Vảy Phấn Hồng Gibert
Là một dạng bệnh lý da liễu nằm trong nhóm vảy nến - á sừng; bệnh vảy phấn hồng gibert chưa thực sự được nhiều người biết đến cũng như không phải ai cũng biết đâu là triệu chứng cảnh báo và cách điều trị như thế nào?
Định nghĩa
Vảy phấn hồng gibert được biết đến là một dạng tổn thương da cấp tính, một dạng bệnh vảy nến khá tiêu biểu. Tên gọi gibert đơn giản chỉ được đặt theo tên của bệnh nhân đầu tiên mắc phải căn bệnh này.
Theo các thống kê về bệnh da liễu nói chung và vảy phấn hồng gibert nói riêng, căn bệnh này khởi phát chủ yếu ở người trong độ tuổi từ 10 - 35 tuổi và phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
Đây là một dạng bệnh da liễu lành tính và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Ở người bình thường, bạn sẽ không phải quá lo lắng khi mắc bệnh. Tuy nhiên nếu đối tượng là trẻ nhỏ hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, hãy thật sự cẩn trọng với các biến chứng có thể xảy ra, ví dụ:
- Ở trẻ nhỏ: Trẻ quấy khóc do ngứa ngáy, liên tục gãi khiến vết thương bị xước, bỏ ăn, bỏ bú, cơ thể suy nhược, sụt cân, ốm yếu.
- Ở phụ nữ mang thai: Có nguy cơ sinh non, em bé sinh ra có tình trạng sức khỏe kém.
Hình ảnh
Triệu chứng
Tương tự nhiều bệnh lý da liễu như vảy nến á sừng, viêm da dị ứng,..., ở giai đoạn đầu, thường người bệnh sẽ rất khó để phân biệt triệu chứng. Sau một vài ngày phát bệnh, bạn sẽ có thể gặp phải một vài triệu chứng như:
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đầu đau nhức, bị sốt nhẹ
- Các vùng tổn thương bắt đầu xuất hiện rõ hơn ở trên da, tại bất kỳ vị trí nào đặc biệt là lưng, cổ, ngực và bụng
- Các vết tổn thương trên da thường có hình dạng tròn hoặc bầu dục
- Vết tròn trên da có màu sắc khác hẳn với vùng da xung quanh và đậm hơn ở phía viền
- Kích thích vết tròn thường là 1 - 2 cm, cũng có trường hợp rộng lên đến 10cm
- Phần viền của vết tổn thương sẽ hơi nổi lên trên bề mặt và nhân nhao
- Cảm giác ngứa dữ dội không ngừng ở các vết đốm tròn.
Các vùng da bị vảy nến hồng gibert sẽ xuất hiện các đốm lớn trước, sau 1 - 2 tuần các đốm nhỏ hơn sẽ nổi nên. Một số vết đốm có biểu hiện sần, phù nề, có vảy khô,... Triệu chứng ít gặp hơn đó là tình trạng buồn nôn, chán ăn, chóng mặt,...
Nguyên Nhân
Chưa có một xác định cụ thể rẳng bệnh vảy phấn hồng gibert là do nguyên nhân chính nào gây nên. Các khẳng định chỉ đang dựa trên các hình ảnh lâm sàng, các đặc điểm dịch tế học của người bệnh, một vài nguyên nhân được chỉ ra bao gồm:
- Lây nhiễm chéo: Căn bệnh này đã từng xảy ra ở Nam Phi, khi nhiều người trong cùng một gia đình, những học sinh cùng trường đồng loạt mắc bệnh. Điều này khiến tổng số người bệnh tăng nhanh không kiểm soát. Ở Úc, cũng đã có những xác nhận về chuyên khoa cho răng giữa những người cùng mắc bệnh có sự liên quan với nhau.
- Do virus: Một vài nghiên cứu đã tìm ra loại virus có tên là Epstein-Barr, đây là một loại virus thuộc họ Herpes, HHP6 hay HHP7 và chúng là nguyên nhân gây nên chứng bệnh này.
- Do thời tiết: Theo những ghi nhận về số ca mắc bệnh, các chuyên gia đã thống kê được số người mắc bệnh vào mùa thu và mùa xuân cao hơn so với các thời điểm khác trong năm.
- Do ảnh hưởng của thuốc: Một vài giả thuyết cho thấy sự hình thành vảy phấn hồng gibert là do người bệnh đã sử dụng một số loại thuốc nhất định như: griseofulvi, barbioturiques, metronidazon,....
