Nứt Kẽ Hậu Môn Có Tự Khỏi Được Không?
Nứt kẽ hậu môn thường không nghiêm trọng và có thể tự lạnh trong vài tuần với biện pháp tự chăm sóc như giữ phần mềm, uống nhiều nước, và tăng cường chất xơ. Trong giai đoạn đầu, vết nứt thường tự khỏi sau 1-4 tuần nếu được xử lý đúng cách. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng, hoặc nhiều vết nứt, cần chăm sóc y tế với các phương pháp như kem bôi, thuốc đạn, tiêm botox, hoặc phẫu thuật. Nếu triệu chứng kéo dài hơn 8 tuần, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm chuyên môn để xác định nguyên nhân và kế hoạch điều trị.
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không phụ thuộc vào kế hoạch điều trị cũng như chăm sóc của người bệnh. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần có kế hoạch điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả.
Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện một vết rách hoặc có một vết loét nhỏ ở vùng da xung quanh hậu môn. Vết nứt có thể mở rộng vào bên trong ống hậu môn, làm lộ các cơ bao quanh vành hậu môn, cơ co thắt hậu môn. Điều này dẫn đến các cơn cơ thắt, khiến vết rách trở nên nghiêm trọng hơn, đau đớn và làm chậm quá trình chữa lành.
Tình trạng nứt kẽ hậu môn có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, nhưng thường phổ biến ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, chẳng hạn như:
- Khối phân lớn hoặc cứng, có thể làm rách niêm mạc hậu môn;
- Tiêu chảy mãn tính;
- Bệnh viêm ruột (IBD);
- Bệnh Crohn;
- Viêm loét đại tràng;
- Giảm lưu lượng máu đến vùng hậu môn – trực tràng;
- Căng thẳng khi sinh con;
- Cơ hậu môn thắt chặt;
- Thường xuyên quan hệ tình dục qua đường hậu môn;
- Nhiễm trùng qua đường tình dục.
Triệu chứng phổ biến nhất khi bị nứt kẽ hậu môn bao gồm đau đớn và chảy máu trong hoặc sau khi đi đại tiện. Hầu hết người bệnh nứt kẽ hậu môn thường quan sát thấy có máu đỏ tươi dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Kích ứng, nóng rát hoặc ngứa ngáy xung quanh hậu môn;
- Xuất hiện một khối hoặc các mảnh da thừa ở gần các vết nứt;
- Tiểu hoặc đại tiện không tự chủ;
- Hình thành các vết nứt hậu môn mới.
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng phổ biến, thường không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp.
ĐỌC CHI TIẾT: Bị Tiêu Chảy Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Mất bao lâu?
Theo các chuyên gia, nứt kẽ hậu môn có tự khỏi không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và phương pháp chăm sóc của người bệnh.
Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, nứt kẽ hậu môn không nghiêm trọng và có thể tự lạnh trong vài tuần nếu người bệnh thực hiện các biện pháp tự chăm sóc phù hợp, chẳng hạn như giữ phần mềm, uống nhiều nước, tăng cường lượng chất xơ hoặc đi đại tiện ngay khi có nhu cầu. Trong giai đoạn đầu, các vết nứt thường nông, không có nguy cơ nhiễm trùng cũng như biến chứng, do đó vết nứt thường tự khỏi sau 1 – 4 tuần, nếu được xử lý đúng cách.
Trong trường hợp các vết nứt sâu, bị nhiễm trùng hoặc khi người bệnh có nhiều vết nứt, các vết thương thường không thể tự lành và cần được chăm sóc y tế. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng kem bôi, thuốc đạn, tiêm botox hoặc phẫu thuật để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
Trong trường hợp các vết nứt kẽ hậu môn kéo dài hơn 8 tuần, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên môn để xác định các nguyên nhân liên quan và có kế hoạch điều trị phù hợp.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH: Nứt Kẽ Hậu Môn Ở Trẻ Em Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Biện pháp hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn trong giai đoạn đầu có thể tự lành nếu được chăm sóc phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo nhiều biện pháp điều trị tại nhà để cải thiện cơn đau, giảm viêm và hỗ trợ thư giãn các cơ vòng. Cụ thể, các biện pháp điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm:
1. Ngâm hậu môn với nước ấm
Tắm nước ấm hoặc ngâm hậu môn trong bồn nước ấm có thể hỗ trợ thư giãn mông, cải thiện cơn đau hoặc khó chịu liên quan đến vết nứt hậu môn. Biện pháp này cũng có thể tăng cường lưu thông máu đến hậu môn, hỗ trợ chữa lành các vết nứt nhỏ cũng như giảm sưng, ngứa và giúp người bệnh đi đại tiện thuận lợi hơn.
