Chữa Mề Đay Bằng Lá Hẹ Có Tốt Không? Các Cách Thực Hiện
Hiện nay phương pháp chữa mề đay bằng lá hẹ được nhiều người áp dụng để thuyên giảm triệu chứng, giảm sưng ngứa ngay tại nhà. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, hiệu quả mang lại có thật sự tốt hay không và các cách thực hiện như thế nào? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp giải quyết thắc mắc này.
Có nên chữa mề đay bằng lá hẹ hay không?
Câu hỏi có nên chữa mề đay bằng lá hẹ hay không được rất nhiều người quan tâm, tìm kiếm trên các trang mạng xã hội. Để giải đáp chính xác câu hỏi này, người bệnh cần biết rõ hơn về dược liệu này trong Đông y cũng như những thành phần, dược tính trong lá hẹ. Theo đó, lá hẹ còn được gọi là cửu thái, hay khởi dương thảo và có tên khoa học là Allium ramosum thuộc họ Hành.
Trong cuộc sống hằng ngày, lá hẹ là một thành phần trong các món ăn góp phần tăng hương vị, hương thơm và được nhiều người yêu thích. Còn với Đông y, lá hẹ là một loại dược liệu rất quan trọng. Lá hẹ có vị hăng, tính ấm, hơi chua dùng để bổ thận, hành khí, hoạt huyết và thanh nhiệt giải độc rất hiệu quả. Chính vì thế mà thành phần này được xuất hiện rất nhiều trong những bài thuốc Đông y dùng để trị mẩn ngứa, mề đay, viêm da, viêm amidan, thậm chí là cả yếu sinh lý ở nam giới.
Còn trong những nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng trong lá hẹ chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, trong đó phải kể đến như protein, các chất xơ, đường, vitamin A, các loại khoáng chất thiết yếu, Canxi, photpho. Đặc biệt nhất chính là hàm lượng dược chất Odorin, Sulfur, Allcin – một loại kháng sinh tự nhiên có thể ngăn chặn sự hình thành và phát triển của những loại tụ cầu khuẩn trong cơ thể con người. Và trong lá hẹ không có độc tố dùng được cho mọi đối tượng khác nhau.
Với những thành phần vô cùng tốt này mà việc chữa mề đay bằng lá hẹ là hoàn toàn nên làm, nên thực hiện ngay tại nhà. Khi áp dụng thường xuyên các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa khó chịu, sưng rát trên da sẽ dịu đi rất nhiều. Nước cốt của lá hẹ còn giúp thanh nhiệt, giải độc và bài trừ độc tố từ sâu bên trong, điều trị bệnh từ căn nguyên.
Các cách chữa mề đay bằng lá hẹ được áp dụng nhiều nhất
Có nhiều cách chữa mề đay bằng lá hẹ khác nhau từ cách tác động bên ngoài da, đến dùng nước uống và chế biến thành các món ăn,… Mỗi một hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy từng thể trạng của mỗi người và điều kiện sống mà bạn có thể áp dụng hình thức điều trị cho phù hợp nhất. Cụ thể một số cách nổi bật nhất được kể đến như sau:
Dùng lá hẹ để chườm nóng
Cách làm đơn giản và dễ thực hiện, không quá cầu kỳ chính là dùng lá hẹ sao vàng để chườm nóng trực tiếp lên vùng da bị mề đay, mẩn ngứa. Thêm vào đó, hơi nóng từ việc sao vàng sẽ giúp giảm nhanh cơn ngứa, không gây tác dụng trên da và áp dụng được cho cả trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi, rửa sạch đất cát và bụi bẩn để ráo nước.
- Bắc một chiếc chảo lên bếp và cho lá hẹ vào sao cho thật nóng, khi đó cho thêm một ít muối hột vào sao cùng trong 3 – 5 phút nữa.
- Dùng một chiếc khăn sạch bọc lại lá hẹ và muối hột đã rang, nhẹ nhàng chườm lên vùng da bị mẩn ngứa của người bệnh.
- Với cách này bạn có thể áp dụng ngày 3 – 5 lần đều được, rất hiệu quả, cơn ngứa giảm đáng kể.
Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Dùng nước nấu để tắm
Ngoài việc dùng lá hẹ sao để chườm nóng thì bệnh nhân cũng có thể nấu thành nước để tắm mỗi ngày, cách này đặc biệt hữu ích với những ai bị nổi mề đay toàn cơ thể. Tinh chất của lá hẹ hòa cùng nước sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng ngoài da nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một bó lá hẹ lớn cùng muối trắng hạt to.
- Cho hai thành phần này vào trong một nồi nước để đun sôi lên trong 5 – 10 phút.
- Sau đó, đổ nước lá hẹ đun sôi ra, hòa cùng một ít nước lạnh cho nhiệt độ vừa phải.
