Tầm Soát Ung Thư Xương Là Gì? Các Thông Tin Cần Biết
Những người có có tiền sử gia đình có người có tiền sử mắc các bệnh ung thư di truyền, người tiếp xúc với phóng xạ, người đã thực hiện các phẫu thuật xương nên thực hiện tầm soát ung thư xương từ sớm để phát hiện và kiểm soát được các dấu hiệu bất thường. Phát hiện và điều trị ung thư xương ngay những giai đoạn đầu sẽ mang đến kết quả khả quan hơn cho người bệnh.
Tầm soát ung thư xương là gì?
Các triệu chứng ung thư xương thường xuất hiện khá âm thầm, không bộc lộ rõ ràng trong giai đoạn đầu đồng thời tốc độ xâm lấn của các tế bào ung thư thường nhanh gấp 3-4 lần các dạng ung thư khác. Bởi thế hầu hết tỷ lệ người bệnh phát hiện ra ung thư xương ở giai đoạn sớm thường khá thấp, đa phần chỉ khi cảm thấy đau nhói trong xương, xương biến dạng mới bắt đầu đi thăm khám.
Thực hiện tầm soát ung thư xương đang là phương pháp phát hiện ung thư xương ngay từ giai đoạn sớm chính xác và hiệu quả nhất. Theo đó người bệnh sẽ được tiến hành làm các xét nghiệm hình ảnh, sinh thiết, hay quét xương bằng hạt nhân phóng xạ tại các vị trí xương để phát hiện được các yếu tố, dấu hiệu bất thường.
Thống kê cho thấy nhờ thực hiện tầm soát, nếu phát hiện ung thư xương và can thiệp kịp thời từ giai đoạn 1 thì khả năng sống sót trên 5 năm với sức khỏe bình thường lên tới 80%. Trong khi đó tỷ lệ này khi điều trị ung thư xương giai đoạn cuối chỉ còn khoảng trên 20%. Các tế bào ung thư di căn vô cùng nhanh chóng khiến cơ thể nhanh chóng kiệt quệ.
Đặc biệt việc xét nghiệm tầm soát ung thư xương được khuyến khích thực hiện với các đối tượng sau
- Trong gia đình có người có tiền sử bị ung thư xương. Ung thư xương có di truyền không thì thực tế là không diễn ra trực tiếp mà diễn ra gián tiếp thông qua một bệnh lý có tính di truyền nào đó như hội chứng Fraumeni hoặc u nguyên bào võng mạc di truyền, do đó nếu trong gia đình có người bệnh thì tỷ lệ đời sau mắc bệnh cũng cao hơn
- Người từng tiếp xúc với phóng xạ hay làm việc trong các môi trường độc hại trong thời gian dài
- Người từng có các chấn thương tại hệ thống xương khớp hoặc các bệnh lý về xương dẫn đến phải phẫu thuật hay xạ trị
- Người có tiền sử mắc bệnh Paget xương cũng là đối tượng cần đi xét nghiệm tầm soát ung thư do có nguy cơ cao mắc bệnh. Đây là một dạng rối loạn bất thường ở cấu trúc xương khi các tế bào cũ không được thay thế bởi tế bào mới khiến xương ngày càng yếu đi và dễ gãy.
- Bên cạnh đó nếu phát hiện thấy các triệu chứng bất thường như đau nhức xương khớp thường xuyên, hay bị gãy xương dù va chạm rất nhẹ, có các khối u bất thường ở xương và sờ vào thấy nóng kèm theo suy nhược cơ thể người bệnh cũng nên nhanh chóng đến bệnh viện khám và thực hiện các xét nghiệm tầm soát.
Thực tế thì không chỉ những người có nguy cơ mà mỗi người bình thường nếu có điều kiện và thời gian cũng nên đi thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư xương nói riêng và ung thư nói chung. Có rất nhiều yếu tố thứ phát tác động gây ung thư mà chúng ta không thể nào kiểm soát hết được, vì vậy chủ động kiểm tra sức khỏe từ sớm để có biện pháp điều trị phòng ngừa là điều tất cả mọi người đều nên thực hiện.
Các phương pháp tầm soát ung thư xương
Xét nghiệm ung thư xương cần thực hiện nhiều phương pháp để cho ra kết quả chính xác nhất. Hiện nay rất nhiều bệnh viện lớn có đầy đủ các thiết bị, công nghệ để thực hiện các dịch vụ này nên nếu có nhu cầu bạn cũng không cần quá lo lắng.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu chưa đủ để phát hiện ung thư xương nhưng đây là bước đầu cần thực hiện trong tầm soát ung thư. Phương pháp này giúp phát hiện các chỉ số bất thường để các bác sĩ xem xét liệu có liên quan đến ung thư xương hay không. Chẳng hạn nồng độ phosphatase kiềm (ALP) và nồng độ lactate dehydrogenase (LDH) cao…
Nếu thấy người bệnh có các chỉ số bất thường bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm kiểm tra chi tiết hơn đó chính xác là bệnh gì chứ không nhất thiết đó phải là ung thư xương.
