Đông Trùng Hạ Thảo Bị Mốc Phải Làm Gì? Bật Mí Cách Xử Lý Tốt Nhất
Đông trùng hạ thảo bị mốc là tình trạng thường gặp khi người dùng bảo quản không đúng cách. Đây là dược liệu rất đắt đỏ, vô cùng quý hiếm nên cần giữ cẩn trọng tránh gây mốc, hỏng rất lãng phí. Vậy nếu bị mốc, chúng ta có sử dụng đông trùng hạ thảo được nữa không và cần xử lý cũng như bảo quản thế nào cho đúng cách?
Các dấu hiệu cho thấy đông trùng hạ thảo bị mốc
Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý hiếm, đắt đỏ và khâu bảo quản cần được hết sức chú trọng. Trong quá trình bảo quản, nếu không biết cách có thể khiến đông trùng hạ thảo bị mốc, gây ảnh hưởng rất lớn đến giá trị dinh dưỡng của dược liệu.
Để có thể nhận biết được dược liệu này có bị mốc hay không, khi quan sát bạn cần dựa trên các dấu hiệu sau:
- Loại đông trùng hạ thảo khô bị mốc: Trên thân dược liệu sẽ xuất hiện những đốm mốc đen hoặc mốc trắng, xỉn màu, khi ngửi có cảm nhận thấy mùi ẩm mốc.
- Loại đông trùng hạ thảo tươi bị mốc: Loại này dễ mốc hơn dược liệu khô rất nhiều. Sau khi thu hoạch đông trùng hạ thảo tươi, nếu không sơ chế và bảo quản sẽ rất dễ bị lên các mốc trắng và có mùi ẩm mốc khó chịu. Ngoài ra có thể nhận biết bằng cách nhìn ngọn dược liệu bị đen và có biểu hiện thối nhũn. Trên thực tế, loại trùng thảo tươi khi bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn cũng chỉ được trong vòng 1 tháng nên hầu hết các sản phẩm đều phải qua sơ chế trước.
Dựa vào các dấu hiệu trên, người dùng có thể dễ dàng nhận ra dược liệu mình đang sử dụng có bị nấm mốc hay không.
Chia sẻ cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc
Do đông trùng hạ thảo quý và đắt đỏ nên nếu bị nhiễm mốc mà phải bỏ đi thì khiến người dùng rất tiếc nuối. Tuy nhiên, nếu vẫn cố tình sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc có nên tiếp tục sử dụng đông trùng hạ thảo bị mốc trắng hay không còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm mốc của dược liệu này.
Trong trường hợp dược liệu mới xuất hiện nấm mốc, người dùng phát hiện kịp thời, áp dụng cách xử lý khoa học thì có thể tiếp tục sử dụng. Nếu bị nấm nặng, tốt nhất bạn nên bỏ đi vì các vi khuẩn nấm mốc sẽ gây hại cho sức khỏe khi dùng.
Vậy trong trường hợp nấm mốc nhẹ, mức độ nhiễm mốc của đông trùng hạ thảo chỉ khoảng 5% thì nên xử lý như thế nào? Dưới đây là 5 bước để bạn tự khắc phục tại nhà:
- Bước 1: Cần lọc ngay những cá thể trùng thảo bị mốc và tách riêng ra khỏi phần dược liệu còn nguyên vẹn.
- Bước 2: Bạn lấy nước muối có nồng độ khoảng 20 đến 30% để rửa những cá thể bị mốc này.
- Bước 3: Tiếp tục chần đông trùng hạ thảo đã rửa nước muối trong nước ấm khoảng 60 độ.
- Bước 4: Sấy khô các cá thể này rồi đem đi phơi.
- Bước 5: Bảo quản dược liệu đã làm sạch vào túi nilon, hút chân không và để nơi thoáng khí, tránh ẩm ướt và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
Trên thực tế, nước muối và nước có nhiệt độ cao có thể tiêu diệt đến 95% vi khuẩn gây nấm mốc, nhưng nếu dược liệu bị nấm mốc quá nặng, bạn cũng không nên áp dụng cách này. Cách tốt nhất nên bỏ đi và sử dụng nguyên liệu khác. Vì thế chúng ta cần phải chú trọng đến việc bảo quản ngay từ đầu.
Hướng dẫn các cách bảo quản đông trùng hạ thảo
Hiện nay, trên thị trường đều có sẵn các loại đông trùng hạ thảo đã được sơ chế, bảo quản sẵn, thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, sau khi mua các sản phẩm này, bạn vẫn cần lưu ý đến các cách bảo quản sau đây để tránh bị nấm mốc.
Bảo quản trùng thảo bằng cách sấy khô, phơi khô
Đối với dòng đông trùng hạ thảo tươi, thời gian sử dụng thường chỉ kéo dài một tháng trong điều kiện bảo quản khoa học. Do vậy, nếu thu hoạch dược liệu số lượng lớn thì phương pháp phơi, sấy khô là cách bảo quản tối ưu nhất để tránh đông trùng hạ thảo bị mốc.
Với cách phơi, sấy khô để bảo quản, dược liệu này sẽ đảm bảo giữ được hàm lượng dinh dưỡng, kéo dài thời gian sử dụng, tránh nấm mốc gây hại. Hiện nay, máy móc công nghiệp đang dần thay thế phương pháp sấy bằng ánh sáng tự nhiên.
