Mẹo Cho Trẻ Ngủ Ngon Không Ọ Ọe

Được biết, giấc ngủ chiếm đến ⅓ thời gian của mỗi con người và chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe cũng như sự sống. Với trẻ nhỏ cũng vậy, nếu các bé có giấc ngủ ngon và sâu giấc chắc chắn sẽ phát triển đều, sức khỏe tốt. Vậy làm sao để giúp trẻ dễ ngủ hơn? Theo đó, cha mẹ có thể tham khảo mẹo cho trẻ ngủ ngon không ọ ọe hiệu quả dưới bài viết dưới đây. 

Top 11 mẹo cho trẻ ngủ ngon không ọ ọe hiệu quả nhất

Giấc ngủ là một tác nhân vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển thể lực và trí não toàn diện. Thế nhưng vì nhiều nguyên do khác nhau mà bè thường hay bị khó ngủ, khóc đêm, đặc biệt là ngủ không sâu giấc, hay giật mình,…

Vì thế những mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có con nhỏ đang gặp vấn đề này có biện pháp giải quyết phù hợp và hiệu quả nhằm giúp bé khỏe mạnh và lớn nhanh. 

Không nên cho các bé ăn no trước giờ đi ngủ

Mách mẹ mẹo cho trẻ ngủ ngon không ọ ọe được nhiều người áp dụng chính là không nên cho các bé ăn quá no trước khi ngủ. Đặc biệt là những món ăn khó tiêu như trứng, thức ăn giàu protein, phô mai,… Bởi những món ăn này có chứa nhiều dinh dưỡng, rất khó tiêu hóa nên sẽ khiến giấc ngủ của con bị ảnh hưởng.

Không nên cho các bé ăn no trước giờ đi ngủ
Không nên cho các bé ăn no trước giờ đi ngủ

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế cho trẻ bú trước khi đi ngủ quá no, uống những thức uống lợi tiểu cũng sẽ khiến bé đi tiểu đêm nhiều. Cha mẹ không nên ép bé ăn để mau lớn khi bé đói sẽ tự tỉnh, bú tiếp rồi ngủ nên mẹ không cần quá lo lắng. 

Treo tỏi ở đầu giường

Treo tỏi ở đầu giường là một mẹo dân gian giúp trẻ ngủ ngon không ọ ọe được nhiều bà mẹ áp dụng. Ba mẹ có thể lấy một chùm tỏi để ở đầu giường và dùng một túi dây rút có 1 -2 tép tỏi đặt vào áo của bé. 

Do quan niệm của người xưa cho rằng, tỏi có công dụng xua đuổi tà ma. Vậy nên, để tránh bị những âm hồn làm phiền tới giấc ngủ của trẻ thì cha mẹ có thể áp dụng cách này để các con ngủ ngon giấc hơn. 

Đặt vỏ chanh, cam, quýt trong phòng ngủ

Những loại vỏ họ cam có chứa rất nhiều tinh dầu. Các hoạt chất có trong cam, chanh, quýt sẽ giúp điều hòa lưu thông máu, làm đầu óc thư thái giúp con người dễ đi vào giấc ngủ sâu. Vì thế, mẹ có thể dùng vỏ chanh, quýt, cam, bưởi phơi khô rồi treo ở đầu giường hoặc góc phòng ngủ của bé. 

Đặt vỏ chanh, cam, quýt trong phòng ngủ để giúp trẻ ngủ ngon hơn
Đặt vỏ chanh, cam, quýt trong phòng ngủ để giúp trẻ ngủ ngon hơn

Cho bé tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày

Việc cho các con tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên là phương pháp cực kỳ tốt để giúp trẻ có thể phân biệt ngày – đêm. Từ đó nhịp sinh học thức – ngủ của con sẽ dần đi vào ổn định, tình trạng ọ ọe thuyên giảm. Cha mẹ nên cho trẻ nhận nhiều ánh sáng tự nhiên trong ngày, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng.

Bên cạnh đó, ánh sáng còn giúp ngăn chặn hoạt động melatonin trong cơ thể và giúp các bé tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Đây được xem là lý do mà khi bổ sung melatonin thì trẻ sẽ trở nên năng động, hạn chế mệt mỏi khi thức dậy so với việc bổ sung các loại thảo dược khác. 