Các xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh là một trong những phương pháp quan trọng cần thực hiện để phát hiện tầm soát ung thư xương. Người bệnh nên đến các bệnh viện lớn, có đầy đủ thiết bị máy móc thực hiện để đảm bảo chính xác nhất.
Chụp X quang
Chụp X quang theo hướng thẳng và nghiêng sẽ giúp phát hiện vị trí xương gặp vấn đề, đồng thời xác định được số lượng, những tổn thương xâm lấn sang mô mềm.Thông qua hình ảnh X-quang bác sĩ có thể nhìn ra hình ảnh xương bị xù xì thay vì rắn hoặc thậm chí là phát hiện có lỗ hay các các khối u quanh xương. Các khối u này nếu đã lan sang mô cơ hay mô mỡ cũng có thể nhìn thấy rõ ràng.
Ngoài ra chụp X quang cũng giúp phát hiện được đó là u lành hay u ác tính. X quang ngực cũng được thực hiện nếu nghi ngờ tế bào ung thư di căn sang phổi.
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Chụp CT thường được chỉ định thực hiện nếu nghi ngờ có các tế bào ung thư di căn đến não, gan, phổi hoặc các cơ quan khác. Hình ảnh từ máy chụp CT sẽ cho bác sĩ biết liệu khối uu đã di căn hay chưa nhanh chóng và chính xác.
Chụp ảnh cộng hưởng (MRI)
Trong tầm soát ung thư xương, chụp cộng hưởng từ MRI chính là một trong những xét nghiệm chính xác và tốt nhất để phát hiện bệnh. Theo đó MRI thường được thực hiện tại tủy sống và não. Kết quả hình ảnh cuối cùng sẽ cho phép bác sĩ đánh giá được những tổn thương tại xương, tủy xương hay các xâm lấn của khối u đến hệ thống thần kinh, mạch máu.
Các hình ảnh cho ra từ chụp MRI thường có độ sắc nét cao, tương phản tốt nên dễ đánh giá hơn. Mặt khác MRI không dùng tia x da đó sẽ phù hợp hơn cho nhiều đối tượng.
Quét xương bằng hạt nhân phóng xạ
Quét xương bằng hạt nhân phóng xạ cũng là một trong những phương pháp được dùng trong tấm soát ung thư xương để phát hiện thấy những khu vực di căn nhỏ đồng thời kiểm tra được có bao nhiêu tổn thương mà ung thư gây ra trong xương.
Phương pháp này có độ nhạy khá cao nên đây cũng là phương pháp duy nhất hiện nay có thể chẩn đoán chức năng hệ xương bằng hình ảnh. Dù X-quang hay chụp CT có thể cho kết quả về cấu trúc xương rõ ràng nhưng sẽ không đánh giá được chức năng hệ thống xương nên vẫn cần thực hiện kỹ thuật này khi tầm soát ung thư xương.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp chụp xạ xương có thể cho kết quả gây nhầm lẫn với nhiễm trùng xương hay viêm khớp. Do đó vẫn cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm khác.
Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
Chụp cắt lớp phát xạ positron là phương pháp có thể giúp phát hiện rất nhiều loại ung thư trong toàn bộ cơ thể, bao gồm cả ung thư xương đồng thời chỉ ra được nó là dạng lành tính hay ác tính. Theo đó phương pháp này sẽ sử dụng một loại đường đặc biệt có gắn các nguyên tử phóng xạ để đưa vào trong cơ thể để xét nghiệm bởi các tế bào ung thư thường rất ưa các phân tử đường phóng xa.
PET được kết hợp với việc chụp CT để nhằm xác định nguy cơ ung thư chính xác và rõ ràng hơn.
Sinh thiết xương
Sinh thiết hiểu một cách đơn giản là lấy một mảnh mô nhỏ từ các vị trí cơ thể nghi ngờ mắc bệnh, đem đi xét nghiệm dưới kính hiển vi để biết chắc chắn có phải ung thư hay không, lành tính hay ác tính. Trong tầm soát ung thư xương, phương pháp này sẽ giúp bác sĩ biết chính xác liệu có phải là ung thư xương nguyên phát hay ung thư di căn từ các cơ quan khác làm phá hủy xương.
