Nổi Mẩn Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh

Tổng quan

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường mẩn đỏ sẽ tự khỏi sau vài tuần nhưng nếu mẩn đỏ đi kèm những triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy cha mẹ cần chú ý và tìm cách chữa trị kịp thời.

Định nghĩa

Nổi mẩn đỏ là một trong những tổn thương trên da và là hiện tượng thường gặp. Nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn nhưng nguyên nhân chủ yếu thường là do da của trẻ mỏng nên dễ bị kích động bởi các tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như vệ sinh kém, do nóng sốt, dị ứng thời tiết hay dị ứng thực phẩm.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Theo Vietmec, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là tình trạng vô cùng phổ biến. Bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện. Da dễ bị kích ứng mà nổi mẩn. Một số biểu hiện thường gặp ở trẻ bao gồm:

  • Mụn nhỏ có màu đỏ xuất hiện rải rác hoặc mọc thành từng cụm trên các vùng da ở má, đầu, mặt hoặc toàn thân của trẻ.
  • Mụn xuất hiện ở vùng da, lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể và dần dần nổi mẩn ra toàn thân.
  • Vùng da xung quanh mụn có màu đỏ.
  • Vùng da có mụn thường khô ráp sau đó lở loét, chảy mủ và đóng thành vảy. Bé có thể cảm thấy khó chịu và gãi nhiều lần lên vùng da gây trầy xước hoặc nhiễm trùng.
  • Nổi mẩn đỏ trên da thường làm trẻ khó chịu nên trẻ sẽ hay quấy khóc, bỏ ăn và khó ngủ sâu giấc.
  • Mụn nhỏ có mủ xanh hoặc vàng do bị nhiễm khuẩn.

Tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh không đáng lo ngại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nên bố mẹ đừng vội chủ quan mà cần có cách chữa trị càng sớm càng tốt.

Nguyên Nhân

Làn da của trẻ còn yếu nên rất dễ bị kích thích bởi môi trường ngoài. Khi xác định rõ nguyên nhân thì bố mẹ có thể có cách chữa trị hiệu quả. Sau đây là những yếu tố gây bệnh phổ biến nhất:

Ban đỏ nhiễm độc

Ban nhiễm độc là bệnh lý lành tính thường gặp ở trẻ sơ sinh. Dấu hiệu bệnh thông thường xuất hiện sau sinh vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 và nhiều trường hợp khởi phát sau 2 tuần.

Dấu hiệu điển hình của ban nhiễm độc là các vết mẩn đỏ 2-3mm, mụn nước nổi thành mảng ở mặt và cơ thể. Sau 2 tuần thì mẩn đỏ có thể tự mất mà không cần phải chữa trị.

Dị ứng dẫn đến nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Dị ứng xảy ra bởi hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện và không thể chống lại những tác nhân gây bệnh. Một số tác nhân gây bệnh như thời tiết, thức ăn, phấn hoa, sữa… Dấu hiệu của bệnh là mẩn đỏ phát triển trên làn da và gây cảm giác cứng, khô da, nứt nẻ, bong tróc, sưng đỏ làn da. Một số trường hợp kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, chán ăn.

Mụn trứng cá (mụn sữa)

Mụn trứng cá hay mụn sữa hình thành ở trẻ do lượng hormone được nhận vào giai đoạn cuối thai kỳ. Triệu chứng của bệnh là các vết mẩn đỏ, viêm sưng hoặc mụn giống như mụn trứng cá chủ yếu xuất hiện ở các vùng mặt, trán… Mặc dù đây chỉ vấn đề sinh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc rất dễ ảnh hưởng đến làn da của bé.

Viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã nhờn cũng là một trong số những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu đã cho thấy có đến 95% trẻ sơ sinh trong khoảng 0-3 tháng tuổi bị mắc tình trạng viêm da tiết bã nhờn. Tình trạng bệnh này có liên quan đến nấm men và sự rối loạn của tuyến bã nhờn. 

Dấu hiệu của bệnh là những vết mẩn đỏ kèm vảy nhỏ vàng, bong tróc và nhờn. Bệnh chủ yếu có ở vùng da đầu, bẹn, cổ, sau tai và mặt. Viêm da tiết bã nhờn có thể tự khỏi và không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nếu bé được chăm sóc cẩn thận.