Theo thống kê, ngầm nước ấm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nứt kẽ hậu môn sau 1 – 2 tuần. Người bệnh chỉ cần ngồi trong chậu nước ấm trong 15 – 20 phút mỗi lần và 3 – 4 lần mỗi ngày. Có thể cho thêm một ít muối hoặc vài giọt tinh dầu hoa oải hưởng đến tăng cường hiệu quả điều trị.
2. Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống
Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống là một phương pháp chữa nứt hậu môn tại nhà mang lại hiệu quả cao và an toàn khi thực hiện. Trên thực tế, việc thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống có thể thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên, giúp phần mềm và người bệnh không cần tạo áp lực để đẩy phân ra khỏi cơ thể.
Theo khuyến cáo, người bệnh nên bổ sung khoảng 20 – 30 gram chất xơ mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
- Ngũ ngốc nguyên cám;
- Yến mạch nguyên chất;
- Trái cây và rau xanh;
- Các loại đậu;
- Trái cây có múi;
- Mận khô và nước ép mận.
Nếu không nhận được lượng chất xơ cần thiết từ chế độ ăn uống, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh uống bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm chức năng. Các sản phẩm này có thể hỗ trợ làm mềm phân, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, đau dạ dày, chống táo bón và giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn.
Lưu ý khi tăng cường bổ sung chất xơ, người bệnh nên uống nhiều nước để tránh gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH: Bị Nứt Kẽ Hậu Môn Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi Nhất? Giải Đáp
3. Áp dụng các biện pháp tự nhiên
Có nhiều biện pháp tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng nứt kẽ hậu môn, chẳng hạn như:
Dầu ô liu:
Dầu ô liu là một biện pháp điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà mang an toàn và phổ biến. Lượng chất béo dồi dào trong dầu ô liu có thể bôi trơn đường ruột, giúp phân đi qua hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn và ngăn ngừa các tổn thương ở hậu môn. Ngoài ra, dầu ô liu cũng có đặc tính chất viêm, có thể hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến nứt kẽ hậu môn.
Cách chữa nứt kẽ hậu môn với dầu ô liu:
- Sử dụng một lượng bằng nhau dầu ô liu, sáp ong và mật ong, đun nóng đến khi các hỗn hợp tan chảy hoàn toàn;
- Để nguội sau đó thoa hỗn hợp lên khu vực bị nứt kẽ hậu môn;
- Thực hiện biện pháp mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.
Nha đam:
Nha đam có đặc tính giảm đau và chữa lành tự nhiên, thường được sử dụng để phục hồi các mô bị tổn thương. Cách áp dụng biện pháp như sau:
- Sử dụng một lá nha đam, gọt phần vỏ xanh bên ngoài;
- Dùng muỗng cạo lấy phần gel bên trong và thoa trực tiếp lên vết nứt kẽ hậu môn;
- Thực hiện biện pháp mỗi ngày để tăng cường hiệu quả điều trị.
Giấm táo:
Giấm táo mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị táo bón và ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến vết nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, giấm táo có chứa chất xơ hòa tan trong nước Pectin, có tác dụng cải thiện hệ thống tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột và hạn chế mức độ nghiêm trọng của vết nứt kẽ hậu môn.
Cách chữa nứt kẽ hậu môn với giấm táo như sau:
- Sử dụng 1 – 2 muỗng canh giấm táo thô hòa tan với một ít nước lọc;
- Cho thêm một ít mật ong tùy theo khẩu vị;
- Dùng uống mỗi ngày hai lần để cải thiện các triệu chứng.
ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 7 Cách Chữa Nứt Kẽ Hậu Môn Không Dùng Thuốc Cực Hay Tại Nhà
4. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Bởi vì độ ẩm có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn, do đó điều quan trọng là giữ hậu môn luôn khô ráo, sạch sẽ. Điều này có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành vết nứt hậu môn.
Sau khi đi đại tiện, người bệnh nên lau hậu môn bằng khăn giấy mềm hoặc sử dụng vòi xịt cầm tay. Tránh sử dụng giấy vệ sinh thô, có mùi thơm có thể gây kích ứng. Bên cạnh đó, thoa phấn rôm trẻ em lên khu vực bị ảnh hưởng sau khi tắm cũng có thể hỗ trợ giữ hậu môn khi ráo.
Hạn chế ngồi lâu trong một tư thế. Điều này có thể dẫn đến tích tụ hơi ẩm ở vùng hậu môn và khiến vết nứt kẽ hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ngồi lâu có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ, táo bón cũng như tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn.
