Bầu Ăn Na Được Không? Hướng Dẫn Cách Ăn Tốt Cho Mẹ Và Bé

Quả na rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin C, canxi, kali, magie, phospho. Vậy nên, các chuyên gia khẳng định, trong suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn ăn được na. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý, trong thành phần quả na có chứa hàm lượng chất xơ và vitamin C rất cao. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và giảm khả năng hấp thu vitamin, khoáng chất.

Quả na sở hữu thành phần giàu vitamin, khoáng chất và các hoạt chất tốt cho sức khỏe. Vậy mẹ bầu ăn na được không và ăn na có gây hại gì không? Bài viết dưới đây chuyên gia sức khỏe tại Vietmec sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này.

Giải đáp bầu ăn na được không?

Quả na (tên khoa học: Annona reticulata), để giải đáp bà bầu ăn na được không, trước tiên cần tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong loại quả này. Cụ thể, trong 100g thịt na sẽ chứa những chất sau đây:

 
Dinh dưỡng Giá trị trong 1100g
Năng lượng 101 calo
Tổng lượng chất béo 1 g
Carbohydrates 25 g
Nước 71.5 g
Protein 1.7g
Vitamin C 192 mg
Vitamin B1 0.1 mg
Vitamin B3 0.5 mg
Vitamin B2 0.1 mg
Vitamin B5 0.1 mg
Canxi 30 mg
Kali 382 mg
Phospho 21 mg
Mage 18 mg
Natri 4 mg
Sắt 0.71 mg

Qua bảng thành phần trên, có thể thấy quả na rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin C, canxi, kali, magie, phospho. Vậy nên, trước câu hỏi bà bầu 3 tháng đầu ăn na được không hay bầu 3 tháng cuối ăn na được không, các chuyên gia khẳng định, trong suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn ăn được na. Đặc biệt, khi ăn na đúng cách sẽ giúp bồi bổ cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý, trong thành phần quả na có chứa hàm lượng chất xơ và vitamin C rất cao. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và giảm khả năng hấp thu vitamin, khoáng chất.

Lợi ích khi bà bầu ăn na đúng cách

Sau nghiên cứu chuyên sâu về tác động của thành phần trong quả na tới sức khỏe mẹ bầu, chuyên gia không chỉ giải đáp được câu hỏi “có bầu ăn na được không?” mà còn phát hiện 8 lợi ích loại quả này mang lại cho thai phụ.

  • Giảm tình trạng ốm nghén: Vitamin B6 trong quả na có tác dụng giảm triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn,.. Ngoài ra, vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, cảm cúm.
  • Ngăn ngừa táo bón thai kỳ: Trong quả na có chứa hàm lượng dồi dào chất xơ thúc đẩy tăng nhu động ruột, giúp nhuận tràng và giảm táo bón cho mẹ bầu trong thai kỳ.
  • Giải tỏa căng thẳng cho mẹ bầu: Ăn na giúp bổ sung vitamin B6, nhờ đó thúc đẩy tổng hợp GABA – Chất giúp ngăn cản dẫn truyền căng thẳng và bất an đến thần kinh trung ương. Đồng thời kích thích tăng sinh serotonin và dopamine giúp mẹ bầu thư giãn, giải tỏa stress căng thải trong thai kỳ.
  • Ổn định tim mạch: Chuyên gia cho biết, hàm lượng natri va kali trong quả na sẽ điều chỉnh huyết áp và nhịp tim ổn định. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ tránh tình trạng huyết áp rối loạn hoặc một số bệnh tim mạch khác.
  • Ngăn ngừa sinh non: Các nghiên cứu đã chứng minh, thành phần vitamin B6, magie và sắt trong quả na giúp cải thiện mật độ các hemoglobin, từ đó ngăn ngừa tình trạng chuyển dạ sớm sinh non, đồng thời cải thiện tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu.
  • Tốt cho tóc và mắt và não bộ của thai nhi: Vitamin A trong quả na có tác dụng kích thích phát triển tóc và mắt cho bé. Đồng thời, vitamin C giúp kích thích hệ thần kinh phát triển, chống lại gốc tự do giúp thai nhi tăng cường miễn dịch.
  • Ngăn ngừa viêm khớp: Hàm lượng lớn magie trong quả na có tác dụng cân bằng nước trong cơ thể, loại bỏ acid khởi các khớp. Qua đó, ngăn ngừa viêm khớp, tràn dịch ổ khớp cho bà bầu.
bau an na duoc khong
Trong suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn ăn được na

