần thì các nốt mẩn đỏ sẽ thuyên giảm và biến mất hoàn toàn. 

Cách phòng ngừa bé nổi mẩn đỏ không sốt không ngứa

Để phòng ngừa bé nổi mẩn đỏ không sốt không ngứa thì bố mẹ cần lưu ý đến những điều sau.

Lưu ý chăm sóc bé cẩn thận khi xuất hiện mẩn đỏ không ngứa
Lưu ý chăm sóc bé cẩn thận khi xuất hiện mẩn đỏ không ngứa
  • Giữ vệ sinh da, tắm và kỳ cọ cho bé thật nhẹ nhàng.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với nắng gắt hoặc gió lớn.
  • Tốt nhất nên tắm cho bé bằng các loại lá tự nhiên hoặc chanh tươi.
  • Nếu trẻ đang trong quá trình ăn dặm nên hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng.

Khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa sau nhiều ngày vẫn không giảm hoặc diễn ra theo chiều hướng nặng hơn thì bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android