8 Cây Thuốc Nam Trị Đau Lưng Hiệu Quả, Dễ Kiếm
Trong tự nhiên có nhiều cây thuốc Nam trị đau lưng dễ kiếm và có thể cho hiệu quả tích cực nếu sử dụng đúng cách. Chúng chủ yếu được bào chế dưới dạng thuốc sắc uống hay chườm đắp bên ngoài, giúp xoa dịu cơn đau lưng và kích thích tái tạo tổn thương bên trong nhờ các hoạt chất có sẵn trong thảo dược.
8 cây thuốc Nam trị đau lưng dễ kiếm
Chữa đau lưng bằng thuốc Nam là phương pháp đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhờ có tính an toàn cao. Bạn có thể sử dụng cây dền gai, ngải cứu hay các thảo dược có sẵn trong vườn nhà dưới đây để khắc phục cơn đau một cách tự nhiên.
1. Cây dền gai
Tác dụng:
Dền gai là cây thuốc Nam được sử dụng phổ biến trong điều trị đau lưng và các bệnh lý khác ở xương khớp, chẳng hạn như gai cột sống, viêm khớp, loãng xương hay thoát vị đĩa đệm. Tác dụng dược lý của cây được cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền công nhận.
Theo các tài liệu của y học cổ truyền, dền gai là dược liệu có tính mát, vị ngọt. Thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải nhiệt, tiêu viêm, hoạt huyết, giảm đau. Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, cây dền gai chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú, đặc biệt là canxi và sắt. Chúng giúp làm chắc khỏe xương, bổ máu, kích thích tái tạo các mô sụn và xương bị tổn thương, giảm đau lưng, giúp cột sống chắc khỏe hơn.
Cây dền gai mọc hoang ở khắp nơi, nhất là các khu đất trống hay ven đường đi. Người bệnh có thể thu hái cây về làm thuốc sắc uống hay thuốc đắp ngoài trị đau lưng.
Bài thuốc sắc uống:
- Chuẩn bị 1 nắm dền gai tươi hoặc khô, rửa sạch đất cát
- Bỏ dược liệu vào ấm và đổ thêm 2 lít nước nữa vào sắc cùng
- Đun sôi và tiếp tục sắc thuốc với lửa nhỏ thêm 20 phút nữa
- Gạn thuốc sắc ra bát, để nguội đến độ ấm vừa phải thì chia ra uống vài lần trong ngày thay thế cho trà.
- Kiên trì sắc thuốc uống trong khoảng 1 – 2 tuần để cơn đau lưng thuyên giảm rõ ràng.
Thuốc đắp từ dền gai:
- Dùng 1 nắm lá dền gai rửa sạch, giã nát
- Đắp thuốc lên vùng lưng bị đau, sau đó dùng băng gạc y tế băng cố định để giữ thuốc được lâu hơn.
- Để khoảng 30 phút mới rửa sạch lại da bằng nước ấm.
2. Ngải cứu
Tác dụng:
Nếu đang tìm kiếm những cách chữa đau lưng bằng thuốc Nam an toàn, bạn không nên bỏ qua ngải cứu. Thảo dược này được Đông y ghi nhận là có tính ấm, giúp ôn trung, trừ hàn, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng. Sử dụng cây thuốc đúng cách có tác dụng hỗ trợ giảm nhanh cơn đau lưng có liên quan đến các nguyên nhân cơ học hay nguyên nhân bệnh lý, đồng thời giảm viêm, phục hồi hư tổn ở cơ lưng hay cột sống, giúp bệnh nhân vận động dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, cây ngải cứu còn có tác dụng an thần, ức chế vi khuẩn và giúp cơ thể tuần hoàn máu đến tốt hơn, qua đó cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ cho người bệnh.
Chính vì những lý do trên, người bị đau lưng được khuyến cáo nên thường xuyên sử dụng ngải cứu để chế biến món ăn. Ngoài ra, ngải cứu còn được dân gian dùng làm thuốc đắp và thuốc uống trị đau lưng. Cách sử dụng cụ thể như sau:
Thuốc chườm đắp chữa đau lưng từ ngải cứu và muối hạt:
- Chuẩn bị 1 bó lá ngải cứu (khoảng 100g) và 1 bát muối biển hạt to
- Ngải cứu nhặt lá tươi, rửa sạch rồi bỏ vào cối giã nát
- Tiếp theo, cho ngải cứu vào chảo sao cùng với muối đến khi hỗn hợp nóng lên
- Dùng một cái túi vải tự chế gói thuốc lại và chườm ngay lên vùng lưng bị đau trong 20 phút.
- Áp dụng ngày 1 – 2 lần đến khi lưng hết đau hẳn.
