7 Cách Chưng Yến Cho Người Già Bổ Dưỡng, Thơm Ngon

Hiện nay, nhiều người quan tâm đến vấn đề chế biến và sử dụng yến sào cho người cao tuổi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc 7 cách chưng yến cho người già vừa thơm ngon, bổ dưỡng, vừa dễ thực hiện tại nhà cùng một lưu ý quan trọng khi dùng yến cho người lớn tuổi.

Hiện nay, nhiều người quan tâm đến vấn đề chế biến và sử dụng yến sào cho người cao tuổi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc 7 cách chưng yến cho người già vừa thơm ngon, bổ dưỡng, vừa dễ thực hiện tại nhà cùng một lưu ý quan trọng khi dùng yến cho người lớn tuổi.

Người già có ăn được yến chưng không?

Yến sào là loại “thực phẩm vàng” với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người, phù hợp sử dụng cho nhiều người. Tuy nhiên, người cao tuổi thường có nhiều bệnh lý nền và có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Do đó, trước khi nói đến cách chưng yến cho người già, nhiều người vẫn lo lắng: Liệu người già có sử dụng được tổ yến không? Bị bệnh gì thì không nên ăn yến sào? VietmecGroup sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này dưới đây.

Người cao tuổi có ăn được các món ăn từ yến sào hay không?
Người cao tuổi có ăn được các món ăn từ yến sào hay không?

Công dụng của các món ăn từ yến sào đối với người già

Yến sào từ xưa đến nay vẫn luôn được biết đến như một loại thực phẩm vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng.  Theo Đông và Tây y, hàm lượng dinh dưỡng trong yến sào rất dồi dào,   chứa những hoạt chất hiếm với dược tính quý giá. Nhờ đó, các món ăn từ yến mang đến những tác dụng tốt cho sức khỏe người cao tuổi, cụ thể:

  • Bồi bổ cơ thể và nâng cao sức khỏe: Người cao tuổi, người  vừa ốm dậy hay bị suy nhược cơ thể cần bồi bổ cơ thể với dinh dưỡng cao nhằm hồi phục sức khỏe, nhưng cần lành tính và an toàn. Trong yến sào rất giàu Proline (chiếm 5,27%), Axit aspartic (chiếm 4,69%) có tác dụng củng cố và tăng trưởng mô và cơ, tái tạo tế bào, đồng thời tăng lượng hồng cầu, phục hồi các tổn thương cho cơ thể.
  • Làm chậm quá trình lão hóa: Tổ yến chứa nhiều nguyên tố quý hiếm Se (chiếm 0.2%) có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, chống oxy hóa và ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào, mô cơ, xương khớp.
  • Củng cố hệ xương khớp: Hàm lượng dồi dào của Lysine (chiếm 1.75%) và N-acetylglucosamine (chiếm 5.3%) trong yến sào giúp tăng khả năng hấp thu Canxi của cơ thể, giúp hệ xương chắc khỏe và dẻo dai hơn. Kết hợp khả năng làm chậm quá trình lão hóa, các món ăn từ yến sào sẽ giúp giảm nguy cơ thoái hóa xương khớp, cột sống ở người già, chống viêm xương khớp và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan.
  • Tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Một bệnh lý nguy hiểm nhiều người cao tuổi mắc phải là tiểu đường. Đối với bệnh nhân có đường huyết cao có thể yên tâm sử dụng yến sào nhờ hàm lượng 4.56% Leucine và 2.04% Isoleucine giúp điều hòa lượng Glucose trong máu.
  • Nhiều công dụng tuyệt vời khác: Yến sào cũng mang đến những hiệu quả tích cực cho các hệ cơ quan khác trong cơ thể như hệ hô hấp – phổi, gan – thận, tiết niệu, tim mạch, thần kinh,… Nhờ đó, người già sử dụng yến sào sẽ được chăm sóc sức khỏe toàn diện, ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc, thải độc tốt và phòng chống các bệnh liên quan hô hấp, tim mạch,…
Yến chưng mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Yến chưng mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi mắc bệnh gì thì không nên ăn yến?

Mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe đối với người già, tuy nhiên nếu đối tượng mắc những vấn đề sức khỏe sau thì không nên sử dụng yến sào:

  • Những người có tỳ vị yếu, đang bụng đầy, ăn không tiêu, hoặc đang bị đau bụng đi ngoài,…
  • Người gia đang bị cảm mạo, nhức đầu, phong hàn, hoặc cơ thể bị hàn lạnh, mất nhiệt,… Người có triệu chứng nhẹ thì cần chú ý không nên dùng yến vào mùa đông.
  • Người có triệu chứng của các bệnh lý viêm nhiễm như: Viêm ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phế quản cấp, sốt thực nhiệt,…
  • Bệnh nhân suy thận, người bị chứng suy dương, có triệu chứng tiểu lỏng, nước tiểu trong,…
  • Bệnh nhân rối loạn huyết áp, huyết áp cao không ổn định hoặc bị viêm tụy.
  • Bệnh nhân tiểu đường sử dụng yến sào cần chú ý không dùng cùng các thực phẩm chứa lượng đường cao.
Người cao tuổi có thể ăn yến sào, trừ một số trường hợp bệnh tình nhất định
Người cao tuổi có thể ăn yến sào, trừ một số trường hợp bệnh tình nhất định

Người già nên ăn yến sào với liều lượng, tần suất như thế nào?

Yến sào được biết đến là 1 trong 19 thực phẩm bổ dưỡng phòng ngừa bệnh nguy hiểm, hỗ trợ sức khỏe người già cực tốt. Do đó, nhiều người chọn những sản phẩm yến để bồi bổ cho sức khỏe của ông bà cha mẹ. Tuy nhiên, hiệu quả của yến sào chỉ tốt nếu sử dụng đúng cách và có tần suất, liều lượng chính xác cho từng đối tượng. 

Với những người trưởng thành, khỏe mạnh cần nhiều năng lượng vận động, có tỳ vị và khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt thì việc ăn yến sào thường xuyên như một cách chăm sóc cơ thể là một cách tốt và không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. 

Tuy nhiên, đối với người già thì không nên sử dụng yến sào với tần suất quá thường xuyên vì điều này có thể tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, gây chướng bụng và khó chịu. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người cao tuổi chỉ nên dùng yến sào khoảng 3 lần/tuần, khoảng 5g/lần.

Đối với người già, cần chú ý sự điều chỉnh về liều lượng và tần suất sử dụng theo thời gian để cơ thể thích nghi và làm quen, cụ thể: 

  • Tháng đầu tiên: Sử dụng từ 7 – 10g yến và chia nhỏ để có thể ăn đều mỗi ngày. 
  • Tháng thứ hai: Sử dụng 10 – 15g yến sào, cách ngày. 
  • Từ tháng thứ ba trở đi: Có thể dùng 5g/lần x 3 lần/tuần.

Top 7 cách chưng yến cho người già bổ dưỡng, thơm ngon

Có nhiều cách chế biến yến sào tùy theo mục đích sử dụng, sở thích. Tuy nhiên, khi sử dụng cho người cao tuổi, chưng yến là cách chế biến đơn giản và giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. 

Dưới đây là 7 cách chưng yến cho người già để bạn đọc có thể tham khảo để thực hiện tại nhà cho ông bà, bố mẹ sử dụng:

1. Cách chưng yến cho người già với đông trùng hạ thảo

Món ăn này giúp bổ khí huyết, phòng chống bệnh tật, tăng sinh khí và ổn định huyết áp, tốt cho tim mạch, hệ hô hấp,…

Trước hết,bạn sẽ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Yến sào: Khoảng 5g yến tươi tinh chế hoặc 15g yến khô.
  • Đông trùng hạ thảo khô hoặc tươi: Khoảng 1 – 2 con.
  • Đường phèn: Tùy khẩu vị.

Cách làm yến chưng đông trùng hạ thảo cũng rất đơn giản với các bước sau:

  • Bước 1: Sơ chế yến nếu dùng yến khô, cụ thể cần ngâm với nước để yến mềm và nở tung ra rồi dùng tay tách nhỏ thành sợi, sau đó vớt ra để ráo nước. Đông trùng hạ thảo cần ngâm với nước trong 3 phút (loại khô) hoặc rửa sạch với nước (loại tươi), sau đó cũng để ráo nước.
  • Bước 2: Cho khoảng 150 – 200ml nước sạch vào nồi, cho đường phèn vào đun sôi cho đến khi tan chảy hoàn toàn, sau đó cho thêm đông trùng hạ thảo đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 3: Chưng cách thủy yến sào đã sơ chế trong khoảng 20 – 30 phút (chú ý đội kín nắp), sau đó cho hỗn hợp nước đường và trùng thảo vào,  khuấy đều và chưng tiếp trong 5 phút thì tắt bếp. Sau đó cho yến đã chưng ra chén và thưởng thức.

