Uống Gì Bớt Chóng Mặt? 5 Loại Đồ Uống Giúp Bạn Luôn Tỉnh Táo
Uống gì bớt chóng mặt là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Theo lời khuyên từ chuyên gia, khi bạn có biểu hiện quay cuồng, mệt mỏi rã rời thì có thể uống trà gừng, nước đường, nước pha mật ong… để cải thiện tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về các loại đồ uống này.
Uống gì bớt chóng mặt là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Theo lời khuyên từ chuyên gia, khi bạn có biểu hiện quay cuồng, mệt mỏi rã rời thì có thể uống trà gừng, nước đường, nước pha mật ong… để cải thiện tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về các loại đồ uống này.
Uống gì bớt chóng mặt?
Hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng là biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan đến rối loạn tiền đình, hạ đường huyết, thiếu máu, đột quỵ… Chóng mặt không quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng đó kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, nó còn là nguyên nhân gây tai nạn thậm chí tử vong do cơ thể mất thăng bằng và ngã.
Vậy uống gì bớt chóng mặt? Dưới đây là 5 loại đồ uống tốt cho sức khỏe bạn có thể tham khảo:
Trà gừng và nước gừng
Theo quan điểm y học cổ truyền, gừng có vị ấm, cay nồng có công dụng thư giãn mao mạch, tán hàn ôn trung, tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ tiêu hóa. Chính vì vậy, người ta thường dùng gừng để làm vị thuốc chữa các bệnh huyết áp thấp, cảm, rối loạn tiêu hóa, tiền đình, ho do viêm phế quản cấp, mạn tính…
Theo y học hiện đại, gừng chứa nhiều hoạt chất Gingerol và Zingiberene có tác dụng lưu thông khí huyết, tăng cường vận chuyển máu lên não. Vậy nên, khi đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp người ta thường uống trà gừng.
Một điều đặc biệt nữa, gừng khá rẻ tiền, dễ kiếm nên bạn có thể dễ dàng dùng nó làm thuốc ngay trong những trường hợp khẩn cấp. Để làm một cốc trà gừng bổ dưỡng, bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau:
- Chuẩn bị 400ml nước ấm, 2 lát gừng được giã chín 2 thìa đường.
- Hòa tan các gia vị trên với nhau, khuấy đều.
- Uống làm nhiều ngụm nhỏ.
Nước pha mật ong
Hoa mắt, chóng mặt có thể là biểu hiện báo động người bạn đang thiếu dưỡng chất, suy nhược cơ thể. Vậy biện pháp nhanh nhất giúp bạn tỉnh táo hơn là cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Theo nghiên cứu, mật ong chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: Photpho, canxi, sắt, vitamin B,C, magie…và có tác dụng cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do mới ốm dậy…
Để có được 1 cốc nước pha mật ong, bạn chỉ cần chuẩn bị 3 -5 thìa mật ong hòa cùng 300ml nước ấm. Nếu thích, bạn có thể thêm ít chanh hoặc dấm táo vào để nước uống được ngon hơn.
Uống gì bớt chóng mặt – Nước chanh
Vitamin C là một loại dưỡng chất hàng đầu giúp giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu. Mỗi ngày, bạn chỉ cần nạp 600mg Vitamin C cùng việc ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý thì chỉ sau 2 tháng, các triệu chứng trên sẽ được cải thiện rõ rệt.
Và chanh là một trong những loại quả chứa nhiều Vitamin C nhất. Do vậy, khi có biểu hiện say sẩm mặt mày, hoa mắt, bạn có thể uống 1 cốc nước đường chanh là cơ thể sẽ cảm thấy tỉnh táo, khỏe khoắn hơn rất nhiều. Ngoài chanh, bạn có thể bổ sung vitamin C qua các nguồn khác như: Bưởi, cam, kiwi, ổi, vitamin C tổng hợp…
Uống gì bớt chóng mặt – Nước đường
Đường không chỉ là một gia vị giúp món ăn, nước uống trở nên ngon hơn mà mà còn rất tốt cho sức khỏe con người. Đường có tác dụng tăng lượng đường trong máu, làm ấm cơ thể. Từ đó, giúp người bệnh thoải mái hơn, ngăn ngừa các cơn chóng mặt, kiệt sức.
Việc pha đường vào nước sẽ giúp dưỡng chất thẩm thấu vào cơ thể nhanh hơn cũng như giúp cho quá trình nạp vào cơ thể dễ dàng hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1-2 thìa đường pha cùng 400ml nước ấm là bạn đã có một bài thuốc chống quay cuồng đầu óc rất tốt rồi.
Nước lọc
Thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng chóng mặt, đầu óc quay cuồng. Do nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển chất nên nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ làm giảm huyết áp, thiếu máu lên não và gây ra các biểu hiện đau đầu, hoa mắt.
Do vậy, những người bị huyết áp thấp, người phải lao động vất vả trong môi trường nóng lực, mất nước thì cần phải uống nước thường xuyên. Theo khuyến cáo của chuyên gia, người trưởng thành nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Nên uống nước làm nhiều lần, mỗi lần 1-2 cốc.
Người bị chóng mặt nên bổ sung những vitamin gì?
Đau đầu, chóng mặt khiến bạn mệt mỏi, không tập trung gây ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của bạn. Để cải thiện tình trạng đó, người bệnh nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, sinh hoạt điều độ, hợp lý. Đặc biệt, cần chú trọng bổ sung một số loại vitamin sau:
- Vitamin E: Vitamin E có tác dụng đảm bảo tính đàn hồi của cách mạch máu. Nhờ đó, giúp máu được lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng chóng mặt do thiếu máu. Vitamin E có nhiều trong trái Kiwi, quả hạch, rau bina, mầm lúa mì…
- Vitamin D: Vitamin D đã được chứng minh có khả năng cải thiện tình trạng mệt mỏi, chóng mặt lành tính do tư thế (bệnh BPPV). Đó là khi bạn thay đổi tư thế đứng lên, ngồi xuống đột ngột khiến máu không kịp lưu thông lên não dẫn tới mất cân bằng vận động. Một số loại thực phẩm giàu vitamin D là: Cá, sò, trứng, đậu nành, ngũ cốc..
- Sắt: Sắt được xem là thành phần chính tạo nên Hemoglobin- thành phần chính của tế bào hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào. Thực tế có 70% lượng sắt được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu và ¼ tế bào cơ thể người là tế bào hg cầu. Do vậy, đây là hoạt chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người đặc biệt là những người mắc các bệnh lý về máu. Một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt là: Thịt gia cầm, đậu, thịt đỏ, rau củ màu xanh lá cây đậm…
- Vitamin C: Theo công bố từ hiệp hội Meniere, vitamin C có khả năng làm giảm triệu chứng chóng mặt ở người mắc bệnh Meniere. Do vậy, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm chứa vitamin C vào thực đơn của mình để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C là: Cam, bưởi, dâu tây, ớt chuông…
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích giúp bạn trả lời câu hỏi “Uống gì bớt chóng mặt”. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp tạm thời, không có khả năng điều trị bệnh tận gốc. Nếu tình trạng bệnh kéo dài thường xuyên, người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm ra phương án chữa trị phù hợp, nhanh nhất, tránh làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!