5. Bổ sung hạt lanh trong chế độ ăn uống
Hạt lanh chữa nhiều chất xơ và acid béo omega 3, có thể hỗ trợ điều trị táo bón và cải thiện các triệu chứng nứt kẽ hậu môn. Hạt lanh cũng có đặc tính nhuận tràng, có thể cải thiện tình trạng căng thẳng khi đi đại tiện.
Người bệnh có thể trộn một thìa bột hạt lanh vào một cốc nước, dùng uống một lần mỗi ngày trước khi đi ngủ. Hỗn hợp này có thể hỗ trợ điều chỉnh nhu động ruột, làm mềm cũng như bôi trơn phân.
Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể sử dụng viên uống hạt lanh để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng chính xác.
Nếu được chăm sóc đúng cách, hầu hết các vết nứt kẽ hậu môn có thể tự lành. Tuy nhiên tình trạng này có thể tái phát ngay sau khi lành nếu người bệnh có lối sống thiếu khoa học. Do đó, người bệnh nên xác định nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn và có kế hoạch phòng ngừa phù hợp.
ĐỌC THÊM: TOP 5+ Thuốc Bôi Chữa Nứt Kẽ Hậu Môn Chất Lượng Trên Thị Trường
Biện pháp phòng ngừa nứt kẽ hậu môn
Để ngăn ngừa nguy cơ nứt kẽ hậu môn tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề chẳng hạn như:
1. Uống nhiều nước
Uống đủ nước là cách tốt nhất để giữ phần mềm, tránh táo bón và giúp phân đi ra khỏi cơ thể mà không gây tổn thương các cơ ở hậu môn. Lượng nước cần thiết mỗi ngày phụ thuộc vào cân nặng cũng như thể trạng cụ thể của mỗi người. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên uống ít nhất là 8 cốc nước mỗi ngày để phòng ngừa táo bón.
Bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể tăng cường tiêu thụ nước trái cây tươi. Tuy nhiên cần tránh tiêu thụ caffeine và đồ uống có cồn để ngăn ngừa viêm, cũng như hạn chế nguy cơ táo bón.
2. Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể tăng cường sức khỏe tổng thể, chống táo bón và ngăn ngừa việc hình thành các vết nứt kẽ hậu môn. Nếu cơ thể hấp thụ đầy đủ lượng chất xơ cần thiết, phân có thể trở nên mềm hơn và đi ra khỏi hậu môn nhanh hơn. Điều này có thể rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương và ngăn ngừa vết nứt tái phát.
Các nguồn chất xơ tốt nhất mà người bệnh có thể tăng cường trong chế độ ăn uống bao gồm:
- Trái cây, chẳng hạn như cam, lê, táo và các loại quả mọng;
- Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như yến mạch hoặc bánh mì nguyên cám;
- Rau xanh và các loại rau ăn củ, chẳng hạn như bông cải xanh, rau diếp hoặc khoai tây, khoai lang;
- Các loại đậu, chẳng hạn như đậu xanh, đậu Hà Lan.
Đối với nứt kẽ hậu môn, các loại thực phẩm này có thể hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn. Bên cạnh đó, người bệnh nên cố gắng tránh các loại thực phẩm có thể gây táo bón, chẳng hạn như sữa, phô mai, chocolate, các loại thực phẩm chiên rán, như khoai tây chiên.
3. Đi đại tiện ngay khi cần thiết
Việc trì hoãn nhu cầu đi đại tiện có thể khiến phân trở nên khô cứng, tăng kích thước và gây khó khăn khi đi ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế tình trạng căng thẳng khi đi đại tiện, điều này có thể khiến vết rách trở nên nghiêm trọng hơn cũng như dẫn đến hình thành các vết nứt kẽ hậu môn mới.
Trong trường hợp bị tiêu chảy, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.
4. Tập thể dục
Thường xuyên tập thể dục có thể hỗ trợ chống táo bón và nứt kẽ hậu môn. Người bệnh nên thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường nhu động ruột và cải thiện lưu lượng máu đến hậu môn.
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập giãn cơ, yoga, đi bộ, làm việc nhà nhẹ nhàng hoặc làm vườn. Tuy nhiên, cần tránh các hoạt động nặng, chẳng hạn như nâng tạ, đi xe đạp hoặc các bài tập gây căng thẳng đến khu vực hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng phổ biến và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, vết nứt có thể trở thành mãn tính, tăng nguy cơ nhiễm trùng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác. Điều quan trọng là xác định mức độ nứt kẽ hậu môn và nguyên nhân gây bệnh để có kế hoạch điều trị phù hợp.