Viêm Xoang Có Lây Không?
Viêm xoang hình thành do khuẩn bệnh, virus, nấm, … nên hoàn toàn có thể lây nhiễm sang người khác khi tiếp xúc gần. Tùy vào từng tác nhân mà mức độ lây nhiễm của người bị viêm xoang là khác nhau.
Viêm xoang có lây không?
Viêm xoang là bệnh lý hô hấp rất phổ biến và có thể gặp ở mọi độ tuổi. Đặc biệt là trong tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng như hiện nay. Nếu không được điều trị tận gốc, bệnh có thể chuyển thành mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm.
Viêm xoang hình thành do khuẩn bệnh, virus, nấm, … nên hoàn toàn có thể lây nhiễm sang người khác khi tiếp xúc gần. Tùy vào từng tác nhân mà mức độ lây nhiễm của người bị viêm xoang là khác nhau. Cụ thể:
- Lây nhiễm do vi khuẩn, virus: Tốc độ lây lan nhanh, khuẩn bệnh dễ dàng thoát ra môi trường ngoài, xâm nhập vào cơ thể người khác thông qua mắt, mũi, miệng.
- Lây nhiễm do cơ địa, dị tật ở mũi: Người bị viêm xoang do cơ địa, dị tật gần như không có khả năng lây nhiễm cho người khác, tỉ lệ cực kỳ thấp. Do đó, với trường hợp bệnh lý này, bạn có thể thoải mái tiếp xúc mà không cần lo lắng nhiều.
Bên cạnh đó, mức độ lây nhiễm viêm xoang còn phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc, sức đề kháng của người xung quanh. Những người có sức đề kháng tốt, có khả năng chống lại mầm bệnh sẽ ít bị lây nhiễm hơn nhóm có sức khỏe yếu hơn.
Bệnh viêm xoang lây theo cơ chế nào?
Viêm xoang lây lan chủ yếu do khuẩn bệnh, virus của người bệnh xâm nhập vào cơ thể người khác theo cơ chế trực tiếp hoặc gián tiếp. Cụ thể:
Lây nhiễm trực tiếp
- Tiếp xúc gần gũi, thân mật với người bệnh, tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan theo dịch tiết nước bọt như: Hôn môi, hôn má, …
- Ở cự ly gần khi người bệnh hắt hơi mà không có biện pháp che chắn mắt, mũi, miệng nào.
- Bề mặt da tồn tại virus, vi khuẩn do người bệnh phát tán, vô tình đưa lên tiếp xúc với mắt, mũi, miệng.
- Vi khuẩn gây bệnh khi được phát tán ra ngoài sẽ nằm trên bề mặt da. Nếu bạn đưa tay có chứa mầm bệnh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng sẽ tạo cơ hội cho chúng tấn công vào cơ thể.
- Người chăm sóc bệnh nhân viêm xoang, tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh mà không vệ sinh sạch sẽ cũng rất dễ nhiễm bệnh.
Lây nhiễm gián tiếp
- Dùng chung với người bệnh các đồ vật như khăn mặt, bát, đũa, cốc chén, khăn mặt, bàn chải đánh răng… Đây đều là những vật dụng được người bệnh sử dụng thường xuyên nên có chứa rất nhiều virus, vi khuẩn gây xoang.
- Thói quen gắp thức ăn mời nhau hoặc dùng chung bát nước chấm cũng là một nguyên nhân gián tiếp gây bệnh.
Những đối tượng có nguy cơ bị lây viêm xoang
Trên thực tế, không phải tất cả những người tiếp xúc với người bệnh đều bị lây nhiễm. Theo đó, những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm viêm xoang là:
- Phụ nữ mang thai
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường bị suy giảm sức đề kháng. Những thay đổi về nội tiết tố khiến cơ thể các bà mẹ khó có thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Mặt khác, việc phải hạn chế dùng thuốc Tây y khi mang thai đã tạo điều kiện cho khuẩn bệnh tấn công bà bầu dễ dàng hơn.
Nếu bà bầu bị viêm xoang mãn tính, thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng trong thời gian mang thai. Tuy nhiên sau khi ra đời, bé có thể bị nhiễm bệnh nếu mẹ tiếp xúc gần thường xuyên.
- Người có tiền sử bệnh hô hấp
Những người có tiền sử bệnh hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng… là đối tượng dễ bị lây viêm xoang nhất. Nguyên nhân chính là bởi trong cơ thể họ đã chứa một lượng nhất định virus gây viêm xoang. Do vậy, khi tiếp xúc với người bệnh, số lượng virus tăng lên nhanh chóng và chuyển thành bệnh nặng.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Bên cạnh đó, niêm mạc xoang của trẻ rất mỏng manh và cũng dễ bị tổn thương. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến trẻ gặp phải một số biến chứng như viêm phế quản cấp, áp xe mắt,…
- Người cao tuổi
Nếu như trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thì ở người cao tuổi, hệ miễn dịch đã suy giảm đáng kể. Các khoang sụn yếu đi, đầu mũi bị gục xuống và làm hẹp đường đi của không khí. Tuyến dịch nhầy lúc này cũng bị teo lại làm giảm khả năng tiết dịch, lông chuyển hoạt động kém đi. Đây đều là những yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm xoang lây nhiễm
- Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi họng khi thời tiết chuyển mùa hoặc giá lạnh.
- Chủ động đeo khẩu trang, mũ chống giọt bắn khi đến nơi đông người, môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
- Có chế độ sinh hoạt khoa học, không thức quá khuya, ăn uống đủ chất và nhằm tăng cường sức đề kháng, ngừa viêm nhiễm.
- Không dùng chung đồ cá nhân với người bệnh, đặc biệt là bàn chải, khăn mặt, …
- Đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất ngay khi cảm nhận được biểu hiện triệu chứng giống bệnh viêm xoang.
Như vậy, viêm xoang có thể lây nhiễm với tốc độ nhanh chóng thông qua việc tiếp xúc gần hay dùng chung đồ vật với người bệnh. Với những thông tin trên, mong rằng giúp bạn hiểu rõ cơ chế lây lan cũng như chủ động phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.