2. Cách chế biến yến chưng tứ bảo cho người già

Món ăn có tác dụng bồi bổ toàn diện, phù hợp cho người già mới ốm dậy, cơ xương yếu,…

Chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Yến sào: Khoảng 5g yến tươi tinh chế hoặc 15g yến khô.
  • Hạt sen: Khoảng 30g.
  • Táo tàu đỏ khô: Khoảng 5 – 8 quả.
  • Nhãn nhục (Long nhãn): Khoảng 4 – 5 miếng cùi.
  • Bạch quả: Khoảng 5g.
  • Đường phèn: Tùy theo sở thích của mỗi người.

Cách làm yến chưng tứ bảo cực tốt cho người cao tuổi:

  • Bước 1: Cách sơ chế tương tự công thức trước. Nhãn nhục khô sẽ cần ngâm nở trước với nước, sau đó rửa rạch và vớt ra cho ráo nước. Táo táo tàu và bạch quả cũng cần ngâm mềm, táo tàu có thể bổ bôi, sau đó rửa sạch và để ráo.
  • Bước 2: Nếu sử dụng hạt sen khô thì ngâm với nước ấm trong 45 phút, sau đó rửa lại rồi cho đun cùng một chút nước trong nồi cho đến khi chín mềm. Nếu dùng hạt sen tươi, bạn cần tách vỏ, bỏ tim sen, rửa thật sạch lại rồi cho vào nồi để đun với lượng nước vừa đủ cho đến khi chín mềm. Cần chú ý không nên để quá lâu khiến hạt sen chín nhũn
  • Bước 3: Sau khi hạt sen chín thì cho nhãn nhục, táo đỏ, bạch quả và đường phèn vào đun tiếp với lửa nhỏ khoảng 10  phút thì tắt bếp.
  • Bước 4: Cho yến sào vào bát có nắp hoặc thố chưng để chưng cách thủy trong vòng khoảng 20 – 30 phút.
  • Bước 5: Sau khi yến chín, cho hỗn hợp hạt sen, táo đỏ, nhãn nhục, bạch quả, đường phèn vào đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Cho ra chén và dùng thưởng thức, có thể chia nhỏ dùng trong ngày.
Yến chưng tứ bảo thơm ngon, hấp dẫn và cực kỳ bổ dưỡng
Yến chưng tứ bảo thơm ngon, hấp dẫn và cực kỳ bổ dưỡng

3. Cách chưng yến thơm ngon cho người cao tuổi bị tiểu đường

Để chưng yến cho người già bị tiểu đường, cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Tổ yến: Khoảng 5g yến tinh chế loại tươi hoặc 15g loại khô.
  • Hạt sen tươi hoặc: Khoảng 30g.
  • Táo tàu khô: Khoảng 8 quả.
  • Câu kỷ tử: Khoảng 10g.

Về cơ bản, công thức chưng yến với táo đỏ, hạt sen, câu kỷ tử thực hiện tương tự cách chế biến yến chưng tứ bảo phía trên, chỉ thay nhãn nhục, bạch quả bằng câu kỷ tử. Các bước thực hiện cụ thể không thay đổi nhiều.

Điều quan trọng nhất là không sử dụng đường phèn để hạn chế lượng Glucose và bổ dụng câu kỷ tử để ổn định đường huyết tốt hơn.

4. Cách chưng yến sào với nhụy hoa nghệ tây và mật ong

Món yến chưng nhụy hoa nghệ tây (saffron) cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Tổ yến tinh chế đã rút lông: Khoảng 5g loại tươi hoặc 15 loại yến khô.
  • Mật ong: Khoảng 2 – 3 thìa.
  • Saffron: Khoảng 8 – 10 sợi.

