Bé Mấy Tháng Ăn Được Yến Sào? 3 Cách Chế Biến Yến Cho Trẻ
Thời điểm thích hợp cho trẻ bắt đầu ăn yến sào là từ 7 tháng tuổi. Các công thức chế biến yến sào tốt cho bé như yến chưng hạt sen, cháo tổ yến - thịt băm, yến chưng sữa tươi giúp cung cấp thêm hiều chất dinh dưỡng chocơ thể bé. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý về liều lượng và thời điểm ăn yến sào sao cho phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
Yến sào mang lại nhiều tác dụng rất tốt đối với trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh khá băn khoăn về vấn đề: Bé mấy tháng ăn được yến sào và nên cho bé ăn như thế nào? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Tác dụng của yến sào đối với trẻ em
Trước khi trả lời cho câu hỏi “bé mấy tháng ăn được yến sào“, chúng ta cần tìm hiểu về vấn đề trẻ em có nên sử dụng yến sào hay không và loại thực phẩm này mang lại tác dụng gì cho cơ thể của bé?
Yến sào từ xưa đã nổi danh là một thực phẩm bổ dưỡng để bồi bổ cho nhiều đối tượng lứa tuổi khác nhau, từ người già, phụ nữ mang thai, người trường thành và cả trẻ em. Đối với trẻ em, yến sào mang lại nhiều lợi ích lớn bao gồm bồi bổ sức khỏe, tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng tập trung và trí nhớ cũng như cải thiện thể chất, đặc biệt đối với trẻ biếng ăn.
Các phân tích sinh – hóa học chỉ ra trong yến sào có chứa một hàm lượng lớn là Protein, khoáng chất và các loại Acid Amin thiết yếu. Ngoài ra chúng còn chứa những vi chất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ như Ca hay Fe, đây là những dưỡng chất mà trẻ nhỏ thường bị thiếu hụt trong những năm đầu đời do khả năng ăn uống còn hạn chế.
Dưới đây là một số công dụng nổi bật mà yến sào có thể mang lại cho bé:
- Cải thiện tình trạng biếng ăn: Tình trạng biến ăn rất phổ biến đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, đây cũng là một trong những vấn đề lớn nhất trong việc chăm sóc trẻ đối với các vị phụ huynh. Tổ yến với dồi dào thành phần dinh dưỡng sẽ bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cân nhanh hơn mà không cần phải thay đổi thực đơn quá nhiều. Mặt khác, yến sào có thể chế biến theo nhiều cách để tạo nên những món ăn thơm ngon, dễ sử dụng và đặc biệt phù hợp khẩu vị đa số trẻ em, nhờ vậy mà kích thích được cảm giác thèm ăn tự nhiên cho bé.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa và bài tiết của trẻ: Có thể bố mẹ chưa biết, nhưng yến sào có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng táo bón ở trẻ. Đồng thời nó cũng giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động ổn định hơn. Tổ yến có tính mát, cải thiện chức năng gan, giúp hệ bài tiết của trẻ đào thải tốt hơn. Vì vậy tình trạng ra mồ hôi trộm khi ngủ, mụn, nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy hay dị ứng sẽ giảm đi đáng kể.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ: Việc bổ sung tổ yến thường xuyên với liều lượng vừa phải cho trẻ nhỏ sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch cho bé và bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh đường hô hấp như ho, cúm, sốt vi rút,…
- Nâng cao sức khỏe một cách toàn diện: Tổ yến giàu các nguyên tố vi lượng, Canxi và Vitamin D sẽ là những yếu tố then chốt giúp bé phát triển được chiều cao, cân nặng và thể chất một cách toàn diện nhất.
Bé mấy tháng ăn được yến sào? Liều lượng ra sao?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm từ 7 tháng tuổi là lúc bé bắt đầu làm quen với các loại thức ăn lỏng, mềm khác ngoài sữa mẹ. Đây chính là thời điểm mà bạn có thể cho bé sử dụng yến sào để bổ sung các nguồn dinh dưỡng khác nhau một cách đầy đủ hơn cho con.
Như đã phân tích ở trên, yến sào có thể mang lại nhiều tác dụng vượt trội đối với khỏe cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để món ăn này phát huy được hiệu quả của nó, bố mẹ cũng nên lưu ý về vấn đề liều lượng và thời điểm ăn cho bé.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Đây là thời điểm mà các bé cần được bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) hoàn toàn chứ không được cho bé dùng các loại thực phẩm khác, kể cả yến sào.
- Trẻ từ 7 tháng – 3 tuổi: Bạn có thể bắt đầu cho bé sử dụng 20 – 30gr yến sào cho bé mỗi tháng. Công thức đơn giản nhất trong giai đoạn này là chưng và xay yến cùng sữa. Yến sào sẽ giúp bé nâng cao sức đề kháng cho giai đoạn quan trọng này đẻ bé có thể ăn ngủ tốt hơn cũng như giảm tỷ lệ ốm vặt, các bệnh đường hô hấp.
- Trẻ từ 3 – 10 tuổi: Đây là giai đoạn cơ thể bé đòi hỏi một nguồn năng lượng rất lớn mỗi ngày, đồng thời bé cũng trở nên rất hiếu động để khám phá xung quanh nhiều hơn. Bạn có thể cho bé dùng khoảng 50gr yến mỗi tháng để giúp năng lượng và hệ miễn dịch của trẻ mạnh mẽ hơn.