Phòng ngừa
Bỏ túi các lưu ý sau đây để việc phòng ngừa bệnh trở nên dễ dàng hơn:
- Luôn chú ý sinh hoạt điều độ, làm việc có giới hạn, dành đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày cho việc ngủ.
- Hạn chế căng thẳng, stress
- Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích
- Chú ý việc vệ sinh làn da toàn thân hàng ngày, giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ
- Cẩn trọng với các thực phẩm dễ gây dị ứng, hóa mỹ phẩm
- Không tiếp xúc trực tiếp với các môi trường độc hại, chất hóa học,...
- Thay đổi thói quen ăn uống dựa trên những gợi ý về thực phẩm trên đây
- Nếu phát hiện các triệu chứng ban đầu nên đi khám ngay để được kê đơn dùng thuốc điều trị
- Thuốc cần dùng đúng theo chỉ định, đúng liều lượng và đúng thời gian
- Tăng cường dùng kem dưỡng ẩm cho làn da, đặc biệt là vào mùa hanh khô.
Biện pháp chẩn đoán
Khi đi khám, người bệnh sẽ được các bác sĩ khám chẩn đoán dựa trên quy trình như sau.
Bước 1: Chẩn đoán lâm sàng
Đa số người bệnh khi đi khám đề đã xuất hiện các vết tổn thương trên da. Dựa và hình dạng, tính chất của đốm da, bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định ban đầu và xác định đây liệu có phải là triệu chứng của vảy phấn hồng gibert hay không. Nếu các biểu hiện không thực sự rõ rệt, bác sĩ sẽ cần tiến hành phân biệt vảy phấn hồng gibert với một số bệnh lý khác như:
- Bệnh viêm da dầu: Được phát hiện ở vùng lưng, ngực, da đầu, vùng 2 bên má, các vết tổn thương thường có xuất hiện vảy mỡ, vảy mụn.
- Bệnh giang mai: Căn bệnh sinh dục này cũng có nhiều biển hiện tương tự nhưng có kèm theo nổi hạch và các tổn thương ăn sâu vào niêm mạc
- Bệnh vảy nến thể giọt: Thường dạng bệnh vảy nến này có kèm theo vảy trắng như lớp xà cừ.
Những chẩn đoán này chỉ là ban đầu và chưa thể xác định được chính xác bệnh và loại trừ một số bệnh lý tương tự nên phải tiến hành sang bước thứ 2.
Bước 2: Chẩn đoán cận lâm sàng
Là bước tiến hành các xét nghiệm phân tích tế bào để đưa ra kết quả chẩn đoán chính cá nhất. Cụ thể, một vài phương pháp được các bác sĩ tiến hành bao gồm:
- Phân tích mô bệnh học
- Hóa mô miễn dịch các tế bào dương tính với TCD4
- Xét nghiệm tìm nấm âm tính
Không chỉ giúp xác định chẩn đoán chính xác bệnh vảy phấn hồng gibert, các xét nghiệm cận lâm sàng còn giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị sao cho phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân.
Biện pháp điều trị
Các triệu chứng của bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu không điều trị các vết tổn thương sẽ gây ngứa, khiến người bệnh gãi liên tục và dễ cảm thấy khó chịu. Do vậy, tuy bệnh không nguy hiểm nhưng một khi đã mắc, người bệnh cũng cần hết sức kiêng dè, cẩn thận và sử dụng một vài biện pháp sau đây để được cải thiện nhanh nhất.
Cách chữa bệnh vảy phấn hồng gibert dùng mẹo dân gian
Rất nhiều bài thuốc hay từ các nguyên liệu tự nhiên được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý da liễu cụ thể là vảy nến hồng gibert. Bạn có thể áp dụng một số cách như sau:
- Cách 1, dùng dấm táo: Dấm táo chọn loại đảm bảo chất lượng, pha loãng ra với nước lọc, dùng bông thấm và thoa nhẹ lên vùng da có vảy.
- Cách 2, dùng nước muối loãng: Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng tự pha tại nhà để rửa vùng da bị bệnh mỗi ngày. Sau khi sửa kỹ nên dùng khăn bông thấm khô hoàn toàn.
- Cách 3, dùng gel nha đam: Gel nha đam làm dịu da rất tốt nên cũng có thể sử dụng để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy của bệnh.
- Cách 4, dùng bột yến mạch: Loại bột này cũng có công dụng làm dịu vùng da bị dị ứng, người bệnh có thể dùng bột yến mạch trộn với nước lọc đắp lên da trong vòng 3 - 5 phút rồi rửa sạch.
- Cách 5, dùng lá trầu không: Đun sôi lá trầu với nước sạch để dùng ngâm rửa vùng da bị bệnh mỗi ngày, nên dùng bã lá trầu vò nát để chà lên vùng da để đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh.