Hăm da gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Hăm da là hiện tượng vô cùng phổ biến khi dùng bỉm cho trẻ. Vị trí thường gặp là mông, háng, hậu môn, bộ phận sinh dục. Những trường hợp nặng là khi mẩn đỏ chuyển thành những vết loét, chảy nước và máu kèm theo hiện tượng trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc.

Chàm sữa

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có thể do chàm sữa đặc trưng bởi mẩn đỏ lan rộng ở mặt, má, cánh tay và chân. Mẩn đỏ có thể chuyển thành mụn nước đỏ, chảy nước và xuất hiện vảy nhỏ li ti. Khi dùng tay chạm vào vết mẩn đỏ sẽ có cảm giác thô ráp, khô và căng. 

Trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh có thể do yếu tố di truyền, cơ địa, thời tiết, hóa chất… Nếu vùng da bị nổi mẩn không được vệ sinh kỹ lưỡng rất dễ dẫn đến nhiễm khuẩn hoặc thậm chí bội nhiễm và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

Rôm sảy

Khi làn da bị kích thích, lỗ chân lông bị bít tắc rôm sảy rất dễ xảy ra. Tình trạng này thường gặp vào thời tiết nắng nóng, vệ sinh da không tốt hoặc trẻ mặc quá nhiều quần áo hầm bí da. 

Phòng ngừa

Nếu bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ thì mẹ nên lưu ý thực hiện những điều sau.

  • Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ: Tùy thuộc vào loại bệnh sẽ có cách vệ sinh da khác nhau. Nếu bé kiêng nước thì mẹ có thể dùng khăn lau da thật nhẹ nhàng tránh xây xát hoặc làm tổn thương làn da của bé.
  • Tránh những hóa chất gây dị ứng da: Bố mẹ nên tránh cho con tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng nhằm hạn chế tình trạng mẩn đỏ thêm nghiêm trọng.
  • Chọn quần áo thoáng mát: Trẻ có thể bị khó chịu khi áo quần quá chật hoặc chất liệu thô va chạm vào các nốt mẩn đỏ dẫn đến đau, ngứa rát làn da. Mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mịn và thoáng mát.
  • Không cho bé gãi vào vết mẩn đỏ: Mẹ đừng cho con chạm vào những vết mẩn đỏ dễ làm làn da bị thương hoặc nhiễm trùng gây nguy hiểm. 
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Bên cạnh các mẹo dân gian thì bố mẹ có thể dùng kết hợp với một số loại thuốc tây bôi theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng. Làn da của trẻ đặc biệt nhạy cảm nên chỉ được phép sử dụng các loại thuốc nhất định được bác sĩ khuyên dùng. Một số loại thuốc bôi phổ biến bao gồm:

  • Kháng sinh Histamin 
  • Thuốc bôi giảm ngứa ngáy
  • Kem dưỡng ẩm làn da
  • Thuốc kháng sinh ngăn ngừa nhiễm khuẩn, viêm sưng

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Bố mẹ có thể áp dụng một số cách chữa mẩn đỏ ngứa sau đây để hạn chế tình trạng mẩn đỏ ở bé. Ưu điểm của các phương pháp này là an toàn, lành tính với làn da của bé và có thể thực hiện ngay tại nhà. 

  • Nấu nước tắm từ lá trầu không: Rửa sạch lá trầu không rồi vò nát cho vào nồi nước đun sôi. Đổ nước vào chậu đợi đến khi nước nguội hơn thì mới tắm cho trẻ.
  • Giã nát lá khế đắp lên da mẩn đỏ: Rửa sạch lá khế, vớt ra cho ráo nước rồi sao lá héo rồi giã nát đắp lên vùng da bị nổi mẩn đỏ trong khoảng 10 phút. Sau đó vệ sinh cơ thể bé bằng nước ấm.
  • Nấu nước tắm cho bé bằng mướp đắng: Thái mướp đắng thành những lát mỏng rồi cho vào nước đun sôi, tắt bếp để nước có độ ẩm phù hợp pha nước tắm cho trẻ. Mỗi ngày tắm cho trẻ 1 lần bằng nước mướp đắng sẽ giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ. 
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android