Tác hại khi bà bầu ăn na sai cách

Quả na mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bà bầu ăn sai cách sẽ dẫn đến một số tác hại như:

  • Nóng trong người: Na thuốc loại quả tính ấm, nếu ăn nhiều sẽ gây nhiệt, gây nóng trong người, khiến mẹ bầu nổi mụn nhọt, táo bón.
  • Tăng đường trong máu: Hàm lượng đường trong quả na rất cao, nếu ăn nhiều sẽ khiến chỉ số đường huyết trong máu tăng đột ngột, dễ gây tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu.
  • Gây tiêu chảy: Trong quả na chứa thành phần giàu chất xơ và vitamin C, tiêu thụ quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và giảm khả năng hấp thu vitamin, khoáng chất.

Hướng dẫn cách ăn na tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Dưới đây, chuyên gia hướng dẫn chi tiết cách ăn na tốt cho sức khỏe bà bầu:

  • Ăn với số lượng vừa phải: Chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày chỉ ăn 1 quả na (tương đương 300g). Đây là lượng ăn vừa phải giúp cân bằng lượng chất xơ và đường tự nhiên, tránh gây tiêu chảy, nổi mụn hoặc đường tăng cao trong máu.
  • Thời điểm ăn na: Thời điểm bà bầu nên ăn na là sau bữa chính từ 1 – 2 tiếng. Ngoài ra có thể ăn na ở các bữa phụ trong ngày. Mẹ bầu tránh ăn na buổi tối vì dễ tăng cân, cũng không ăn khi đói vì sẽ khiến cơ thể không kịp hấp thu lượng đường lớn từ quả na, dễ gây chóng mặt, mệt mỏi.
  • Không ăn na còn xanh hoặc quá chín: Na chưa chín kỹ sẽ chứa hoạt chất Tanin khiến thức ăn khó chuyển hóa, gây chướng bụng, khó tiêu, táo bón. Còn na quá chín có dấu hiệu thâm đen chảy nước có thể bị nhiễm khuẩn, không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
  • Tuyệt đối không cắn vỡ hạt na: Trong hạt na có chứa nhiều độc tố bao gồm squamosten A, anoslin, neo-anonin-B, neo-desacetyluvaricin, neo-reliculatacin A, các squamostatin, các squamocin,… Vậy nên, nếu cắn vỡ hạt na sẽ khiến các độc tố phát ra và ngấm vào cơ thể gây hại.
  • Trường hợp cần tránh ăn na: Tuy câu trả lời cho câu hỏi “ bầu ăn na được không” là có, nhưng chuyên gia vẫn khuyến nghị một số trường hợp nên tránh ăn na gồm mẹ bầu đang hoặc có nguy cơ bị tiểu đường, bà bầu bị suy thận, bà bầu bị nóng trong, rôm sảy, mụn nhọt.
bau an na duoc khong
Chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày chỉ ăn 1 quả na (tương đương 300g)

Hướng dẫn mẹ bầu chọn na ngon

Để chọn được quả na ngon, không bị ủ hóa chất, mẹ bầu lưu ý một số hướng dẫn dưới đây:

  • Chọn quả na dáng tròn, kẽ mắt trắng không bị thâm đen, cuống nhỏ, chín mềm. Những quả na này sẽ có vị ngọt đậm, ít hạt.
  • Chọn quả na vỏ mỏng, mắt nở và phẳng, các đường kẽ hơi nứt nhưng vẫn còn cuống. Đây là những quả na chín cây, không bị ủ hóa chất.
  • Khi ngửi mùi, na chín tự nhiên có hương thơm dịu, nhưng na ngâm hóa chất chín ép sẽ có mùi nhạt, khi ăn bị sượng.
  • Đặc biệt, mẹ bầu nên chọn mua loại na dai để bảo quản được lâu, không bị nát khi ăn. Ngoài ra, loại na này không dễ bị ủ thuốc.

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi “ bầu ăn na được không?”. Ngoài ra, chuyên gia cũng hướng dẫn cách ăn na đúng cách để đảm bảo phát huy lợi ích cho sức khỏe. Mẹ bầu đừng quên lưu lại cách chọn na thơm ngon, tránh mua phải quả kém chất lượng gây hại cho mẹ và thai nhi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android