Sinh thiết bằng kim
Theo đó phương pháp này sẽ sử dụng kim nhỏ hoặc kim lớn để đâm xuyên qua lớp da và tiếp cận vào vị trí gần khối u. Bác sĩ sẽ tiếp hành làm tê ở khu vực cần sinh thiết sau đó mới đưa mũi kim vào. Trong tầm soát ung thư xương có thể dùng hai mũi kim to hoặc mũi kim nhỏ với mục đích như sau
- Sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA): với phương pháp này sẽ dùng các mũi kim có kích thước nhỏ và mỏng kết hợp với ống tiêm để tiếp cận vào khối u, lấy ra dịch và một số tế bào. Trong trường hợp khối u nằm ở gần bề mặt cơ thể, có thể cảm nhận rõ ràng sẽ chọc thẳng vào khối u. Với các khối u có vị trí sâu, không cảm nhận chính xác sẽ kết hợp với chụp CT để đảm bảo chính xác.
- Sinh thiết bằng kim to: thường được đánh giá tốt hơn và chô kết quả chính xác hơn. Theo đó dựa vào các mũi kim có kích thước lớn sẽ tách một phần mô của khối u, thường là đường kính khoảng 1,6mm, dài 13mm và đem đi xét nghiệm.
Sinh thiết xương với phẫu thuật
Sinh thiết xương với phẫu thuật hay còn được gọi sinh thiết mở bởi bác sĩ cần thực hiện phẫu thuật bằng cách rạch lớp da bên ngoài để tiếp cận với khối u. Theo đó bác sĩ có thể chọn sinh thiết rạch (chỉ lấy một mảnh mô nhỏ) hoặc sinh thiết cắt bỏ (thực hiện phẫu thuật để lấy toàn bộ khối u).
Tuy nhiên với phương pháp tầm soát ung thư xương này người bệnh cần phải gây mê toàn thân hoặc chặn dây thần kinh nếu gây mê khu vực rộng.
Một số lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư xương
Người bệnh thực hiện tầm soát ung thư xương cần đến trao đổi chi tiết với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý. Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng sau đó chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết sau đó đưa ra kết quả cuối cùng khi đã có đầy đủ thông tin từ kết quả xét nghiệm.
Để việc thực hiện tầm soát ung thư xương diễn ra trơn tru và nhanh chóng nhất, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây
- Có thể đặt lịch hẹn trước tại một số bệnh viện để tránh phải chờ đợi lâu, đồng thời được thông báo về các việc cần chuẩn bị để tránh mất thời gian
- Nhịn ăn trước 4h 5h vì có một số xét nghiệm cần dùng thuốc cản quang.
- Chụp X-quang, CT cần sử dụng tia X nên không nên mang theo trang sức, tránh trường hợp mất mát
- Những người mắc các bệnh như bệnh như bệnh tuyến giáp, bệnh thận, bệnh dị ứng với bất cứ loại thuốc nào cần thông báo cho bác sĩ chi tiết
- Thực hiện đầy đủ các chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ
Thực hiện tầm soát ung thư xương ở đâu?
Hiện nay co rất nhiều bệnh viện lớn có đầy đủ thiết bị máy móc và cơ sở vật chất để phục vụ cho việc thăm khám, xét nghiệm và điều trị ung thư xương. Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn, có bác sĩ giỏi, có thế mạnh trong điều trị ung thư xương để thăm khám và điều trị chính xác nhất.
Một số địa chỉ xét nghiệm, khám ung thư xương nổi bật ở nước ta mà bạn có thể tham khảo như
Bệnh viện K
Thông tin liên hệ:
- Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A – 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
- Điện thoại: 1900886684
- Email: benhvienk@bvk.org.vn
- Website: benhvienk.vn
Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 069 572400
- Email: bvtuqd108@benhvien108.vn
- Website: benhvien108.vn
Bệnh viện Bạch Mai
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 8424 3869 3731
- Email: vanphongbvbm@gmail.com
- Website: bachmai.gov.vn
Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Nguyễn Tất Thành, Định Trung, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Điện thoại: 02113656252
- Email: chamsockhachhang.lacviet@gmail.com
- Website: benhvienlacviet.vn
Bệnh viện Ung bướu
Thông tin liên hệ:
- Cơ sở 1: Số 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Cơ sở 2: Số 6 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Cơ sở 3: Số 47 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Cơ sở 4: Đường 400, Ấp Cây Dầu, Phường Tân Phú, Quận 9, TP. HCM
- Điện thoại: (028) 38433021 – (028) 38433022
- Website: benhvienungbuou.vn
Bệnh viện FV
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng),Q7, Tp.HCM
- Điện thoại: (028) 54 11 33 33
- Email: information@fvhospital.com
- Website: fvhospital.com
Trên đây là thông tin chi tiết về tầm soát ung thư xương, hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Khám và phát hiện sàng lọc ung thư càng sớm sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng đời sống, tinh thần, đảm bảo có thể thực hiện thành công những điều mong muốn ở cả hiện tại và tương lai.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!