Kết hợp ngải cứu với mật ong:
- Xay nhuyễn 300g ngải cứu với 1 ly nước ấm
- Lọc nước cốt rồi hòa thêm vào 3 thìa mật ong
- Chia hỗn hợp ra uống 2 lần mỗi ngày.
3. Cây sâm Ngọc Linh
Tác dụng:
Cây sâm Ngọc Linh chứa nhiều hoạt chất quý tốt cho sức khỏe. Đây còn là vị thuốc Nam được nhiều người sử dụng để điều trị đau lưng tại nhà.
Sở hữu thành phần saponin dồi dào, thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, ức chế tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng ở xương khớp và các mô mềm xung quanh. Khi được hấp thụ, các dưỡng chất trong củ sâm còn giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng, chống mệt mỏi, cải thiện tâm trạng và bảo vệ các tế bào thần kinh.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 1 củ sâm có trọng lượng khoảng 100g, 1 lít mật ong nguyên chất, tốt nhất là mật ong rừng. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị bình thủy tinh có dung tích vừa đủ để ngâm sâm.
- Rửa sạch củ sâm, thái lát mỏng rồi xếp vào bình.
- Tiếp theo, đổ hết lượng mật ong đã chuẩn bị vào. Vặn chặt nắp bình, để nơi khô ráo khoảng 1 tháng là dùng được.
- Để chữa đau lưng, mỗi ngày bạn hãy lấy 3 lát sạm ngậm trong miệng và nhai nuốt cả bã.
4. Cây lá lốt
Tác dụng:
Lá lốt ngoài tác dụng làm thực phẩm còn là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Nam trị đau lưng. Với đặc tính tiêu viêm, giảm đau tự nhiên, thảo dược này thường được sử dụng để điều trị đau lưng, nhức đầu, viêm xương khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp hay gai đôi cột sống…
Bên cạnh đó, cây lá lốt còn mang đến nhiều lợi ích cho người bị đau lưng như:
- Giảm co thắt cơ lưng, giúp các cơ và dây thần kinh được thư giãn
- Làm thông kinh mạch, kích thích lưu thông máu, tạo điều kiện cho tổn thương ở cột sống nhanh được chữa lành.
- Giữ ấm xương khớp
- Phục hồi chức năng vận động của cột sống
- Giảm hiện tượng tê bì ở vùng lưng, hông.
- Cải thiện tình trạng đau mỏi xương khớp và cột sống cho người cao tuổi.
Bài thuốc sắc trị đau lưng từ lá lốt
- Chuẩn bị lá lốt và lá đinh lăng mỗi vị 50g
- Rửa sạch cả hai và đem sắc chung với 1 lít nước
- Vớt bỏ bã, phần nước sắc thu được chia làm 3 phần
- Uống hết trong ngày khi thuốc còn ấm.
Thuốc ngâm chân
- Bỏ 1 nắm lá lốt đã được rửa sạch vào trong nồi nấu với 1 lít nước
- Đun sôi khoảng 5 phút
- Đổ nước vừa nấu ra một cái chậu nhỏ, chờ nguội bớt rồi nhúng cả hai chân vào ngâm
- Áp dụng đều đặn hàng ngày trước khi đi ngủ có tác dụng giữ ấm các khớp xương, kích thích lưu thông máu, giảm đau lưng vào ban đêm và cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh.
5. Cây trinh nữ
Tác dụng:
Phân tích thành phần hóa học của cây trinh nữ cho thấy, thảo dược này đặc biệt giàu flavonoid. Hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp tiêu viêm, ức chế gốc tự do, giảm hiện tượng sưng viêm, nóng đỏ ở cột sống và các mô mềm xung quanh, qua đó giúp bạn kiểm soát cơn đau lưng.
Trong y học cổ truyền, cây trình nữ cũng được sử dụng làm thuốc chữa đau lưng. Thảo dược này được biết đến với tác dụng hoạt huyết, giảm đau, an thần, chống suy nhược cơ thể, tăng cường lưu thông máu đến cột sống.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 30g rễ cây trinh nữ, rửa kỹ với nhiều lần nước cho sạch đất cát, thái nhỏ
- Bỏ dược liệu đã sơ chế vào trong ấm sắc cùng 2 lít nước. Đun sôi trong khoảng 30 phút là được
- Thuốc sắc cô đặc gạn ra chén uống vài lần cho hết ngay trong ngày. Qua ngày hôm sau sắc thang mới uống.
6. Cây xương rồng
Tác dụng:
Xương rồng là cây thuốc Nam có vị đắng, tính hàn. Trong cây chứa các hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, chống ngứa, giảm đau lưng, nhức mỏi xương khớp. Cùng vói đó, thành phần triterpenoid được tìm thấy trong loại cây này còn có khả năng tăng cường lưu thông máu, làm chậm quá trình thoái hóa ở xương khớp và giúp tổn thương ở cột sống nhanh phục hồi.
