10 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hay Nhất

Các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh và gây ra những cơn đau khó chịu, ảnh hưởng đến vận động.

Bên cạnh các phương pháp y học hiện đại, nhiều người cũng tìm đến các bài thuốc dân gian với mong muốn cải thiện triệu chứng. Một số bài thuốc dân gian được dùng phổ biến để hỗ trợ giảm đau, giảm viêm trong điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

Chữa thoát vị đĩa đệm với bài thuốc từ lá lốt

Theo y học cổ truyền, lá lốt là thảo dược có tính ấm, giúp khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, giảm đau, tiêu thũng. Chủ trị đau nhức xương khớp, đau lưng, thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh lý khác.

Ngoài ra, thành phần chủ yếu của lá là piperine, piperolin và tinh dầu. Chúng đã được khoa học công nhận về khả năng kháng viêm, giảm đau. Sử dụng thảo dược này đúng cách sẽ giúp giảm đau nhức cột sống, tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng đĩa đệm và giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao

Cách sử dụng:

  • Cách 1: Dùng 1 nắm lá lốt tươi đem rửa sạch sẽ, để ráo nước. Đem lá sao nóng với 1 bát muối hột rồi bọc vào khăn. Chườm hỗn hợp vừa sao lên vùng cột sống bị ảnh hưởng trong khoảng 15 phút sẽ tình trạng đau lưng, nhức mỏi được cải thiện đáng kể. Lặp lại theo hướng dẫn tương tự mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Cách 2: Xay nhuyễn 100g lá lốt tươi với 1 ly nước sạch. Lọc qua rây lấy nước cốt đem trộn chung với sữa bò. Đun sôi hỗn hợp trên bếp cho sôi lên là được. Gạn sữa lá lốt ra ly uống khi còn ấm giúp bổ sung canxi, vitamin D và các hoạt chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương ở đĩa đệm.

Ngải cứu

Ngải cứu chứa hàm lượng cao các hoạt chất flavonoid, tetradecatrilin hay cholin,… Chúng được biết đến với tác dụng kháng viêm, làm giãn cơ, xoa dịu cơn đau cột sống, giảm đau thần kinh tọa ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.

Ngải cứu có đặc tính kháng viêm, an thần, giảm đau tự nhiên
Ngải cứu có đặc tính kháng viêm, an thần, giảm đau tự nhiên

Cách sử dụng: 

  • Chườm ngải cứu và muối rang: Trước tiên, bạn rang nóng 1 chén muối hột rồi bỏ lá ngải cứu đã được giã nhỏ vào. Đảo đều hỗn hợp cho nóng trở lại. Sau đó, bọc ngay vào một cái túi vải và chườm lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm. Có thể thực hiện 3 – 4 lần trong ngày nếu bị đau nhiều.
  • Bài thuốc uống: Rửa sạch 1 bó ngải cứu tươi, thái nhỏ rồi bỏ vào máy xay để lấy nước cốt. Pha nước thu được với 2 thìa mật ong và 1/2 thìa muối. Chia hỗn hợp làm 2 phần. Uống 1 phần vào buổi sáng sau khi ăn khoảng 30 phút. Phần còn lại bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh uống sau khi ăn tối.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây chuối hột

Cây chuối hột chứa nhiều saponin, flavonoid và tannin được tìm thấy nhiều trong quả và thân cây. Chúng có tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm đau và cải thiện các triệu chứng khó chịu khác do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.

Bài thuốc từ cây chuối hột giúp giảm đau đĩa đệm hiệu quả
Bài thuốc từ cây chuối hột giúp giảm đau đĩa đệm hiệu quả

Cách sử dụng:

  • Dùng rượu chuối hột: Quả chuối hột thái lát mỏng, đem phơi khô và sao thơm. Bỏ dược liệu vào bình thủy tinh ngâm chung với rượu trắng ngon theo tỉ lệ 1:4 trong 2- 3 tháng. Ngày dùng 3 ly nhỏ để chữa thoát vị đĩa đệm.
  • Bài thuốc từ thân cây: Chọn 1 cây mới lớn có đường kính khoảng 20cm và chưa ra hoa lần nào. Bạn lấy một con dao nhọn khoét 1 lỗ trên thân cây rồi nhét đường phèn vào. Bọc ni lông bên ngoài để chống bụi bẩn. Để qua đêm, sáng hôm sau mở ra lấy nước uống.

