Sau Sinh Không Nên Ăn Rau Gì Để Tránh Mắc Bệnh Hậu Sản, Mất Sữa
Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của các mẹ sau sinh, giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các mẹ cần kiêng một số loại rau nhất định để đảo bảo an toàn cho sức khỏe cũng như nguồn sữa cho con. Theo đó các mẹ nên tránh ăn lá lốt, rau muống, măng, mướp đắng, súp lơ xanh...
Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của các mẹ sau sinh, giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các mẹ cần kiêng một số loại rau nhất định để đảo bảo an toàn cho sức khỏe cũng như nguồn sữa cho con. Vậy sau sinh không nên ăn rau gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Sau sinh không nên ăn rau gì?
Sau sinh để tránh mất sữa và hậu sản mẹ bỉm cần kiêng những loại rau sau:
1. Lá lốt
Lá lốt là loại rau giúp tăng hương vị cho nhiều món ăn quen thuộc. Tuy nhiên, bà đẻ không nên ăn loại rau này. Theo quan niệm dân gian, sản phụ ăn lá lốt cho thể khiến lượng sữa giảm đáng kể.
Thêm vào đó, do có tính nóng nên ăn lá lốt sau sinh sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của mẹ đồng thời khiến sữa mẹ bị nóng, có thể dẫn tới tình trạng bé bỏ bú.
2. Rau muống
Rau muống chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là loại rau khiến các vết thương lâu lành hơn, dễ hình thành sẹo lồi. Do vậy, các mẹ cần kiêng ăn loại rau này trong thời gian ở cữ, nhất là các mẹ sinh mổ hay phải rạch tầng sinh môn. Hơn nữa, rau muống cũng có tính hàn, nên mới sinh ăn rau muống có thể khiến mẹ lạnh bụng, đau bụng.
3. Măng
Măng kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn nhưng đây cũng là thực phẩm có thể khiến sữa mẹ đổi mùi, giảm chất lượng và thậm chí mất sữa. Ngoài ra, măng cũng chứa hàm lượng cyanide rất cao, có thể chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN), là chất cực độc và có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Do vậy, các mẹ nên kiêng ăn măng sau sinh.
4. Mướp đắng
Trong mướp đắng có chứa vicine, là chất này gây nên những cơn đau đầu, đau thắt bụng… Bà đẻ sau sinh ăn mướp đắng có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng tới hệ miễn dịch.
5. Súp lơ xanh
Bà mẹ trong thời gian cho con bú nên hạn chế ăn súp lơ xanh do chúng có thể khiến bé bị kích thích, dễ cáu kỉnh hoặc khiến bé bị đầy hơi, khó tiêu. Ăn nhiều súp lơ sau sinh cũng có thể dẫn tới tình trạng thiếu sữa, mất sữa.
Sau sinh nên ăn rau gì?
Rau xanh là một trong những thành phần không thể thiếu trong thực đơn cho mẹ sau sinh. Bên cạnh những loại rau ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé cũng như khả năng tiết sữa của mẹ, các mẹ cần bổ sung một số loại rau sau:
1. Rau chân vịt
Rau chân vịt hay rau bina là loại rau giàu sắt có thể cải thiện tình trạng thiếu máu sau sinh ở các sản phụ. Rau chân vịt cũng chứa nhiều canxi, vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
2. Rau mồng tơi
Rau mồng tơi là loại rau giúp các bà mẹ cải thiện số lượng cũng như chất lượng sữa. Hơn nữa, loại rau này cũng chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho sản phụ…
3. Rau ngót
Rau ngót là món ăn “truyền thống” của các bà đẻ. Trong rau ngót chứa nhiều vitamin như A, B, C và canxi,… Những chất này giúp các mẹ tăng lượng sữa đồng thời giúp co bóp tử cung nhằm đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn, từ đó cũng giúp chống viêm nhiễm hiệu quả.
Có thể nói tìm hiểu về vấn đề sau sinh không nên ăn rau gì hay nên ăn rau gì rất quan trọng với các bà mẹ sau sinh. Lựa chọn đúng loại rau phù hợp có thể giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều các loại rau cần kiêng sẽ dẫn tới những hậu quả không mong muốn. Bởi vậy, các mẹ cần hết sức chú ý khi lựa chọn rau ăn hàng ngày.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!