Tắt đèn khi chuẩn bị tới giờ ngủ của con

Các nghiên cứu và điều tra về giấc ngủ đã chỉ ra rằng, bóng tối chính là một trong những yếu tố giúp con người đi vào giấc ngủ sâu tốt hơn. Bởi bóng tối sẽ giúp giải phóng ra một loại hormone có tên là melatonin để giúp chúng ta ngủ sâu, kể cả với trẻ nhỏ. 

Do đó, trước khi cho bé ngủ, cha mẹ nên tắt hết những thiết bị điện, chỉ để ánh sáng mờ của đèn ngủ sẽ giúp các con dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Trường hợp để đèn ngủ quá sáng sẽ làm ức chế sản sinh hormone melatonin, bé rất khó ngủ và có thể làm ảnh hưởng nhịp sinh học ở trẻ.

Khi bé ngủ quá muộn sẽ làm ức chế hoạt động giải trí tế bào và nhiều cơ quan khác khiến các con dễ bị giật mình, trở mình, ọ ọe và chậm tăng trưởng.

Tắt đèn khi chuẩn bị tới giờ ngủ của con
Tắt đèn khi chuẩn bị tới giờ ngủ của con

Mẹo cho trẻ ngủ ngon không ọ ọe bằng cách tuân theo nhịp thức – ngủ

Với những bé càng nhỏ thì thời gian ngủ càng nhiều, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Với trẻ sơ sinh, thời gian ngủ của các con có thể lên đến 20 giờ/ngày và thường được chia thành từng chu kỳ luân hồi, nghĩa là cứ thức rồi lại ngủ khoảng chừng từ 2 – 3 tiếng một lần và không tính ngày hay đêm. 

Ở trẻ lớn hơn, thời gian ngủ sẽ giảm xuống và trẻ sẽ có thể phân biệt được ngày – đêm và thời gian ngủ vào ban đêm sẽ dài hơn. Do đó, cha mẹ cần giúp các con tuân theo nhịp sinh học này, thay vì lo con đói mà bắt bé dậy ăn hay bú khi còn chưa tỉnh hẳn trong đêm.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý không cho con ngủ ngày quá nhiều, không để trẻ chơi quá giờ ngủ vì sẽ gây ra tình trạng quá giấc và con không muốn ngủ. 

Không nô đùa cùng trẻ trước giờ đi ngủ

Trẻ con rất ham vui, vậy nên cha mẹ cần hạn chế cho trẻ nô đùa khiến bé mải chơi và mệt trước khi đi ngủ. Lúc vì đang chơi vui nên không muốn đi ngủ và thậm chí lúc ngủ sẽ rất dễ bị giật mình nếu nô đùa quá trớn. 

Thêm vào đó, trong lúc cho trẻ đi ngủ, cha mẹ không nên nhìn vào mắt bé, sự tập trung chuyên sâu này sẽ khiến mắt bé căng hơn, làm các bé tỉnh táo và khó ngủ. 

Không nô đùa cùng trẻ trước giờ đi ngủ
Không nô đùa cùng trẻ trước giờ đi ngủ

Đừng cố gắng dỗ khi bé khóc giữa đêm

Cha mẹ nào cũng thương con, nếu các các bé khóc cha mẹ sẽ lập tức dỗ dành con. Tuy nhiên ở trường hợp này thì bạn nên xem nguyên nhân là do đâu mà trẻ tự nhiên đang ngủ lại khóc. Nếu là do các con bị giật mình thì mẹ chỉ cần đợi khoảng chừng 1 – 2 phút hoặc lâu hơn để con tự “ru” mình ngủ lại. 

Ngoài ra, cha mẹ không nên bế bé dậy, không bật đèn sáng khi bé khóc hoặc không tạo thói quen cứ khóc là cần mẹ hay phải đợi mẹ ru mới chịu đi ngủ. Khi trẻ ọ ọe hoặc khóc thét lên giữa đêm, thay vì bế con lên dỗ dành, cha mẹ nên chuyển sự chú ý của con qua những câu hỏi hoặc đánh lạc hướng sự chú ý để con không khóc nữa. 

Tạo cảm giác an toàn

Tâm lý sẽ có ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Chính vì thế, cha mẹ nên tránh cho các con xem các chương trình hay nghe các câu chuyện đáng sợ. Việc hù dọa có thể khiến trẻ sợ hãi đi ngủ ngay nhưng điều này hoàn toàn không tốt cho tâm lý, chất lượng giấc ngủ của các bé.