- Lấy nước đó để tắm hoặc massage trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Chỉ cần thực hiện phương pháp này 2 – 3 ngày những vết mẩn ngứa sẽ lặn đi ít nhiều.
Uống nước sắc từ lá hẹ
Nước sắc trực tiếp từ lá hẹ giúp thanh nhiệt, giải độc từ bên trong. Đây là cách làm có thể được áp dụng cùng hai biện pháp được trình bày ở trên. Chỉ sau 1 tuần kiên trì uống, những thay đổi tích cực trên cơ thể ở vùng da bị mẩn ngứa sẽ được cảm nhận rõ ràng nhất.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 100g lá hẹ tươi, rửa sạch, ngâm qua một lượt với nước muối loãng.
- Cho lá hẹ vào trong ấm cùng 500ml nước, sắc trên lửa nhỏ để tinh chất được tiết ra hết.
- Khi thấy lượng nước chỉ còn 1 nửa thì chắt ra và chia thành 2 lần để uống trong ngày.
- Người dùng có thể cho thêm một ít đường phèn để dễ uống hơn, nhưng với ai muốn giữ nguyên dược tính trong đó thì không nên dùng.
Đắp nước lá hẹ giảm sưng ngứa hiệu quả
Với cách làm này, trước khi đắp bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da tay bị bệnh mề đay và nên lựa chọn thực hiện buổi tối trước khi đi ngủ. Như vậy sẽ có nhiều thời gian để dưỡng chất thấm đều vào từng tế bào biểu bì trên da hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi, rửa sạch và để khô nước.
- Cho lá hẹ vào máy xay để xay nhuyễn thành bã/ hoặc bạn có thể dùng chày để giã nát cũng được.
- Chắt lấy nước cốt thu được.
- Massage vùng da bị nổi mề đay cùng nước cốt lá hẹ trong 15 – 30 phút.
- Thực hiện hằng ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Cách chữa mề đay bằng lá hẹ làm thành các món ăn
Ngoài các cách sử dụng lá hẹ đơn độc để trị mề đay mẩn ngứa kể trên, thì người bệnh cũng có thể chế biến lá hẹ thành các món ăn hằng ngày. Điều này giúp món ăn thêm hương vị, thơm ngon mà còn có nhiều tác dụng khác nhau. Dưới đây là cách làm hai món điển hình nhất có sự kết hợp của thành phần lá hẹ được nhiều người áp dụng:
Trứng rán lá hẹ:
- Chuẩn bị 2 – 3 quả trứng cùng lá hẹ vừa ăn
- Đánh trứng ra bát, cắt nhỏ lá hẹ vào trộn cùng, thêm gia vị vừa ăn.
- Rán trứng như bình thường, món ăn này nên được sử dụng cùng cơm trắng để tăng hương vị.
Canh lá hẹ và đậu phụ:
- Chuẩn bị 100gr lá hẹ tươi, 2 bìa đậu phụ.
- Phi thơm hành củ trên dầu nóng, cho đậu vào, đảo nhẹ để đậu không bị nát, cho thêm nước vào nồi.
- Khi nào sôi, nêm nếm gia vị và cho lá hẹ vào nồi.
- Lúc lá hẹ chín là bạn có thể múc ra bát để thưởng thức.
Lưu ý khi áp dụng cách trị mề đay bằng lá hẹ
Để chắc chắn về hiệu quả của lá hẹ mang lại là tốt nhất, trong quá trình áp dụng các cách chữa mề đay tại nhà bằng loại lá này, bạn nên chú ý một số vấn đề như sau:
- Chỉ sử dụng lá hẹ khi còn xanh tươi, không dùng lá đã chuyển sang màu vàng úa.
- Trước khi áp dụng bất kỳ cách thực hiện chữa bệnh nào, nên ngâm lá hẹ một lượt với muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và cả những chất độc hại do quá trình nuôi trồng còn sót lại trên lá.
- Nếu áp dụng các cách chữa mề đay bằng lá hẹ mà thấy xuất hiện tình trạng nổi mề đay nghiêm trọng hơn, kèm theo nhiều bất thường cần ngưng sử dụng. Bởi có thể bạn đã bị dị ứng với thành phần của dược liệu này.
- Kết hợp cách chữa với chế độ ăn uống, sinh hoạt, dinh dưỡng điều độ nhất.
- Không nên quá lạm dụng phương pháp này, bởi chữa mề đay bằng lá hẹ có thể chỉ thuyên giảm triệu chứng chứ không điều trị khỏi hoàn toàn nhất là với ai đang bị bệnh nặng, xuất hiện biến chứng.
Trên đây là những thông tin chung về phương pháp chữa mề đay bằng lá hẹ được nhiều người áp dụng hiện nay. Bạn có thể lựa chọn một hình thức để áp dụng chăm sóc sức khỏe cho chính mình hoặc những người thân xung quanh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!