Lưu ý, các dược liệu tự nhiên cũng có thể chứa một vài độc tốt nhất định nên nếu cơ địa người bệnh dễ dị ứng không nên sử dụng. Để tránh việc khiến bệnh lý trở nên xấu hơn, người bệnh cũng cần làm sạch da trước khi thoa bất kỳ loại thuốc nào, đồng thời không được sử dụng trên các vùng da có vết thương hở.
Thuốc bôi ngoài da chữa vảy phấn hồng gibert
Đại đa số người bệnh đều dùng thuốc bôi ngoài da vì khá tiện lợi lại có hiệu quả rất nhanh chóng. Sau khi bôi thuốc, các đốm da tổn thương sẽ nhanh chóng giảm ngứa, giảm rát, mềm các vảy sừng và hạn chế lây lan rộng. Một vài loại thuốc thường được chỉ định sử dụng như:
- Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này chủ yếu có tác dụng giảm ngứa, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và hạn chế gãi gây xước vết thương.
- Thuốc bôi chứa steroid: Đây chính là nhóm thuốc có chứa thành phần là dẫn xuất của corticoid để ngăn ngừa viêm da lan rộng đồng thời cải thiện ngứa rát.
Khi triệu chứng bệnh nặng hơn, một vài loại thuốc liêu cao kết hợp khác cũng sẽ được chỉ định dùng kèm theo ví dụ: Erythromycin, Acyclovir, Corticoid đường uống,...
Ngoài ra, người bệnh cũng nên dùng thêm các loại kem dưỡng ẩm lành tính để dưỡng ẩm cho vùng da bị bệnh, tránh khô rát và khiến các đốm da bong vảy nhiều hơn.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng với các bệnh lý ngoài da, do vậy việc lưu ý về thực phẩm dung nạp hàng ngày có thể quyết định thời gian điều trị khỏi bệnh.
Người bệnh vảy nến hồng gibert nên ăn gì:
Những loại thực phẩm sau đây sẽ giúp bổ sung nước, khoáng chất, vi chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh:
- Trái cây: Đa số các loại trái cây đều giàu vitamin nên có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe rất tốt. Đặc biệt là với những nhóm quả nhiều vitamin C, vitamin E lại càng tốt cho những người đang gặp vấn đề về da liễu.
- Các loại rau xanh: Rau có màu xanh đậm chữa rất nhiều vi chất tốt, ví dụ như rau bi na, rau cải xoăn, bông cải xanh.
- Thực phẩm giàu omega 3: Điển hình là các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá ngừ,... Omega 3 sẽ tăng cường khả năng kháng viêm cho cơ thể và giúp giảm kích ứng trên da hiệu quả không ngờ.
- Trà thảo mộc: Là một cách thư giãn, giảm triệu chứng khó chịu và ngứa ngáy trên da. Trà thảo mộc là một cách giải độc, tán nhiệt mà bạn đọc không nên bỏ qua.
Thực phẩm nên tránh:
Bởi lẽ các nhóm thực phẩm sau rất dễ gây dị ứng và kích thích phản ứng viêm nên người bệnh nên hết sức chú ý.
- Thịt đỏ: Có chứa axit arachidonic nên có thể khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Người bệnh nên thay thế thịt bò, thịt heo bằng thịt ức gà là tốt nhất.
- Các chế phẩm từ sữa: Với nhiều người, sữa có thể là nguyên nhân gây dị ứng nên không phải là nhóm thực phẩm phù hợp với những người mắc vảy phấn hồng gibert.
- Đồ ăn cay nóng: Các loại đồ ăn cay nóng khiến cơ thể đặc biệt là làn da bị kích ứng một cách mạnh mẽ. Do vậy hãy hạn chế các món ăn này đồng thời giảm thiểu gia vị khi nấu nướng.
- Thực phẩm chứa nhiều Gluten: Một số loại ngũ cốc có chứa thành phần là gluten mà bạn cần tránh khi đang mắc bệnh vảy nến phấn hồng: lúa mì, lúa mạch, ngô, gạo, ngũ cốc tổng hợp,...
Chỉ với một vài lưu ý nho nhỏ trong lựa chọn và chế biến các món ăn hàng ngày, bạn đã có thể giúp cho các triệu chứng bệnh vảy phấn hồng gibert giảm thiểu một cách đáng kể. Hãy thật sự chú ý đến bữa ăn hàng ngày vì chúng vừa có thể là phương thuốc chữa bệnh, vừa có thể là tác nhân gây bệnh.
- Chuyên gia
- Cơ sở