+ Đắp xương rồng với muối hạt giảm đau lưng:
- Dùng 3 nhánh xương rồng bẹ rửa sạch, bỏ gai
- Dùng chày đập dập từng bẹ. Rắc thêm một ít muối lên trên rồi đem nướng
- Bọc xương rồng vào trong một miếng vải mỏng rồi chườm bên ngoài vùng lưng bị đau trong 30 phút.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần.
+ Xương rồng kết hợp với cám gạo và giấm nuôi
- Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng, 1/2 chén cám gạo, 1/2 chén giấm, lá chuối hột
- Dùng dao cắt bỏ hết gai xương rồng, ngâm nước muối 15 phút, giã nát
- Thêm cám gạo và giấm nuôi vào trộn đều
- Xào nóng hỗn hợp rồi đổ ra lá chuối. Sau đó nằm đặt vùng lưng bị đau lên phía trên và nằm im thư giãn trong 30 phút.
- Mỗi ngày, bạn có thể áp dụng cách này 1 – 2 lần để kiểm soát được cơn đau lưng.
7. Cây dây đau xương
Tác dụng:
Trong danh sách các bài thuốc Nam trị đau lưng an toàn, dễ thực hiện còn có bài thuốc từ dây đau xương. Thảo dược này còn có tên gọi khác là khoan cân đằng. Trong cây chứa nhiều Ancaloit – một chất có tác dụng giảm đau, ức chế thần kinh và làm giảm hiện tượng co thắt ở các cơ ở lưng.
Từ lâu, y học cổ truyền cũng sử dụng dây đau xương làm thuốc chữa nhiều bệnh. Cây có vị đắng, tính mát, tác động đến kinh can, giúp khu phong, trừ thấp. Chủ trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp, thoái hóa cột sống và cả bệnh đau lưng.
Bài thuốc đắp:
- Dây đau xương tươi dùng lượng vừa đủ rửa sạch, giã nát
- Đắp trực tiếp dược liệu lên vùng lưng bị đau trong 20 phút. Có thể xào nóng thuốc trước khi đắp để đạt được hiệu quả giảm đau nhanh và rõ ràng hơn.
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Dây đau xương ngâm rượu trị đau lưng:
- Dây đau xương cắt thành những đoạn ngắn
- Bỏ vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu trắng vào ngâm chung. Nên dùng loại rượu có nồng độ cồn từ 40 độ trở lên để ngâm. Để ít nhất 1 tháng.
- Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 15 – 20ml rượu ngâm.
- Duy trì uống rượu ngâm dây đau xương trong khoảng 1 tháng để cơn đau lưng thuyên giảm và ít tái phát trở lại.
8. Cây đinh lăng
Tác dụng:
Cả thân, lá và rễ cây đinh lăng đều là những dược liệu quý có tác dụng chữa nhiều bệnh, bao gồm cả đau lưng. Thảo dược này có tác dụng giảm đau, hoạt huyết, trừ ứ, giảm viêm và tích thích tái tạo tổn thương ở cột sống lưng.
Bạn có thể dùng cây đinh lăng chữa đau lưng trên, đau lưng giữa hay đau thắt lưng đều được. Thảo dược được sử dụng chủ yếu theo hình thức sắc uống kết hợp chườm đắp bên ngoài, giúp nâng cao hiệu quả giảm đau.
Bài thuốc uống:
- Dùng 40g thân và cành đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ
- Bỏ hết dược liệu vào ấm và đổ thêm 600ml nước vào sắc chung
- Đun đến khi cạn còn 200ml thì ngưng. Chia thuốc sắc làm 2 lần dùng.
Bài thuốc chườm đắp bên ngoài giảm đau lưng
- Rửa sạch 100g lá đinh lăng, giã nát
- Sao dược liệu chung với 1 bát muối hạt cho nóng lên
- Đắp thuốc lên vùng lưng bị đau và băng cố định lại trong 30 phút
- Trường hợp bị đau lưng nhiều thì mỗi ngày đắp thuốc 2 lần.
Dùng thuốc Nam chữa đau lưng có tốt không?
Các bài thuốc Nam chữa đau lưng có thể cho hiệu quả tích cực đối với các cơn đau từ nhẹ đến vừa. Thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên khá an toàn và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
Tuy nhiên, thuốc Nam cho tác dụng tương đối chậm, hiệu quả phụ thuộc cơ địa. Mặc dù có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ cơn đau nhưng phương pháp này không thể giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên của bệnh. Chứng đau lưng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là tình trạng chấn thương hay các bệnh lý về xương khớp. Bạn nên thăm khám để xác định rõ nguyên nhân trước khi lựa chọn một phương pháp điều trị đau lưng phù hợp.
Trên đây là các cây thuốc Nam trị đau lưng hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà. Người bệnh để đảm bảo an toàn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!