Rượu tỏi chữa thoát vị đĩa đệm

Tỏi chứa nguồn allicin dồi dào, đây là một chất kháng sinh thực vật. Chất này có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm triệu chứng đau liên quan đến các bệnh lý như viêm khớp, gout, bệnh viêm cột sống dính khớp và cả bệnh thoát vị đĩa đệm.

Rượu tỏi giúp làm giảm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Rượu tỏi giúp làm giảm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 40g tỏi và 100ml rượu nếp ngon
  • Tỏi lột sạch vỏ, giã nát hoặc bào lát mỏng.
  • Bỏ tỏi vào bình thủy tinh ngâm chung với rượu cho đến khi rượu ngả sang màu vàng.
  • Rót uống 2 – 3 ly nhỏ mỗi ngày. Có thể dùng rượu xoa bóp bên ngoài cột sống để tăng hiệu quả điều trị.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây đinh lăng

Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ cây đinh lăng có tác dụng giảm sưng tấy, tiêu độc, giảm đau, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể và giúp xương cột sống khỏe mạnh hơn. Bộ phận được thu hái làm thuốc trị bệnh bao gồm rễ, lá và thân cành.

Cách sử dụng:

  • Bài 1: Lấy 30g rễ đinh lăng bào mỏng, sao vàng. Bỏ vào ấm sắc kỹ với 5 bát nước đến khi cạn còn 3 bát. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 1 bát thuốc sắc khi còn ấm.
  • Bài 2: Lá đinh lăng giã nát, sao nóng rồi đắp lên vùng bị bệnh ngày 2 – 3 lần, mỗi lần để 20 phút.
  • Bài 3: Rễ đinh lăng thái lát mỏng ngâm rượu trong khoảng 1 tháng. Dùng rượu xoa bóp bên ngoài mỗi khi thoát vị đĩa đệm gây đau.

Cây cỏ xước chữa thoát vị đĩa đệm

Hoạt chất Saponin được tìm thấy trong cây cỏ xước có khả năng tiêu viêm, giảm đau tự nhiê. Cùng với đó thành phần Achyranthine có trong cỏ xước còn hoạt động bằng cách làm giãn nở mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng, tái tạo tổn thương trong đĩa đệm.

Cây cỏ xước được kết hợp với các thảo dược khác làm thuốc sắc uống chữa thoát vị đĩa đệm
Cây cỏ xước được kết hợp với các thảo dược khác làm thuốc sắc uống chữa thoát vị đĩa đệm

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị rễ cỏ xước và ý dĩ ( mỗi thứ 30g), đỗ trọng và lá lốt (mỗi thứ 20g), ngải cứu, cù liền, củ ráy, mạy vang và thiên niên kiện (mỗi thứ 15g).
  • Rửa sạch tất cả và bỏ vào ấm
  • Đổ thêm 6 bát nước sắc cạn còn 3 bát.
  • Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 3 lần dùng vào buổi sáng, trưa, tối.

Ưu điểm và nhược điểm của cách chữa

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu sử dụng trong các bài thuốc dân gian thường dễ kiếm và có giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
  • Nhiều bài thuốc dân gian xuất hiện từ lâu đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ, được cho là có tính an toàn cao, ít tác dụng phụ.
  • Một số bài thuốc giúp giảm đau, sưng tấy và cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
  • Các nguyên liệu sử dụng trong các bài thuốc dân gian có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả của các bài thuốc dân gian thường không được kiểm chứng một cách khoa học và có thể khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người.
  • Một số thành phần trong bài thuốc có thể tương tác với các loại thuốc tây y mà bệnh nhân đang sử dụng, dẫn đến tác dụng phụ.
  • Việc sử dụng các nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao, đặc biệt là khi sử dụng các bài thuốc đắp ngoài da.

Trên đây là những bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin này đã mang lại thêm sự lựa chọn cho bạn trong việc điều trị bệnh của mình. Đừng ngần ngại áp dụng ngay để tránh những rủi ro không mong muốn xuất hiện trong quá trình phục hồi sức khỏe của bạn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android