Viêm Xoang Hàm Uống Thuốc Gì?
Người mắc viêm xoang hàm có thể được kê một số loại thuốc như
- Kháng sinh (Penicillin, Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Cephalosporin)
- Kháng histamin H1 (Fexofenadin, Cetirizine)
- Thuốc co mạch (Phenylephrine, Chlorzoxazone)
- Ức chế leukotriene (Zileuton, Montelukast)
- Corticoid xịt (Vancenase, Fluticason)
- Thuốc giảm đau và chống viêm (Efferalgan, Panadol)
- Thuốc kháng nấm (Itraconazole, Amphotericin B).
Uống thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn
Ở những trường hợp mắc viêm xoang hàm đa số đều do nhiễm virus hoặc bị dị ứng, một số ít mắc bệnh bởi vi khuẩn. Để có thể tiêu diệt cũng như kìm hãm các loại vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh sau:
- Nhóm kháng sinh Penicillin: Ampicillin, Amoxicillin,…
- Kháng sinh Trimethoprim cùng với Sulfamethoxazole: Được dùng trong những trường hợp bệnh nhân bị chứng dị ứng với thuốc kháng sinh Penicillin.
- Nhóm kháng sinh Cephalosporin: Cephalexin, Cefazolin, Cefprozil, Cefoxitin, Cefaclor,… Hoặc có thể là Penicillin tổng hợp dùng cho các bệnh nhân bị kháng thuốc hoặc có hiện tượng nhiễm trùng tái phát nhiều lần.
Thuốc kháng Histamin H1
Thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc đối với Histamin ở thụ thể H1. Qua đây sẽ giải phóng các Histamin vào mô xoang cùng với một số cơ quan hô hấp khác.
Thuốc kháng Histamin H1 còn được sử dụng trong những trường hợp chữa trị các bệnh lý có cơ chế dị ứng như mề đay mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết.
Hiện nay, kháng sinh H1 điều trị viêm xoang hàm có 2 loại với tên gọi đó là thế hệ 1 và 2. Nhưng thực tế, những loại thuốc kháng sinh H1 thế hệ 2 được sử dụng phổ biến hơn vì đã có nhiều cải tiến, thay đổi dược tính rõ rệt so với thế hệ 1. Theo đó, để giảm thiểu được tối đa các tác dụng phụ ngoài ý muốn, bệnh nhân có thể dùng những thuốc kháng sinh Histamin H1 thế hệ 2 gồm: Fexofenadin, Cetirizine, Terphenadin, Loratadin, Levocetirizine, Desloratadine, Promethazin, Clorpheniramin,…
Hiện nay, các loại thuốc kháng Histamin H1 được y học bào chế với dạng xịt, uống và nhỏ mũi. Bệnh nhân sẽ sử dụng theo chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
Lưu ý: Nhóm thuốc này tương đối an toàn, tuy nhiên, thuốc có thể tác động tới hệ thần kinh trung ương với dấu hiệu là gây buồn ngủ.
Nhóm thuốc co mạch dạng xịt hoặc uống
Thuốc co mạch còn được nhiều người biết đến với tên gọi là thuốc chống xung huyết. Nhóm thuốc này được dùng rất phổ biến trong quá trình chữa trị bệnh viêm xoang hàm, giúp bệnh nhân tiêu sưng, kháng viêm, chống phù nề, hỗ trợ dịch lưu thông thuận lợi hơn trong các hốc xoang. Đồng thời, giúp giảm nhanh chóng tình trạng nghẹt mũi, khó thở một cách rất rõ rệt.
Những thuốc co mạch được chỉ định dùng phổ biến hiện nay: Phenylephrine, Chlorzoxazone, Pseudoephedrine, Naphazoline,… Những thuốc này có thể sử dụng theo đường uống hoặc dạng xịt dựa theo mức độ triệu chứng của bệnh cũng như khả năng đáp ứng ở từng bệnh nhân.
Lưu ý: Bệnh nhân khi sử dụng thuốc co mạch có thể xảy ra các tác dụng phụ, do đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn. Ngoài ra, trong quá trình dùng loại thuốc này, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm túc theo những chỉ định của các bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
Những đối tượng không được sử dụng thuốc gồm:
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Người quá mẫn với các thành phần có trong thuốc.
- Bệnh nhân bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau thắt ngực.
- Người mắc bệnh cường giáp, tiểu đường.
Những tác dụng phụ có thể xảy ra: Thị lực bị giảm, nhức đầu, căng thẳng thần kinh, run giật, mất ngủ, khô miệng, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.