3 công thức chế biến yến sào thơm ngon cho bé
Bên cạnh thắc mắc “bé mấy tháng ăn được yến sào?”, chắc hẳn bố mẹ cũng rất quan tâm đến những cách chế biến yến sào sao cho phù hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ.
Bạn hoàn toàn có thể kết hợp tổ yến với những nguyên liệu khác để sáng tạo nên những món ăn hấp dẫn cho bé. Dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến một số công thức đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
1. Yến chưng hạt sen cho bé
Yến chưng hạt sen mang đến hương vị thanh mát và mang đến trọn vẹn những dưỡng chất tốt nhất đến cho con bạn. Nguyên liệu bao gồm sau:
- 1 – 3gr tổ yến sạch đã được nhặt sạch tùy theo độ tuổi và trọng lượng của bé.
- 1 muỗng cà phê đường phèn.
- 1 ít hạt sen.
- Nước sạch
- Nồi chưng yến.
- Một bát sứ nhỏ (nên chọn loại có nắp)
Cách thực hiện món tổ yến chưng hạt sen bao gồm những bước sau:
- Bước 1: Tổ yến đã được làm sạch lông và các tạp chất bẩn, ngâm chúng vào nước sạch trong khoảng 20 phút, sau đó vớt ra và để ráo nước.
- Bước 2: Hạt sen cần được loại bỏ tim sen. Đối với hạt tươi chỉ cần rửa sạch và để ráo, còn hạt sen khô thì cần ngâm nước trước để chúng nở đều ra.
- Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị bao gồm tổ yến, đường phèn, hạt sen vào trong chén sứ, đổ nước sạch ngập phần yến. Đặt chén vào nồi chưng với mức nước 2/3 ngoài chén và chưng trong khoảng 30 phút với mức nhỏ. Khi yến đã mềm, tắt bếp và để nguội trước khi cho bé thưởng thức.
2. Cháo tổ yến – thịt băm ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- 10gr tổ yến đã làm sạch.
- 100gr khoai tây.
- 30 – 50gr thịt băm.
- Gạo nguyên cám.
- Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, tiêu xay, muối, hành lá.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Ngâm yến sào đã làm sạch và tinh chế trong nước sạch khoảng 30 phút để yến nở đều ra. Sau đấy, dùng tay để xé nhỏ tổ yến ra thành từng sợi nhỏ.
- Bước 2: Vo gạo sạch, thêm nước và ninh cháo.
- Bước 3: Sau khi cháo sôi thì điều chỉnh lửa nhỏ lại để cháo có độ kết dính nhất định.
- Bước 4: Khi cháo đã nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn và tiếp tục cho khoai tây, thịt băm vào cháo, cho thêm tổ yến vào và tiếp tục nấu trong khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp.
- Bước 5: Múc cháo ra tô, thêm các loại gia vị như tiêu, hành lá, ớt…tùy khẩu vị người ăn. Thưởng thức cháo khi còn nóng để hương vị ngon nhất cũng như phát huy được hết tác dụng của tổ yến.
3. Yến chưng sữa tươi
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món yến chưng sữa tươi thơm ngon hấp dẫn cho bé gồm:
- Tổ yến đã sơ chế.
- Sữa tươi không đường.
- Đường phèn.
- Một cái chén nhỏ.
- Nồi chưng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm tổ yến với nước trong khoảng 30 phút để yến nở ra. Nếu sử dụng tổ yến tươi đã làm sạch thì bạn có thể cho vào chưng ngay mà không cần phải thực hiện việc sơ chế.
- Bước 2: Cho yến và đường phèn vào một cái chén nhỏ, thêm sữa tươi không đường đến lúc ngập hết phần yến và đường trong chén.
- Bước 3: Cho chén vào nồi và chưng cách thủy trong vòng 20 – 30 phút ở mức lửa vừa.
- Bước 4: Sau khi thấy yến đã chín, bạn có thể dùng ngay món ăn này khi còn nóng hoặc để mát tùy vào khẩu vị và mùa.
Một số lưu ý khi cho bé ăn yến sào mà phụ huynh cần biết
Để đảm bảo hiệu quả cũng như sự an toàn cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điểm quan trọng như sau:
- Vào lần đầu cho bé ăn yến sào, chỉ cho trẻ thử một lượng rất nhỏ để kiểm tra bé có dị ứng với tổ yến hay không.
- Việc sử dụng yến sào không nên đặt nặng về lượng ăn mà nên chú ý cho bé ăn một cách đều đặn, việc này sẽ giúp cải thiện chứng biếng ăn hay khó ngủ của bé một cách rõ rệt sau một thời gian sử dụng.
- Thời điểm ăn yến sào tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, đây là thời điểm vàng giúp bé hấp thụ tối đa dưỡng chất quý giá có trong tổ yến.
Như vậy, những thông tin trong bài viết trên đã trả lời cho thắc mắc “Bé mấy tháng ăn được yến sào?” của nhiều bạn đọc, cũng như mang đến một số công thức giúp mẹ chế biến tổ yến một cách đơn giản và thơm ngon cho bé. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bậc phụ huynh sử dụng món ăn từ yến một cách hiệu quả và mang đến những điều tốt đẹp nhất cho sự phát triển của bé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!