Viêm Gân Bánh Chè

Tổng quan

Viêm gân bánh chè khiến khả năng vận động bị hạn chế và gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đây là một dạng chấn thương khớp gối thường gặp hoặc cũng có thể là biến chứng của các bệnh lý xương khớp mãn tính. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Gân bánh chè được xác định là phần nối giữa xương bánh chè và xương chày. Gân bánh chè được cấu tạo từ các sợi cơ bền dai nên rất khỏe, giúp bạn có thể thực hiện các cử động ở cơ đùi và bắp chân. Viêm gân bánh chè là hiện tượng gân bánh chè bị viêm gây đau nhức và sưng tấy. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn vận động khớp gối liên tục và kéo dài. Ví dụ như vận động viên thể thao, vũ công,...

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Viêm gân bánh chè là bệnh lý thường gặp ở những vận động viên thể thao do phải hoạt động khớp gối quá mức. Bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Khi bị viêm gân bánh chè, bạn sẽ có triệu chứng đau nhức ở vùng trước gối. Cơn đau chỉ xảy ra khi hoạt động đầu gối hoặc tập luyện ở cường độ cao.
  • Cơn đau diễn ra âm ỉ và nặng dần theo thời gian, xuất hiện cơn đau dữ dội theo từng cơn. Nếu tình trạng đau diễn ra ở mức độ nặng sẽ gây ra triệu chứng tấy đỏ và phù nề.
  • Cơn đau sẽ tăng lên khi ngồi xổm hoặc thực hiện động tác gấp duỗi gối. Điều này đã khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đứng lên hoặc leo cầu thang.

Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức ngày càng nặng theo thời gian mặc dù đã áp dụng biện pháp giảm đau tại nhà.
  • Đau nhức gây ảnh hưởng đến hoạt động của khớp gối, cản trở người bệnh thực hiện các hoạt động sống hàng ngày.
  • Vùng khớp gối bị đau nhức kèm theo triệu chứng viêm sưng và tấy đỏ.

Nguyên Nhân

Chuyên gia xương khớp cho biết, viêm gân bánh chè xảy ra khi bạn cử động khớp gối quá mức, đây được xem là một dạng chấn thương khớp gối thường gặp. Khi lặp lại một động tác tại khớp quá nhiều sẽ gây ra các vết rách nhỏ tại gân, lúc này cơ thể sẽ kích thích cơ chế tự sửa chữa vết rách. Nhưng nếu các vết rách này xuất hiện quá nhiều sẽ kích thích phản ứng viêm xảy ra, gây yếu gân và đau nhức. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm gân bánh chè là:

  • Hoạt động thể chất với tần suất và cường độ cao một cách đột ngột, điều này đã khiến gân phải chịu áp lực lớn và gây viêm.
  • Căng cơ đùi trước hoặc đùi sau cũng sẽ tạo áp lực không tốt lên gân xương bánh chè và kích thích phản ứng viêm xảy ra.
  • Sức cơ chân mạnh hơn những cơ khác khiến gân bánh chè bị kéo về phía cơ chân nhiều hơn và gây viêm.
  • Mắc một số bệnh lý mãn tính như bệnh thận, bệnh tự miễn, tiểu đường,... gây ảnh hưởng đến lượng máu đi nuôi cơ thể.
  • Thừa cân béo phì làm gia tăng áp lực lên gân bánh chè nói riêng và hệ xương khớp nói chung.

Biến chứng

Viêm gân bánh chè được đánh giá là bệnh lý không quá nguy hiểm, có thể điều trị khỏi bằng cách chăm sóc đúng cách và điều trị bảo tồn. Ngược lại, nếu bạn vẫn tiếp tục vận động khớp gối khi đang đau sẽ khiến vết rách trên gân phát triển ngày càng nhiều. Nếu không điều trị sẽ gây ra cơn đau nhức kéo dài dai dẳng và tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý khác khởi phát. Một số biến chứng có thể gặp khi không điều trị viêm gân bánh chè là yếu cơ, đau khớp gối mãn tính, rách gân và đứt gân bánh chè.

Phòng ngừa

Viêm gân bánh chè rất dễ khởi phát khi bạn lạm dụng khớp gối quá mức. Để phòng ngừa bệnh lý này, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Nên dành thời gian để nghỉ ngơi khi bị đau đầu gối, tránh vận động mạnh hoặc chơi thể thao vào thời điểm này.
  • Khi cơn đau ở đầu gối khởi phát, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm đá để cải thiện triệu chứng viêm đau.
  • Nên hạn chế chơi các bộ môn thể thao gây áp lực quá mức lên gân bánh chè, hãy thay thế bằng bộ môn thể thao khác an toàn hơn.
  • Khi bắt đầu với một bộ môn thể thao mới, bạn nên tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để được điều chỉnh tư thế và kỹ thuật sao cho đúng.
  • Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cải thiện sức mạnh cơ tứ đầu và vùng cẳng chân.
  • Sử dụng giày dép phù hợp giúp phân bố đều trọng lượng cơ thể lên bàn chân, không nên lạm dụng giày cao gót.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi bị đau nhức ở vùng khớp gối, bạn cần thăm khám chuyên khoa để chẩn đoán bệnh. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để tìm ra vị trí bị tổn thương. Sau đó, yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm hình ảnh để xác định tổn thương tại khớp gối. Sau khi đưa ra chẩn đoán chính xác là viêm gân bánh chè, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị giúp cải thiện triệu chứng đau nhức cũng như tổn thương tại khớp gối.

Việc điều trị viêm gân bánh chè cần phải kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định mới mang lại hiệu quả. Nếu tình trạng viêm diễn ra ở mức không quá nghiêm trọng, quá trình điều trị có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể kéo dài đến một năm hoặc nhiều hơn.

+ Điều trị bảo tồn

Khi cơn đau chỉ mới khởi phát ở mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng phương pháp điều trị bảo tồn. Đồng thời, hạn chế thực hiện các cử động tại khớp, ngăn ngừa tổn thương tại gân tiếp tục chuyển biến nặng. Hai phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng phổ biến trong y khoa là:

  • Dùng thuốc giảm đau giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và duy trì khả năng vận động. Được sử dụng phổ biến là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, tiêm corticosteroid, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu,...
  • Tiến hành vật lý trị liệu giúp cải thiện triệu chứng đau nhức và sức mạnh cơ gân. Các bài tập được ưu tiên áp dụng là giãn cơ, nâng cao sức mạnh cơ,... Ngoài ra, người bệnh cũng có thể giảm đau bằng cách đeo băng để bảo vệ xương bánh chè hoặc điện ion.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà, tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.

+ Can thiệp ngoại khoa

Với những trường hợp bệnh nặng không đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định thực hiện phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa mang lại hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mục đích của việc phẫu thuật là cắt bỏ vùng gân bị tổn thương, giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây đau. Người bệnh cần cân nhắc thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android