Bệnh Mề Đay Có Lây Không?
- Mề đay là bệnh không lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, các yếu tố, tác nhân gây ra bệnh mề đay có thể lây lan.
- Để điều trị bệnh mề đay, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamine, kết hợp giảm căng thẳng, tránh ánh nắng và nên mặc quần áo rộng rãi.
Bệnh mề đay có lây không?
Nổi mề đay là bệnh không gây lây nhiễm và không thể truyền từ người này sang người khác được. 1
Tuy nhiên, nguyên nhân tiềm ẩn gây phát ban có thể lây nhiễm. Một người bị nổi mề đay do nhiễm trùng có thể truyền bệnh sang người khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sau đó người bị truyền nhiễm sẽ phát ban.
Các nguyên nhân khác gây mề đay, phát ban dễ lây lan là:
- Nhiễm vi khuẩn
- Nhiễm virus cúm
- Nhiễm viêm do họng liên cầu khuẩn
Các nguyên nhân gây mề đay phổ biến2
Để ngăn ngừa mề đay, người bệnh cần cố gắng xác định nguyên nhân gây bệnh và tránh xa những tác nhân đó.
Nổi mề đay do dị ứng
Tiếp xúc với chất gây dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây phát ban, nổi mề đay. Mề đay do gây dị ứng không gây lây nhiễm
Những nhân tố phổ biến có thể gây nổi mề đay, dị ứng bao gồm:
- Thực phẩm
- Côn trùng cắn
- Thuốc
- Phấn hoa
- Các loại cây như thường xuân hoặc cây sồi
Nổi mề đay do nhiễm trùng
Một số loại virus và vi khuẩn có thể gây phát ban bao gồm:
- Viruss cảm lạnh hoặc các loại vi-rút khác như COVID-19
- Bệnh bạch cầu đơn nhân
- Viêm họng liên cầu khuẩn
Bản thân những loại phát ban này không lây nhiễm, nhưng nếu những loại virus trên lây sang người khác có thể phát triển gây phát ban, mề đay.
Những bệnh do nhiễm trùng này có thể lây qua
- Viruss trong không khí do ho hoặc hắt hơi
- Vệ sinh kém
- Dùng chung dụng cụ ăn uống
- Tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của những người bị nhiễm bệnh
- Tiếp xúc với chất thải (phân) của người bệnh
Những người có nguy cơ dễ lây nhiễm hơn bao hồm
- Trẻ em từ 2 tuổi và người già lớn hơn 65 tuổi
- Phụ nữ đang mang thai
- Người có hệ thống miễn dịch kém hoặc chưa hoàn thiện
- Mắc một số bệnh gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch
- Người mắc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác có thể làm suy yếu cơ thể, chẳng hạn như béo phì, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc hen suyễn
- Người hút thuốc hoặc sử dụng hóa chất
Nổi mề đay do môi trường
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc nước có chứa clo cũng có thể gây phát ban. Những người bị căng thẳng, trầm cảm hoặc buồn bã cũng có thể bị mề đay.
Ngoài ra, mặc quần áo quá chật cũng có thể là nguyên nhân gây ra phát ban.
Nổi mề đay mãn tính
Những người bị nổi mề đay quá 6 tuần có thể đã mắc mề đay mãn tính. Hiện nay, khoảng 1,4% dân số bị nổi mề đay mãn tính, phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Thường có một yếu tố tiềm ẩn gây phát ban mãn tính, nhưng nhiều trường hợp cũng không có nguyên nhân rõ ràng.
Cách phòng ngừa bệnh mề đay
Thông qua việc thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, người bệnh có thể hạn chế tình trạng nổi mề đay.
Một số cách để phòng ngừa nổi mề đay bao gồm
- Hạn chế tiếp xúc các tác nhân gây nổi mề đay đã biết
- Tránh uống rượu
- Tránh sử dụng xà phòng mạnh có chất gây kích ứng
- Tránh mặc quần áo bó sát
- Tránh ăn những thực phẩm gây phát ban, dị ứng
- Tránh các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và aspirin
- Ngủ đủ giấc
- Tránh căng thẳng
- Dùng các loại thuốc như thuốc kháng histamine bị phát ban dị ứng
- Dùng Omalizumab để điều trị phát ban dị ứng nếu thuốc kháng histamine không có tác dụng
- Chườm mát hoặc tắm nước mát để làm dịu da
Hầu hết các trường hợp phát ban sẽ hết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, những người bị phát ban mãn tính sẽ bị nổi mề đay ít nhất khoảng 6 tuần, có thể phát ban trên toàn cơ thể. Lúc này, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu người bệnh bị phát ban cảm thấy khó thở, sưng môi hoặc miệng, phải gọi ngay cho đơn vị cấp cứu vì có thể họ đang bị sốc phản vệ.