Phật Thủ Ăn Được Không?
Phật thủ là một loại quả có họ hàng với cam và chanh, phần ruột chỉ có phần xốp như vỏ bưởi nên không thể ăn trực tiếp được. Bạn có thể sử dụng để ngâm rượu, làm siro chữa ho, hãm trà hoặc làm mứt, nấu cháo đều phù hợp.
Trong nhiều năm trở lại đây có rất nhiều gia đình sử dụng quả phật thủ để làm đồ trang trí bên cạnh mâm ngũ quả để mong cầu hạnh phúc, tài lộc cho gia đình. Vậy quả phật thủ ăn được không, tác dụng cụ thể của chúng đối với sức khỏe con người là gì? Hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp cho vấn đề trên.
Quả phật thủ ăn được không?
Để giải đáp cho câu hỏi quả phật thủ ăn được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về loại quả này. Theo quan niệm dân gian, quả phật thủ có hình dáng tương tự như bàn tay phật nên quả phật thủ mang ý nghĩa rất thiêng liêng. Chúng thường được trưng bày trên mâm ngũ quả vào những ngày Tết, ngày giỗ hoặc các ngày lễ cúng bái khác.
Phật thủ là một loại quả có họ hàng với cam và chanh, tuy nhiên chúng không phổ biến và được sử dụng nhiều như 2 loại trái cây này. Hoa phật thủ có mùi thơm, nhưng quả thì không có nước hay ruột bên trong. Cụ thể, phần ruột quả chỉ có phần xốp như vỏ bưởi nên không thể ăn trực tiếp được.
Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của nền ẩm thực Việt Nam, người ta vẫn có thể sử dụng loại quả này để tạo thành các nguyên liệu chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng khác. Đồng thời sử dụng trong các bài thuốc quý nhằm cải thiện và tăng cường sức khỏe. Trong đó, điển hình nhất vẫn là rượu phật thủ – thứ đồ uống dinh dưỡng đang được nhiều người áp dụng và yêu thích.
Tác dụng của quả phật thủ
Với những thành phần dưỡng chất đặc biệt, quả phật thủ mang tới cho người dùng những tác dụng đặc biệt như sau:
- Quả phật thủ ngâm rượu
Quả phật thủ muốn đem ngâm rượu trị bệnh cần phải rửa sạch để ráo và cắt phiến ngâm rượu trắng trong 7 – 10 ngày. Mỗi lần các bạn uống từ 40 – 50ml sẽ mang tới tác dụng điều trị các chứng rối loạn trầm cảm ức chế. Quả phật thủ ngâm rượu sẽ giúp trị đau bụng kinh, chữa ho đờm và viêm phế quản.
- Sử dụng như bài thuốc quý
Theo Đông y, quả phật thủ có vị đắng, chua và tính ấm nên mang tới công dụng điều trị các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau họng, viêm gan, tức ngực khó thở, đau mạng sườn,…
Những nghiên cứu dược lý này cho thấy phật thủ còn có thể dùng để giải trừ co thắt cơ trơn hoặc hạ huyết áp cũng như các cơn hen, từ đó giúp tăng cường chức năng tiêu hóa hiệu quả. Phật thủ còn chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, glycozit, dầu chanh.
Nếu dùng làm thuốc người ta thường thu hái quả chín về để thái dọc thành từng miếng mỏng rồi đem phơi khô. Liều dùng cho mỗi ngày là từ 4 – 8g, cùi quả đem phơi khô và sắc uống làm trà thuốc hoặc lấy vỏ quả ngâm rượu uống.
- Làm siro chữa ho
Quả phật thủ bên cạnh việc ngâm rượu thì chúng còn có thể làm siro ho cho trẻ nhỏ. Sau khi rửa sạch với nước muối trong vòng 30 phút, bạn vớt ra để ráo rồi bổ dọc theo múi, thái lát mỏng. Dùng đường phèn cho vào nồi đun cách thủy chảy loãng. Xếp một lớp phật thủ, cách một lớp mạch nha lần lượt cho tới khi đầy bát. Tiếp đó đun sôi cách thủy từ 1,5 – 2 tiếng cho tới khi phật thủ keo lại như mứt.
Sau khoảng thời gian trên, bạn tắt bếp, lọc nước siro phật thủ cho vào lọ để ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Cách làm này sẽ giúp giảm ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Hơn nữa cách làm cũng rất đơn giản và hữu hiệu với những người có bệnh về đường hô hấp nên được nhiều người yêu thích.
- Hãm trà
Lấy 10g phật thủ rửa sạch, thái nhỏ rồi cho nước sôi hãm uống thay nước chè mỗi ngày 1 lần. Phương pháp này thích hợp để sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy hơi, buồn nôn.
- Làm mứt từ quả phật thủ
Ít ai biết rằng, phật thủ cũng có thể làm mứt với hương vị mới lạ. Để thực hiện, bạn cần mang quả phật thủ đi rửa sạch, lau khô rồi thái thành những miếng hạt lựu có kích thước khoảng 1cm. Sau đó, cho vào nồi inox đáy dày hoặc hợp kim, đổ nước vào sao cho lượng nước gấp đôi lượng miếng phật thủ đã vào nồi rồi đậy vung và đun sôi.
Giảm lửa, mở vung khi nước sôi rồi tiếp tục đun trong 30 – 40 phút. Lúc này, phần nước sẽ còn xăm xắp với phần phật thủ thì để lửa vừa, cho thêm đường rồi đảo đều cho đường thấm kỹ vào phần thịt quả.