Nếu con bị ọ ọe hoặc cảm thấy sợ hãi khi đi ngủ hoặc ở trong bóng tối, cha mẹ nên khích lệ và an ủi con. Các bạn cũng có thể thưởng, khen ngợi cho mỗi khi bé dũng cảm làm điều gì đó để giảm bớt cảm giác sợ hãi trong bé. 

Mẹo cho trẻ ngủ ngon không ọ ọe bằng cách tạo cảm giác an toàn
Mẹo cho trẻ ngủ ngon không ọ ọe bằng cách tạo cảm giác an toàn

Xông phòng ngủ bằng bồ kết hoặc tinh dầu

Sử dụng bồ kết hoặc tinh dầu để xông phòng cũng là một trong những mẹo cho trẻ ngủ ngon không ọ ọe hiệu quả. Việc làm này không đơn giản chỉ mang đến tác dụng sát khuẩn mà còn giúp loại bỏ luồng khí xấu, giúp bé hết khóc và giật mình giữa đêm. 

Melatonin

Nếu các bé thường xuyên bị khó ngủ, hay ọ ọe, ngủ ít,… cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy, melatonin an toàn và rất hiệu quả khi sử dụng cho trẻ nhỏ. So với các loại thảo dược có cùng công dụng thì chúng thường có tác dụng chậm hoặc còn tùy thuộc vào cơ địa của từng bé. Tuy nhiên với melatonin thì khác, chúng cho tác dụng nhanh và an toàn theo sinh lý tự nhiên của các con.

Hiện nay, melatonin được điều chế ở dạng siro, viên nén, kẹo ngậm,… Tuy nhiên để sử dụng dễ dàng hơn, các bạn nên chọn dạng siro nhỏ giọt cho các bé. 

Thiết lập “nghi thức” trước khi ngủ cho bé

Thiết lập “nghi thức” là mẹo cho các bé ngủ ngon không ọ oẹ đơn giản và hiệu quả. Đây cũng là bước đệm giúp cha mẹ tập cho trẻ thói quen đi ngủ tốt hơn. Hiểu một cách đơn giản thì hành động hay lời nói mà bạn sẽ thực hiện đều đặn trước giờ đi ngủ của bé. 

Cha mẹ có thể kể chuyện, massage người, hát ru, trò chuyện yên tĩnh với trẻ,… Việc làm này không chỉ giúp bé thư giãn để dễ ngủ hơn mà lâu dần trẻ còn hình thành mối liên hệ những “nghi thức” trên và việc đi ngủ. Thay vì cha mẹ phải thúc dục bé, bạn chỉ cần bắt đầu các nghi thức đơn giản này và não bộ của trẻ sẽ tự động kết nối chúng với việc đi ngủ. 

Thiết lập “nghi thức” trước khi ngủ cho bé
Thiết lập “nghi thức” trước khi ngủ cho bé

Làm sao để xoa dịu tiếng khóc khi ngủ của trẻ?

Cách hạn chế trẻ ọ ọe hoặc khóc khi ngủ:

  • Xác định nguyên nhân trẻ o oe khi ngủ : đói, ốm, tã bẩn, thay đổi nhiệt độ phòng để tìm giải pháp phù hợp
  • Xoa dịu trẻ: Giọng nói nhỏ nhẹ. Giảm ánh sáng trong phòng.
  • Trẻ khóc do thay đổi chu kỳ giấc ngủ: Chờ đợi xem trẻ có nín khóc và tự ngủ lại không.
  • Không rõ nguyên nhân: Xoa dịu trẻ bằng cách hát ru hoặc vỗ về. Hạn chế bật đèn. Đặt cũi cạnh giường để dễ chăm sóc.
  • Tránh tạo môi trường quá kích thích (ánh sáng, tiếng ồn) trước khi ngủ.
  • Giữ thói quen ngủ đều đặn cho trẻ.

Trên đây là những mẹo cho trẻ ngủ ngon không ọ ọe mà cha mẹ nên biết. Trẻ con rất dễ thức giấc vào lúc nửa đêm vì những lý do khác nhau. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý đến các bé để giúp trẻ dễ dàng ngủ lại cũng như có thể phát hiện nếu bé có những biểu hiện bất thường nào khác. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android