Những Tác Hại Của Hoa Đậu Biếc Bạn Cần Biết
Hoa đậu biếc vốn có màu sắc đẹp mắt và có tác dụng hữu ích đối với sức khỏe như giúp an thần, giải độc cơ thể, giảm cân, ngăn ngừa tiểu đường, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, làn da… Nhưng bên cạnh đó, loài hoa này vẫn có những tác hại nhất định nếu dùng không đúng cách như: Gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, giảm khả năng hấp thụ thuốc với cơ thể, ...
Hoa đậu biếc vốn có màu sắc đẹp mắt và có tác dụng hữu ích đối với sức khỏe như giúp an thần, giải độc cơ thể, giảm cân, ngăn ngừa tiểu đường, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, làn da… Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại hoa này. Dưới đây là một số tác hại của hoa đậu biếc bạn cần phải đề phòng để tránh ‘rước họa vào thân’.
Một số tác hại của hoa đậu biếc thường gặp
Theo các tài liệu Y học cổ truyền, trong cây đậu biếc có chứa một lượng nhỏ các loại độc tố, tập trung ở phần rễ và hạt. Đây là những độc tố thường được dùng để điều chế các loại thuốc trị côn trùng hay rắn cắn, thuốc xổ và thuốc tẩy.
Trong khi đó, phần hoa thường được ứng dụng trong pha chế đồ uống, chế biến món ăn… Tuy nhiên, nếu dùng hoa đậu biếc cho những đối tượng không phù hợp, dùng quá liều…, một số tác hại của hoa đậu biếc thường gặp gồm có:
Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và đang hành kinh
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong hoa đậu biếc chứa rất nhiều chất anthocyanin. Đây là hợp chất chống oxy hóa, góp phần phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả nhưng lại có khả năng ức chế tính ngưng kết tiểu cầu, làm giãn cơ trơn mạch máu. Từ đây, tác hại của hoa đậu biếc là thúc đẩy sự co bóp tử cung, không phù hợp với phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh bởi dễ làm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe.
Gây lạnh bụng – Tác hại của hoa đậu biếc khá nguy hiểm
Trong Đông y, hoa đậu biếc có tác dụng giảm thiểu cảm giác âu lo, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm dịu và dưỡng da săn chắc… Tuy nhiên, chúng lại mang tính hàn nên dễ gây lạnh bụng cho người sử dụng. Với những người đang bị hoặc có tiền sử bị huyết áp thấp và đường huyết thấp, các bạn không nên dùng nhiều kẻo gây ra tình trạng choáng váng và chóng mặt, buồn nôn.
Giảm tác dụng của thuốc
Cũng do trong hoa đậu biếc chứa nhiều chất anthocyanin, từ đây tác hại của hoa đậu biếc thường gặp là làm ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu, khiến thuốc mất đi tác dụng.
Do đó, theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, người đang có vấn đề về khả năng đông máu, đang uống thuốc chống đông máu thì nên tránh dùng loại trà hoa này.
Không tốt khi sử dụng cho người già và trẻ nhỏ
Với những bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt đang có bệnh nền mạn tính, việc dùng thêm bất cứ thực phẩm nào chứa hoạt chất anthocyanin như hoa đậu biếc đều cần hết sức thận trọng.
Trong khi đó, với trẻ nhỏ, do cơ thể của trẻ vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên cũng không phù hợp để sử dụng loại trà hoa này.
Ảnh hưởng đến người sắp phẫu thuật
Với những người đang điều trị bệnh, các bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác hại của hoa đậu biếc. Riêng những người sắp phẫu thuật, dù tiểu phẫu hay đại phẫu cũng không nên dùng hoa đậu biếc. Sau này, khi cơ thể hồi phục, các bạn có thể sử dụng trở lại theo sự tư vấn của chuyên gia.
Hướng dẫn sử dụng giúp giảm tác hại của hoa đậu biếc
Để giảm thiểu những tác hại của hoa đậu biếc đối với sức khỏe, việc sử dụng cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:
- Chỉ pha trà hoa đậu biếc bằng nước ấm: Việc sử dụng nước quá nóng để pha trà sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của trà cũng như ảnh hưởng xấu đến thực quản, hệ tiêu hóa và răng lợi. Các bạn nên lưu ý rằng, nhiệt độ thích hợp để pha trà là khoảng 75 độ C.
- Không dùng trà hãm quá lâu: Nếu bạn uống trà đã pha quá lâu, đặc biệt để trên 3 tiếng đồng hồ sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Bởi lẽ lúc này những chất chống oxy hóa trong trà hoa đậu biếc bị mất dần khiến vi khuẩn có điều kiện bắt đầu sinh sôi, nảy nở.
- Sử dụng với lượng vừa phải: Việc sử dụng hoa đậu biếc quá liều sẽ khiến người dùng bồn chồn, lo lắng, khó tiêu, tăng nhịp tim, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Mỗi ngày các bạn chỉ nên uống 1 – 2 tách trà với lượng pha từ 1-2 bông/tách trà.
- Không coi hoa đậu biếc là thuốc, có tác dụng chữa bệnh: Với những người bị bệnh, đang điều trị bệnh, các bạn tuyệt đối không nên chủ quan, lạm dụng hoa đậu biếc sẽ khiến bệnh tình thêm nặng đến mức không thể cứu chữa.
Với một số thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về tác hại của hoa đậu biếc cũng như hướng dẫn sử dụng đúng cách, giúp sản phẩm phát huy tốt nhất công dụng của mình. Các bạn hãy nhớ tìm mua hoa ở những địa chỉ có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh việc lẫn tạp chất…. Đây đều là những yếu tố có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!