Thuốc ức chế Leukotriene
Đây là thuốc được sử dụng nhằm mục đích giúp giảm sưng ở đường thở, cải thiện tình trạng viêm ở những hốc xoang. Với những trường hợp mắc viêm xoang hàm bởi dị ứng, ngoài các Histamin, cơ thể sẽ còn sản sinh ra một chất trung gian khác, gọi là Leukotriene, chúng làm cho niêm mạc bị viêm và phù nề. Khi để bệnh kéo dài quá lâu sẽ dễ có các biến chứng và bệnh nhân kém đáp ứng với thuốc kháng Histamin sẽ được bác sĩ yêu cầu sử dụng nhóm ức chế Leukotriene.
Một số thuốc thường được dùng gồm: Zileuton, Montelukast,…
Nhóm thuốc Corticoid điều trị tại chỗ
Thuốc Corticoid điều trị tại chỗ dạng xịt thường được dùng trong chữa viêm xoang cấp và mãn tính. Khi bệnh nhân bị viêm xoang hàm, dùng thuốc sẽ giúp ức chế hệ miễn dịch, làm giảm phù nề tại niêm mạc mũi và giảm nhanh những triệu chứng của bệnh.
Những thuốc Corticoid xịt viêm xoang hàm thường được sử dụng hiện nay gồm: Vancenase, Fluticason, Triamcinolone, Beclomethason, Flunisolide…
Sử dụng thuốc này nhằm làm giảm phù nề niêm mạc cũng như đảm bảo việc lưu thông, dẫn lưu giữa các mô xoang diễn ra thuận lợi. Tuy thuốc cho hiệu quả đáng ghi nhận nhưng chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn để tránh xảy ra tác dụng phụ.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc xịt Corticoid tại chỗ quá liều có thể gây ra chảy máu cam, kích ứng niêm mạc mũi, viêm hoặc loét vách ngăn mũi, khô mũi, bội nhiễm nấm, virus hoặc vi khuẩn. Điều này sẽ khiến cho việc điều trị bệnh phải mất nhiều thời gian hơn, bệnh chuyển nặng và cũng có nhiều nguy cơ bộc phát ra các biến chứng.
Thuốc giảm đau, chống viêm
Khi mắc viêm xoang hàm uống thuốc gì để làm giảm sưng phù, viêm nhiễm, dịch mủ tắc nghẽn ở trong các hốc khó lưu thông? Thông thường, bệnh nhân lúc này sẽ xuất hiện thêm những cơn đau nhức khá khó chịu tại khu vực xoang đang bị tổn thương. Cơn đau sẽ nhanh chóng lan ra toàn bộ gương mặt, hàm và lên tới đỉnh đầu, gây ra sốt cao. Vì vậy, các bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một số thuốc giảm đau và kháng viêm để kiểm soát tốt tình trạng này.
Các thuốc thường được dùng gồm có: Efferalgan, Panadol, Aspirin, Acetaminophen, Paracetamol.
Cần lưu ý rằng: Với các trường hợp người bệnh bị nhạy cảm với thuốc Ibuprofen hoặc Aspirin, việc dùng thuốc lúc này sẽ cần được các bác sĩ tư vấn chi tiết. Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi bạn dùng thuốc trong thời gian dài là: Xuất huyết đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, huyết áp cao, tổn thương gan.
Sử dụng thuốc kháng nấm
Với những trường hợp viêm xoang bởi nấm gây ra, tuy ít gặp hơn trường hợp viêm bởi vi khuẩn, virus nhưng thi thoảng vẫn có người mắc. Lúc này, loại nấm gây bệnh cho bệnh nhân là nấm A.Fumigatus, nấm Mucorales ở trong không khí thâm nhập vào mô xoang thông qua họng, mũi. Bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định những thuốc kháng nấm như: Itraconazole, Amphotericin B, Voriconazole,…
Thuốc kháng nấm sẽ thay đổi tính thấm của màng tế bào, đồng thời ức chế khả năng sinh sản của những nấm men làm bệnh khởi phát.
Lưu ý: Cũng tương tự như nhóm thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm có nguy cơ kháng thuốc khá cao. Vì vậy bệnh nhân chỉ được phép sử dụng khi bác sĩ yêu cầu.
Ngoài ra, các tác dụng phụ bệnh nhân có nguy cơ gặp phải là: Buồn nôn, chán ăn, rối loạn điện giải. đau bụng, đau cơ, đau đầu, nôn mửa, rét run,…