Sau khi sấy khô cần lưu ý:
- Bảo quản trong túi nilon kín, có thể hút chân không nếu có điều kiện và để nơi khô ráo, tránh ánh nắng, ẩm mốc.
- Bạn có thể nghiền dược liệu đã sấy khô thành dạng bột để bảo quản và sử dụng dễ dàng hơn.
- Việc sấy khô giúp giữ dược liệu lâu hơn nhưng bạn vẫn nên kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời nấm mốc, tránh tổn thất dược liệu.
Bảo quản trong tủ lạnh
Đây là cách bảo quản đơn giản nhất, phù hợp với sản phẩm dược liệu tươi, sử dụng ngắn ngày. Việc để dược liệu trong tủ lạnh có thể giữ được chất lượng tốt nhất trong 2 tuần.
Cách thực hiện:
- Bạn cho đông trùng hạ thảo tươi vào hộp đựng thực phẩm hoặc túi nilon được bọc kín.
- Để sản phẩm vào tủ lạnh có nhiệt độ từ 3 đến 4 độ C.
- Cần lưu ý phải bọc dược liệu thật kỹ để tránh vi khuẩn xâm nhập và tránh bị đóng đá.
Dùng túi được hút chân không
Khi bảo quản trong túi hút chân không, những vi khuẩn, tác nhân bên ngoài rất khó có thể xâm nhập vào. Đối với dòng dược liệu tươi, kết hợp sử dụng túi hút chân không và bảo quản trong tủ lạnh có thể kéo dài thời gian sử dụng trong 1 tháng.
Cách thực hiện:
- Khử khuẩn túi nilon sau đó cho dược liệu vào.
- Dùng máy hút chân không để hút không khí trong túi ra ngoài.
- Bảo quản túi đông trùng hạ thảo đã được hút chân không trong tủ lạnh.
Ngâm rượu tránh đông trùng hạ thảo bị mốc
Sử dụng rượu ngâm với đông trùng hạ thảo là phương pháp rất quen thuộc. Đây cũng là một cách giữ dược liệu này lâu hơn. Bạn có thể tự bảo quản đông trùng hạ thảo bằng cách ngâm rượu.
Cách thực hiện tại nhà như sau:
- Chuẩn bị 100gr dược liệu tươi, 1 lít rượu trắng 40 độ.
- Vệ sinh đông trùng hạ thảo sau đó xếp vào bình thủy tinh.
- Đổ rượu vào ngập dược liệu sau đó đậy kín miệng bình, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Sau khi ngâm khoảng 1 tháng có thể lấy ra sử dụng.
Ngâm với mật ong
Cũng giống như ngâm rượu, ngâm đông trùng hạ thảo với mật ong có thể bảo quản được dược liệu này trong thời gian dài.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 100gr trùng thảo tươi, xếp vào bình thủy tinh.
- Đổ khoảng 100gr mật ong nguyên chất vào bình đông trùng hạ thảo.
- Đậy nắp kín và bảo quản ở nơi khô thoáng trong vòng 7 ngày là có thể sử dụng.
Lưu ý cần biết khi bảo quản đông trùng hạ thảo
Giữ đông trùng hạ thảo đúng cách giúp tránh bị nấm mốc, còn nguyên được giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho người dùng. Trong quá trình bảo quản, người dùng cần lưu ý:
- Nên bảo quản và chế biến trùng thảo trong vật dụng bằng thủy tinh hoặc sứ, tránh các vật dụng bằng kim loại vì có thể gây ra phản ứng hóa học có hại.
- Nên mua đông trùng hạ thảo với lượng vừa phải, đảm bảo thời gian sử dụng thích hợp để tránh hiện tượng dư thừa gây nấm mốc.
- Khi tìm mua dược liệu này phải chú ý quan sát, tránh mua phải sản phẩm đã bị mốc từ trước.
- Trong quá trình bảo quản cần kiểm tra chất lượng dược liệu thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu nấm mốc nếu có. Từ đó có thể xử lý kịp thời sẽ giảm thiểu thiệt hại.
Nguyên nhân dẫn đến đông trùng hạ thảo bị mốc có thể là do cách bảo quản của người dùng chưa đúng. Tuy nhiên cũng là do đơn vị cung cấp khi bán ra thị trường, dược liệu chứa được làm khô hoàn toàn, tồn dư lượng nước nên khi tiếp xúc mới trường bên ngoài nhanh chóng bị mốc và biến đổi dược tính.
Việc sử dụng nhầm phải đông trùng hạ thảo bị mốc có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Do đó lưu ý quan trọng nhất chính là nên đặt mua dược liệu ở những địa chỉ uy tín, chính hãng, đảm bảo.
Trên đây là dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc cùng hướng dẫn một số cách bảo quản dược liệu này. Cất giữ dược liệu đúng cách quan trọng ngang với việc sử dụng như thế nào cho hiệu quả. Chính vì thế, người dùng cần hết sức chú ý và biết cách bảo quản tốt nhất, tránh để sản phẩm bị nấm mốc, hư hại.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!