Ung Thư Đại Tràng Sống Được Bao Lâu?
Ở từng giai đoạn mà tiên lượng sống của người bị ung thư đại tràng sẽ có sự thay đổi là:
- Giai đoạn 1: Tỷ lệ người bệnh sống được sau 5 năm là 91%, trị liệu tốt có thể kéo dài lên tới 10 năm, 20 năm.
- Giai đoạn 2, 3: Tỷ lệ người bệnh sống sau 5 năm còn khoảng 45%-50%.
- Giai đoạn 4: Tỷ lệ người bệnh sống sau 5 năm rút xuống chỉ còn 10% - 20%.
Ung thư đại tràng sống được bao lâu?
Ung thư đại tràng là một loại ung thư bắt đầu từ ruột già xảy, hình thành bởi sự phát triển của các polyp trong niêm mạc. Dựa theo số liệu SEER 2010-2016, tỷ lệ người bệnh sống trên 5 năm sau khi phát hiện dấu hiệu bệnh là 63%. Đây chỉ là con số ước tính vì ở từng giai đoạn mà tiên lượng sống của người bệnh sẽ có sự thay đổi. Cụ thể:
- Giai đoạn 1: Tỷ lệ người bệnh sống được sau 5 năm là 91%, trị liệu tốt có thể kéo dài lên tới 10 năm, 20 năm. Ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở niêm mạc hay các lớp cơ của đại tràng, chưa phát tán đến những khu vực khác. Nhờ vậy, việc tầm soát ung thư là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên số người kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn này tương đối thấp, chỉ khoảng 20%.
- Giai đoạn 2: Tỷ lệ người bệnh sống sau 5 năm giảm xuống chỉ còn khoảng 45%-50%. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lấn ra ngoài thành đại tràng, di căn đến mô và những cơ quan bên cạnh.
- Giai đoạn 3: Tỷ lệ người bệnh sống sau 5 năm vẫn ở mức 45%-50% nhưng tế bào ung thư đã tấn công đến hạch bạch huyết. Điều này khiến việc tầm soát ung thư khó khăn hơn, dẫn đến nguy cơ chuyển sang giai đoạn 4 nhanh chóng.
- Giai đoạn 4: Tỷ lệ người bệnh sống sau 5 năm rút xuống chỉ còn 10% – 20%. Lúc này, tế bào ung thư đã xuất hiện ở gan, phổi, xương, não, … khiến việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn. Tiên lượng sống của người bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ di căn của ung thư.
Tiên lượng sống của người bệnh phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Thời gian sống của người bị ung thư đại tràng không chỉ dựa trên giai đoạn bệnh mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chúng có thể khiến tiên lượng sống của người bệnh kéo dài hoặc rút ngắn do với dự kiến.
Do đó, để tầm soát ung thư tốt, kéo dài tối đa tiên lượng sống, người bệnh cần nắm chắc những yếu tố ảnh hưởng sau:
Giai đoạn
Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tiên lượng sống của người bệnh. Giai đoạn bệnh chỉ mức độ phát tán và di căn của tế bào ung thư đến hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.
Độ tuổi
Người cao tuổi có sức đề kháng yếu, cơ thể lão hóa, suy nhược sẽ có tốc độ hồi phục, kháng bệnh kém hơn so với người trẻ. Vì thế ở cùng một giai đoạn bệnh, tiên lượng sống của người trẻ thường sẽ cao hơn.
Biệt hóa tế bào ung thư
Mặc dù cùng là tế bào ung thư nhưng bản chất của chúng vẫn có sự khác biệt. Nếu chúng có tính biệt hóa cao thì bản chất sẽ có sự tương đồng lớn với các tế bào khỏe mạnh bình thường, nhờ vậy tiên lượng sống cũng tốt hơn so với các tế bào bất thường.
Thể trạng sức khỏe
Người bệnh khỏe mạnh, đề kháng tốt sẽ đáp ứng điều trị tốt hơn, ít chịu ảnh hưởng từ thuốc hay các phương pháp trị liệu, nhờ vậy thời gian sống cũng tăng đáng kể.
Bệnh lý đi kèm
Những người bị ung thư đại tràng có tiền sử mắc thêm các bệnh khác như tim mạch, gan, thận, … sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Thậm chí, người bệnh có thể không sử dụng được một số loại thuốc hay phương pháp điều trị chuyên sâu. Do đó, so với bệnh không có bệnh nền thì hiệu quả điều trị bệnh của họ sẽ kém hơn rất nhiều, khó khăn trong việc kéo dài tiên lượng sống.