Các bạn đun cho tới khi nhiệt độ trong nồi đạt khoảng 110 độ để miếng phật thủ trở nên trong suốt, chuyển màu vàng thì tắt bếp. Sau đó để nguội rồi đổ mứt phật thủ vào lọ sạch đậy nắp kín. Nếu bảo quản tốt bạn có thể sử dụng mứt phật thủ trong vòng 1 năm.
Trường hợp muốn ăn miếng mứt phật thủ khô, bạn cần thấm miếng phật thủ lên giấy, rắc đường cho bột bám đều vào từng miếng phật thủ. Để qua đêm cho đường bám chặt vào từng miếng mứt rồi cất vào hộp kín ăn dần trong 6 tháng.
- Nấu cháo chữa chứng ho, sốt
Tác dụng của quả phật thủ là chữa ho sốt rất hữu hiệu. Các bạn có thể dùng 10g – 15g phật thủ cùng 60 – 80g gạo tẻ. Sau đó nấu phật thủ và lấy nước bỏ bã, nấu cùng với gạo tẻ cho tới khi cháo chín thì cho thêm đường trắng vào khuấy đều, đun sôi. Quả phật thủ nấu cháo sẽ mang lại hiệu quả hỗ trợ trị chứng ho, sốt, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi gây nên.
- Chữa đau dạ dày
Ngoài những công dụng nêu trên, quả phật thủ còn hỗ trợ chữa đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Theo đó, bạn lấy 15 – 20g phật thủ tươi, 6 – 10g phật thủ khô, thái lát mỏng hoặc tán vụn cho vào ấm, pha nước sôi và đậy nắp kín như pha trà. Để trong 10 – 15 phút rồi rót ra uống lúc nóng. Ngày một thang, bạn uống rải rác trong ngày thay cho trà hoặc nước lọc.
Với trường hợp đau dạ dày mạn tính, cách dùng quả phật thủ chữa bệnh được thực hiện như sau: Lấy 10g phật thủ khô cùng 6g hoa nhài cho vào ấm để pha nước sôi. Hãm trong 10 phút thì uống ngay sau đó thay cho nước trà. Ngày người bệnh duy trì uống một thang để gia tăng công dụng hỗ trợ điều trị.
- Chữa viêm gan truyền nhiễm
Dùng phật thủ khô 9g, bại tương thảo (tính theo 1 năm tuổi thì 1g), từ 10 tuổi trở lên thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1g. Chuẩn bị xong nguyên liệu thì bạn đem sắc với nước, pha đường rồi chia làm 3 lần uống trong ngày với mỗi liệu trình thích hợp nên dùng liên tục trong 10 ngày.
- Điều trị bệnh phụ nữ, bệnh tiêu hóa
Chưa hết, theo các nghiên cứu thì phật thủ còn mang tới hiệu quả trong việc giải quyết một số vấn đề về bệnh lý ở phụ nữ và bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa. Cụ thể:
- Đau bụng kinh: Bạn lấy khoảng 30gr quả phật thủ tươi cùng 6gr gừng tươi, 6gr đương quy, 30ml rượu gạo để sắc cùng nước uống.
- Cải thiện tình trạng ra khí hư: Dùng 30gr quả phật thủ tươi và 1 miếng lòng lợn non đã được làm sạch. Tiến hành ninh nhừ rồi sử dụng tuần 2 – 3 lần.
- Đau bụng do vị khí, can khí yếu kém: Chuẩn bị 6gr xuyên luyện tử, 6gr phật thủ, 9gr thanh bì sắc uống ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả giảm đau bụng được cải thiện đáng kể.
- Đầy hơi, ợ chua, chướng khí: Rửa sạch vỏ phật thủ tươi, ướp cùng với đường trắng rồi nhai từ từ sẽ giảm được tình trạng này.
- Ho có đờm: Dùng 30gr quả phật thủ – hoa phật thủ và 15gr đường phèn hấp cách thủy, ngày ăn 1 lần.
- Giã rượu: Lấy 30gr phật thủ tươi, sắc lên cho người đang say rượu uống để giải rượu, hạn chế tình trạng đau đầu.
- Đau bụng do lạnh bụng: Dùng 15gr hoa phật thủ khô, 30gr gạo tẻ rang thơm để sắc uống ngày 3 lần sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh tốt.
- Tiêu hóa kém: Thái lát 30gr phật thủ tươi, sắc lấy nước uống nhằm giúp cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Lưu ý khi sử dụng quả phật thủ
Bên cạnh việc quan tâm tới vấn đề phật thủ ăn được không thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Phật thủ ở chợ thường được tẩm hóa chất để quả chín vàng, giữ được lâu nên bạn không nên mua quả ở những nơi không rõ nguồn gốc. Bạn nên mua của người quen hoặc đích thân tới vườn chọn mua ngay trên cây là tốt nhất.
- Ngâm quả phật thủ trong nước muối ẩm khoảng 15 phút trước khi muốn chế biến món gì đó.
- Cần kiểm tra kỹ lưỡng những quả phật thủ sau khi cúng trên bàn thờ xem còn sử dụng được không để tránh trường hợp quả bị ung, thối, làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Những đối tượng bị nhiệt, âm hư thì không nên dùng quả phật thủ.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp xong thắc mắc phật thủ ăn có được không cùng những thông tin về tác dụng của chúng. Tuy phật thủ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh nhưng trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý để tránh gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!