Chụp X-Quang Có Phát Hiện Ung Thư Xương Không?
Để xác định ung thư xương cần thực hiện kiểm tra triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Chụp x-quang là một trong những phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng giúp phát hiện bệnh ung thư xương ngay từ giai đoạn sớm. Từ việc chụp x-quang phim thẳng, phim nghiêng và chụp đối bên để có thể kiểm tra các dấu hiệu của bệnh và đưa ra phán đoán.
Ung thư xương là sự hình thành của các khối u ác tính bên trong mô xương. Ung thư xương có thể chẩn đoán bằng cách chụp x-quang không là thắc mắc được rất nhiều người bệnh đặt ra. Để giải đáp được thắc mắc trên thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Tổng quan về bệnh ung thư xương
Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp nhưng được đánh giá là rất nguy hiểm. Lúc này, các tế bào ác tính đang dần phát triển trong xương và hình thành nên các khối u ác tính. Theo thời gian, các khối u này sẽ xâm lấn sang vị trí của các mô lành xung quanh rồi di căn đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể.
Nếu bệnh lý này được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ hạn chế được tổn thương trên cơ thể và giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Ngược lại, khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn quá muộn sẽ khiến sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Chuyên gia cho biết, bệnh ung thư xương sẽ tiến triển thông qua 4 giai đoạn cụ thể. Ở mỗi giai đoạn, triệu chứng và tổn thương do bệnh gây ra sẽ có sự khác nhau. Đồng thời, bệnh cũng trở nên ngày càng nặng qua từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Cụ thể là:
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã xuất hiện bên trong mô xương và bắt đầu phát triển về số lượng. Lúc này, tế bào ung thư chưa xâm lấn vị trí của các tế bào bình thường nên không gây hại và chưa gây ra triệu chứng rõ ràng. Nếu bệnh ung thư xương được phát hiện ở giai đoạn này thì khả năng điều trị khỏi là rất cao.
- Giai đoạn 2: Khối ung thư phát triển về số lượng và kích thước nhưng chưa di căn, vẫn trong giới hạn của xương. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn này cũng có tiên lượng điều trị khá tốt.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã phát triển lan rộng đến nhiều vị trí khác trong xương. Ở giai đoạn này, bệnh có tốc độ tiến triển rất nhanh, có thể di căn đến hạch bạch huyết cũng như các cơ quan xung quanh.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư xương. Lúc này, số lượng tế bào ung thư sẽ tăng lên một cách nhanh chóng và di căn đến các cơ quan xa hơn. Ung thư xương ở giai đoạn cuối rất khó điều trị và có tiên lượng rất xấu.
Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp và không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhận biết. Đa số các trường hợp phát hiện bệnh đều đã tiến triển sang giai đoạn muộn nên tiên lượng điều trị rất xấu, khiến tuổi thọ bị rút ngắn đáng kể. Vì thế, việc tầm soát ung thư có vai trò rất quan trọng trong việc sớm phát hiện bệnh và đưa ra biện pháp điều trị đúng cách ngày từ giai đoạn khởi phát.
Chụp x-quang có phát hiện ung thư xương không?
Chẩn đoán bệnh ung thư xương cần được thực hiện thông qua việc kiểm tra triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khác. Ở giai đoạn mới khởi phát, triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư xương sẽ không rõ ràng nên không có ý nghĩa quyết định trong chẩn đoán bệnh. Chụp x-quang là một trong những phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng giúp phát hiện bệnh ung thư xương ngay từ giai đoạn sớm.
Khi bị đau nhức trong xương, bạn nên đến bệnh viện chụp x-quang để chẩn đoán bệnh. Nếu nghi ngờ ung thư xương, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp x-quang phim thẳng, phim nghiêng và chụp đối bên để có thể kiểm tra các dấu hiệu của bệnh. Thông qua hình ảnh x-quang thu được, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán sau đây:
Thông qua hình ảnh x-quang thu được, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán sau đây:
- Xác định vị trí của khối u để đưa ra phương hướng điều trị và tiên lượng
- Xác định tốc độ phát triển của khối u, hình ảnh bờ khối u và tính chất khối u.
- Phát hiện các dấu hiệu tiêu xương như hình nang xương, hình gặm nhấm, gãy xương,…
- Kiểm tra được phản ứng của màng xương thông qua các dấu hiệu như màng xương bị phá vỡ, trở nên mỏng, không đều,…
Ngoài chụp x-quang, bệnh ung thư xương cũng có thể chẩn đoán thông qua một số phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng khác. Việc phối hợp nhiều phương pháp xét nghiệm cùng lúc sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về bệnh lý như tính chất khối u, giai đoạn ung thư,… để có thể đưa ra liệu trình điều trị hiệu quả. Các phương pháp thường dùng là chụp cắt lớp vi tính, chụp PET, chụp xạ hình xương, sinh thiết xương.
Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Chụp x-quang có chẩn đoán được bệnh ung thư xương không?” bạn có thể tham khảo. Chụp x-quang là một trong những xét nghiệm hình ảnh cần thiết để chẩn đoán bệnh ung thư xương. Hình ảnh phản chiếu trên phim x-quang giúp bác sĩ xác định được vị trí và kích thước khối u, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh.