Viêm Đường Tiết Niệu Ở Nữ Uống Thuốc Gì?
Viêm đường tiết niệu không chỉ gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến khả năng mang thai ở nữ giới. Để bảo vệ sức khỏe, bình thường hóa hoạt động sinh hoạt hàng ngày, các chị em có thể dùng các loại thuốc kháng sinh phổ biến như Ceftriaxone, Nitrofurantoin, Fosfomycin, Quinolones, …
Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì an toàn, hiệu quả?
Viêm đường tiết niệu ở nữ là tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm tại đường tiết niệu. Từ đó, các cơ quan trong hệ tiết niệu như thận, niệu đạo, bàng quan đều bị nhiễm khuẩn. Không chỉ gây khó khăn trong việc giải quyết nhu cầu cá nhân, bệnh còn gia tăng tỷ lệ hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới.
Để điều trị dứt điểm bệnh viêm đường tiết niệu mà không gây biến chứng, an toàn khi sử dụng, các chị em hãy tham khảo một số dòng thuốc thường được bác sĩ kê đơn dưới đây:
Ceftriaxone
Ceftriaxone – loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin có thể sử dụng cho cả nam và nữ. Thuốc có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.
Thành phần: Ceftriaxone với các thành phần chính là hoạt chất ceftriaxone natri, seaquater hydrate, muối dinatri, tá dược (vừa đủ)
Công dụng: Diệt khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn gram âm và dương), điều trị viêm đường tiết niệu.
Liều dùng:
- Với người lớn: 1 – 2gr/ ngày/ 1 – 2 lần.
- Với trẻ nhỏ: 50 – 75mg/ kg/ ngày (một ngày không quá 2gr).
- Với trẻ sơ sinh: Tiêm 50mg/ kg/ ngày.
Giá bán sản phẩm: Ceftriaxone là thuốc dạng bột hoặc dạng tiêm tĩnh mạch. Liên hệ với bác sĩ hoặc hiệu thuốc để biết giá bán chi tiết.
Nitrofurantoin
Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì và đáp án là Nitrofurantoin. Đây là thuốc kháng sinh mạnh, dùng trong trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn.
Thành phần: Nitrofurantoin và tá dược (vừa đủ)
Công dụng: Thuốc có công dụng ngăn chặn quá trình tổng hợp DNA và protein ở vi khuẩn để chúng mất nguồn dinh dưỡng và chết dần.
Liều dùng:
- Nhiễm khuẩn cấp: 0.3 – 0.8gr/ ngày/ 3 – 4 lần.
- Nhiễm khuẩn trước khi phẫu thuật: 0.2gr/ ngày.
Giá bán sản phẩm: Nitrofurantoin hiện được bán ở nhiều hiệu thuốc trên toàn quốc. Giá bán trên thị trường hiện nay khoảng 800đ/ viên.
Fosfomycin
Một loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới thường được áp dụng đó là Fosfomycin. Đây là loại thuốc kháng sinh có tác dụng chống nhiễm trùng hiệu quả.
Thành phần: Gồm Fosfomycin 4g và tá dược
Công dụng: Thuốc Fosfomycin giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong điều trị viêm bàng quang, viêm bể thận.
Liều dùng: 3gr/ ngày/ lần.
Giá bán sản phẩm: Hiện nay, 1 lọ Fosfomycin vối dung tích 300ml được bán trên thị trường với giá khoảng 110.000 VNĐ.
Quinolones
Quinolones cũng là một trong những loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu nữ hiệu quả. Đây cũng là một loại kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, thường được áp dụng trong điều trị bệnh.
Thành phần: Quinolones và tá dược
Công dụng: Gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tác động đến chức năng của enzyme sản xuất bởi vi khuẩn DNA gyrase và topoisomerase IV để vi khuẩn không còn môi trường hoạt động.
Liều dùng: 1000mg/ ngày/ 2 lần.
Giá bán sản phẩm: Tùy vào từng thời điểm và từng cơ sở mà giá bán Quinolones khác nhau.
Mictasol Bleu
Mictasol Bleu là thuốc khử trùng dạng yếu với tác dụng diệt vi khuẩn trong hệ tiết niệu. Thuốc được áp dụng khá phổ biến trong điều trị viêm đường tiết niệu nữ giới.
Thành phần: Hoạt chất methylene blue, chất khử oxy hóa (có màu xanh lam)
Công dụng: Diệt vi khuẩn, vi nấm gây viêm nhiễm ở đường tiết niệu.
Liều dùng: 6 – 9 viêm/ ngày/ 2 – 3 lần.
Giá bán sản phẩm: Mictasol Bleu hiện bán phổ biến ở hiệu thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 50.000 VNĐ/ hộp 5 vỉ x 10 viên.
Cephalexin
Khi được hỏi viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì thì đáp án chính là Cephalexin. Đây là loại thuốc kháng sinh phổ biến dùng trong điều trị viêm nhiễm, trong đó có viêm đường tiết niệu.
Thành phần: Cephalexin và tá dược
Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh có liên quan đến nhiễm trùng ở đường tiểu và đường hô hấp.
Liều dùng:
- Với người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 750 – 500mg/ ngày/ 2 – 3 lần.
- Trẻ em từ 5 – 12 tuổi: 750mg/ ngày/ 3 lần.
Giá bản sản phẩm:
- Cephalexin 500mg: Giá 9000 đồng/ vỉ
- Cephalexin 250mg: Giá 6000 đồng/vỉ.
Domitazol
Domitazol là thuốc kháng sinh chữa viêm nhiễm đường tiết niệu. Thuốc thường được bác sĩ kê trong toa đơn cho phụ nữ bị viêm đường tiết niệu.
Thành phần: Xanh methylene (25mg); Camphor monobromid (20 mg); Malva purpurea (250mg) và tá dược.
Công dụng: Dùng điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hoặc các trường hợp bị biến chứng.
Liều dùng:
- Với người lớn:6 – 9 viên/ ngày/ 3 lần
- Với trẻ em: Theo bác sĩ chỉ định
Giá bán sản phẩm: Thuốc Domitazol được bán với giá khoảng 45.000 – 50.000 VNĐ/ hộp 50 viên.
Trimethoprim
Trimethoprim là thuốc kháng sinh với tác dụng ức chế hoạt động của enzyme, đồng thời thu hẹp ổ viêm nhiễm. Đây là thuốc thường được sử dụng cho phụ nữ viêm đường tiết niệu.
Thành phần: Trimethoprim và tá dược
Công dụng: Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
Liều dùng: 200gr/ ngày/ 2 lần.
Giá bán sản phẩm: Thuốc Trimethoprim có giá khoảng 58.000 đồng/ vỉ x 100 viên.
Doxycyclin
Doxycyclin là thuốc chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới hiệu quả. Đây là thuốc kháng sinh đường ống hoặc đường tiêm thuộc nhóm Tetracyclin.
Thành phần: Doxycyclin và tá dược
Công dụng: Diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Liều dùng:
- Liều uống: 200gr/ ngày/ 2 lần.
- Liều duy trì: 100mg/ ngày/ 2 lần.
Giá bán sản phẩm: Doxycyclin hiện được bán với giá khoảng 81.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên.
Ampicillin
Ampicillin thuộc nhóm penicillin dùng để điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Thuốc hoạt động bằng cách can thiệp vào sự hình thành tế bào của vi khuẩn, các tế bào yếu dần, vỡ ra và chết.
Thành phần: Ampicillin và tá dược
Công dụng: Tiêu diệt vi khuẩn, điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới hiệu quả.
Liều dùng:
- Đường uống: 500mg/ ngày/ 2 lần
- Đường tiêm: Theo bác sĩ chỉ định.
Giá bán sản phẩm:
- Dạng viên: Giá khoảng 98.000 VNĐ/ hộp x 100 viên
- Dạng tiêm: Tham khảo tại cửa hàng thuốc.
Các loại thuốc khác
Bên cạnh các dòng thuốc kháng sinh, một số trường hợp bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc giảm đau, chống co thắt cho chị em. Điều này nhằm giúp giảm các cơn đau, bỏng rát khi đi tiểu hay ngăn sự co thắt bàng quang gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Một số loại thuốc tiêu biểu bạn có thể tham khảo là:
- Nhóm thuốc giảm đau: Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol), Phenazopyridine (Pyridium)
- Nhóm thuốc chống co thắt: Oxybutynin (Ditropan), Tolterodine (Detrol), Trospium (Sanctura)
Nguyên tắc chọn và lưu ý khi dùng thuốc trị viêm đường tiết niệu
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị viêm đường tiết niệu nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Theo đó, việc uống thuốc gì, liều lượng ra sao cần có sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ dựa trên 2 yếu tố cơ bản sau:
- Cơ địa, thể trạng sức khỏe của người bệnh: Thuốc điều trị được lựa chọn sao cho không có thành phần gây tác dụng phụ hay biến chứng cho cơ thể, cũng như không xảy ra tương tác với các loại thuốc khác trong trường hợp chị em có bệnh nền hay các vấn đề sức khỏe khác.
- Mức độ bệnh lý: Nếu viêm nhiễm đường tiết niệu ở nữ tiến triển đến giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ ưu tiên dùng các liều mạnh để kịp thời khống chế bệnh. Ngược lại, nếu phát hiện sớm, bạn chỉ cần thuốc kháng sinh liệu nhẹ và có thể không cần dùng thêm thuốc giảm đau, chống co bóp.
Bên cạnh nguyên tắc chọn thuốc, người bệnh cần lưu ý những điều sau khi dùng thuốc để hiệu quả điều trị viêm đường tiết niệu là tốt nhất:
- Nên uống nhiều nước, đi tiểu thường xuyên nhằm thúc đẩy quá trình thanh lọc, đào thải độc tố.
- Sau khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục đều cần vệ sinh sạch sẽ từ trước ra sau.
- Nên mặc đồ lót thoải mái, không mặc đồ bí bách, chật chội, tránh làm đau hay gây nóng ở “chỗ ấy”.
- Chủ động xây dựng chế độ ăn khoa học, dùng thêm các loại quả có múi hoặc dùng thực phẩm bổ sung vitamin C để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Với những thông tin trên, mong rằng phần nào giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì cũng như cách để quá trình điều trị nhanh chóng, hiệu quả và an toàn nhất.