Cách chế biến cụ thể:

  • Bước 1: Sơ chế yến tương tự những công thức trên.
  • Bước 2: Cho yến vào vào thố chưng hoặc bát sứ có nắp đậy để chưng cách thủy trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Bước 3: Hòa mật ong với khoảng 150 – 200ml nước ấm và cho saffron và ngâm cùng. Sau khi yến chín cho phần nước mật ong và nhụy hoa nghệ tây vào chưng cùng yến thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp, cho ra chén và thưởng thức.
Cách chưng yến cho người già với saffron và mật ong
Cách chưng yến cho người già với saffron và mật ong

5. Cách chưng yến với táo tàu khô, hạt chia và đường phèn

Đây là món ăn thanh nhiệt, giải độc và giúp cơ thể tiêu hóa tốt, ngủ ngon giấc hơn. Để chế biến, trước hết bạn cần chuẩn bị:

  • Khoảng 5 yến sào tươi tinh chế hoặc 15g yến sào khô.
  • Khoảng 5 – 8 quả táo đỏ khô.
  • Khoảng 1 thìa nhỏ hạt chia
  • Đường phèn tùy khẩu vị và tình trạng đường huyết của người dùng.

Cách chưng yến cho người già với táo đỏ, hạt chia và đường phèn:

  • Bước 1: Sơ chế yến sào tương tự những công thức trên.
  • Bước 2: Cho đường phèn vào đun lửa nhỏ cùng khoảng 200ml nước cho đến khi đường tan hoàn toàn, sau đó cho tiếp táo đỏ khô vào (nên bổ đôi) vào đun thêm 10 phút với lửa nhỏ rồi tắt bếp. Tiếp theo cho hạt chia vào hỗn hợp và khuấy đều.
  • Bước 3: Cho tổ yến đã sơ chế vào trong thố chưng hoặc bát sứ có nắp để chưng cách thủy trong vòng 20 – 30 phút. Sau đó, mở nắp và cho thêm hỗn hợp táo tàu, đường phèn, hạt chia vào.
  • Bước 4: Đậy nắp và đun tiếp 5 phút thì tắt bếp và bắc ra ngoài, cho vào chén nhỏ là có thể sử dụng luôn.
Cách chưng yến với táo đỏ, hạt chia bổ dưỡng cho người già
Cách chưng yến với táo đỏ, hạt chia bổ dưỡng cho người già

6. Cách chưng yến với lá dứa thanh mát

Đây là món ăn cực tốt cho người già vào mùa hè để thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ sức khỏe.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món yến sào chưng lá dứa gồm:

  • Yến sào đã rút lông: Khoảng 5g yến tươi hoặc 15g yến khô.
  • Lá dứa tươi: Khoảng 5 lá.
  • Đường phèn: Có thể thêm tùy theo khẩu vị của mỗi người

Các bước chế biến món yến chưng lá dứa thanh mát cho mùa hè cụ thể là:

  • Bước 1: Sơ chế tổ yến như những công thức đã hướng dẫn trên.
  • Bước 2: Rửa sạch lá dứa rồi cắt thành từng khúc, cho vào nồi cùng 150 – 200ml nước cùng đường phèn đun với lửa nhỏ cho đường tan hết.
  • Bước 3: Yến sào đã ráo cho vào thố chưng hoặc bát sứ có nắp đậy để chưng cách thủy trong 20 – 30 phút thì cho hỗn hợp lá dứa vào trộn đều cùng yến. Sau đó, đun tiếp trong 5 phút rồi tắt bếp và cho ra chén nhỏ, sử dụng luôn khi còn ấm nóng.

Lưu ý cách sử dụng và bảo quản yến chưng cho người già tại nhà

Để đảm bảo công dụng và dinh dưỡng của yến chưng cho người già, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi chế biến, sử dụng và bảo quản sau:

  • Sau khi chưng tổ yến cho người già, nếu không sử dụng hết cần bảo quản yến đã chưng vào tủ lạnh và sử dụng trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, tốt nhất mỗi lần nên chưng 1 lượng vừa đủ và với những công thức trên không chỉ ông bà cha mẹ có thể sử dụng mà có thể dùng cho tất cả thành viên trong gia đình.
  • Nên sử dụng yến chưng vào sáng sớm khi đang đói bụng, lúc này cơ thể có thể hấp thụ tốt nhất dưỡng chất sau khi ăn yến sào. Hoặc có thể dùng yến trước khi đi ngủ khoảng 30 – 45 phút. Không nên dùng yến khi đang no, sau khi ăn.

Trên đây là những cách chưng yến cho người già để bạn đọc tham khao nhằm chế biến món ngon hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng để bồi bổ, nâng cao sức khỏe cho người dùng. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho ông bà, cha mẹ và người cao tuổi trong gia đình mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android