Chế độ dinh dưỡng
Mặc dù không trực tiếp tham gia điều trị nhưng chế độ dinh dưỡng lại góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ kiểm soát và điều trị ung thư. Bằng việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, sức đề kháng của người bệnh cũng được cải thiện. Cơ thể nhờ vậy chống chọi tốt trước sự tấn công của các tế bào ung thư, đồng thời đủ sức để trị liệu bệnh chuyên sâu.
Kháng nguyên carcinoembryonic
Ít người biết rằng, Carcinoembryonic antigen (CEA) chính là một phân tử protein có trong máu. Nồng độ này có thể tăng lên khi bị ung thư ruột kết. Hàm lượng kháng nguyên CEA khi chẩn đoán ung thư đại tràng có thể ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng điều trị và khả năng sống sót của người bệnh.
Giải pháp hỗ trợ kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh
Sau khi được chẩn đoán ung thư đại tràng, người bệnh cần được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn. Các biện pháp điều trị thường bao gồm phẫu thuật cắt bỏ, hóa trị và trị liệu. Tuy nhiên, sau khi điều trị, ung thư có thể tái phát và gây ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh.
Do đó, để kéo dài thời gian sống cũng như ngăn ngừa ung thư tái phát, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
1. Cân nặng hợp lý
Duy trì cân nặng hợp lý, đặc biệt là tránh gia tăng chất béo ở vùng bụng, điều này có thể hạn chế ung thư ruột kết. Béo phì dễ dẫn đến nguy cơ viêm mãn tính trong, làm tổn thương DNA, tạo điều kiện cho ung thư dạ dày hoặc ung thư đại tràng tái phát.
Mặc dù mối liên hệ giữa viêm và ung thư rất phức tạp, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên có lối sống lành mạnh để chủ động ngăn ngừa các nguy cơ.
2. Chế độ ăn khoa học
Chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong các nguy cơ ung thư đại tràng, bởi vì thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ viêm trong cơ thể. Cụ thể, người bệnh cần chú ý một số vấn đề trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như:
- Chất béo: Người bệnh nên ăn các chất béo lành mạnh, chẳng hạn như dầu hạt lanh, dầu oliu, dầu cá, dầu hạt cải để làm giảm viêm trong cơ thể và phòng ngừa ung thư đại tràng cũng như ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh tiêu thụ thịt đỏ hoặc các phẩm từ sữa, chẳng hạn như bơ, kem và phô mai.
- Nấu thịt đúng cách: Thịt khi được nấu ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như nướng hoặc chiên, hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) và amin dị vòng (HCAs) được giải phóng vào thực phẩm. Điều này có thể làm gia tăng tỷ lệ ung thư đại tràng và trực tràng. Do đó, thịt thường được khuyến cáo nấu chín ở nhiệt độ thấp, chẳng hạn như hầm, để tránh các nguy cơ ung thư.
- Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống: Nhiều nghiên cứu cho thấy chất xơ, đặc biệt là từ ngũ cốc nguyên hạt, có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư ruột kết. Người bệnh nên bổ sung chất xơ, bằng cách thêm quả mọng, yến mạch, các loại hạt và rau xanh vào chế độ ăn uống.
3. Thay đổi phong cách sống
Để tăng thời gian sống sót sau khi được chẩn đoán ung thư ruột kết, người bệnh cần thay đổi phong cách và thói quen sống, chẳng hạn như:
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục và vận động cơ thể có thể làm giảm viêm và giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Người bệnh có thể đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không hút thuốc và uống rượu: Khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng đến DNA và dẫn đến nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư ruột kết. Trong khi đó, sử dụng rượu nặng có thể làm cạn kiệt lượng folate (một trong những vitamin B). Thiếu folate là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư ruột kết.
Tiên lượng sống của người bị ung thư đại tràng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm thời điểm được chẩn đoán bệnh, mức độ nghiêm trọng, kế hoạch điều trị và các vấn đề liên quan khác. Bên cạnh đó, tỷ lệ sống sót của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Do đó, điều quan trọng là người bệnh trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.