Uống Gì Cho Kinh Nguyệt Ra Nhiều? 10 Đồ Uống Điều Hòa Kinh Nguyệt
Đôi khi lượng máu kinh trong chu kỳ ra ít khiến chị em lo lắng và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Nếu chị em đang băn khoăn “uống gì cho kinh nguyệt ra nhiều”, thì hãy tham khảo 10 công thức làm đồ uống bổ dưỡng, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả dưới đây.
Đôi khi lượng máu kinh trong chu kỳ ra ít khiến chị em lo lắng và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Nếu chị em đang băn khoăn “uống gì cho kinh nguyệt ra nhiều”, thì hãy tham khảo 10 công thức làm đồ uống bổ dưỡng, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả dưới đây.
Nên uống gì cho kinh nguyệt ra nhiều?
Trung bình mỗi phụ nữ khỏe mạnh mất từ 50 đến 80ml máu trong kỳ kinh nguyệt. Lượng máu ít hơn 20-30ml, thời gian hành kinh ít hơn 2 ngày được gọi là tình trạng thiểu kinh. Để cải thiện tình trạng này chị em cần xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung thêm 10 loại đồ uống sau đây.
Uống nhiều nước
Nước đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của con người, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và thải độc khỏi cơ thể. Bổ sung đủ nước trong kỳ kinh nguyệt hỗ trợ ngăn ngừa chuột rút và giảm cảm giác khó chịu.
Trong những ngày “đèn đỏ” chị em mất một lượng máu nhất định nên sẽ cảm thấy mệt mỏi uể oải. Đồng thời, các cơn co thắt tử cung gây ra cảm giác đau đớn tại vùng bụng dưới. Lúc này, bổ sung đủ nước giúp chị em cảm thấy thoải mái, tỉnh táo và giảm đau hiệu quả.
Để kinh nguyệt ra nhiều, bạn hãy uống từ 2-2.5 lít nước ấm mỗi ngày. Lưu ý chỉ dùng nước ấm, không uống nước lạnh vì có thể khiến tình trạng đau bụng dưới trở nên nghiêm trọng hơn.
Nước gừng
Gừng có tính ấm, giúp giảm đau, chống viêm, rất tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt. Theo kết quả nghiên cứu, gừng tác động trực tiếp vào việc sản sinh hormone prostaglandin có khả năng loại bỏ các mô lót của tử cung. Chính vì vậy trong Đông y, gừng được dùng để giúp kinh nguyệt ra nhiều giảm đau và điều hòa kinh nguyệt rất hiệu quả.
Chuẩn bị: Gừng tươi, mật ong và nước nóng.
Thực hiện:
- Bóc vỏ gừng tươi, nghiền nát và ngâm trong nước ấm
- Khi nước chuyển sang màu vàng nhạt thì lọc bỏ bã, khuấy thêm 1 thìa mật ong, uống khi đang còn ấm.
- Mỗi ngày nên uống 1-2 lần, kết hợp dùng gừng pha rượu để massage xung quanh bụng, giúp kinh nguyệt ra đều và giảm đau hiệu quả.
Uống gì cho kinh nguyệt ra nhiều – Nước dừa
Nước dừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Theo Đông y, nước dừa có vị ngọt, tính bình, giúp giải nhiệt và khử phong hiệu quả. Đặc biệt, vitamin C bão hòa trong nước dừa có tác dụng làm loãng kinh nguyệt, hạn chế tính trạng tích tụ và vón cục, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống nước dừa trước kỳ kinh nguyệt vài ngày. Mỗi ngày uống từ 1-2 cốc, không nên uống lạnh. Lưu ý, không nên lạm dụng nước dừa vì có thể gây phản tác dụng, đặc biệt không uống nước dừa vào ban đêm vì có thể gây đau bụng, khiến cơ thể không thoải mái.
Uống sữa bổ sung dinh dưỡng
Trong sữa chứa hàm lớn canxi, protein và vitamin, đặc biệt tốt cho phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt. Bổ sung sữa hằng ngày giúp cân bằng nồng độ hormone nội sinh, hỗ trợ lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng trễ kinh, giúp kinh nguyệt ra nhiều và đều đặn.
Không chỉ vậy, thường xuyên uống sữa cũng giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch, giảm hiện tượng đau bụng kinh, giúp chị em cảm thấy thoải mái trong những ngày “đèn đỏ”. Lưu ý, bạn nên uống sữa ấm, tuyệt đối không uống sữa lạnh vì có thể gây đau bụng nghiêm trọng.
Sữa đậu nành
Với thắc mắc uống gì cho kinh nguyệt ra nhiều không thể bỏ qua sữa đậu nành. Bởi sữa đậu nành là loại “thực phẩm vàng” cho sức khỏe và nội tiết tố của phụ nữ. Trong đậu nành chứa nhiều thành phần có lợi cho nội tiết, đặc biệt là isoflavone – một estrogen thực vật có khả năng liên kết với estrogen tự nhiên trong cơ thể.
Thường xuyên uống sữa đậu nành giúp cải thiện quá trình sản sinh nội tiết tố, tăng cường chức năng sinh lý nữ. Đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp máu kinh ra nhiều và đều đặn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu nành còn giúp cải thiện sự dẻo dai, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho cơ thể. Bạn có thể thêm các chế phẩm từ sữa đậu nành vào khẩu phần ăn, hoặc tự làm sữa đậu nành để uống theo công thức sau:
Chuẩn bị: 200g đậu nành, 1.5 lít nước sôi để nguội, 3-4 lá dứa.
Thực hiện:
- Rửa sạch đậu, ngâm nước trong khoảng 8 giờ để đậu nở ra, sau đó sạch nhiều lần và đãi bỏ vỏ.
- Cho đậu vào máy xay nhuyễn, thêm nước vào và dùng nồi nấu với lửa lớn. Khuấy đều để đậu không bị lắng xuống đáy nồi, khi sữa sôi thì vặn nhỏ lửa và nấu tiếp 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Để sữa nguội bớt rồi lọc bỏ bã, thêm nước và lá dứa vào nồi nấu sôi lên lần nữa là hoàn thành.
Uống gì cho kinh nguyệt ra nhiều – Nước ép cần tây
Cần tây là loại thực phẩm vô cùng đặc biệt, vì trong loại rau này có rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như: vitamin A, vitamin B, vitamin C, khoáng chất, các axit amin, alhydrid sedanonic, limonen D,… Đặc biệt cần tây chứa rất ít calo và hầu như không chứa chất béo, không gây bất cứ tác hại nào lên cơ thể người.
Chị em có thể thêm các món ăn từ cần tây vào thực đơn, hoặc làm nước ép cần tây để giảm đau bụng kinh, cải thiện tình trạng thiểu kinh, giúp kinh nguyệt ra nhiều hơn. Mỗi tuần uống từ 3-4 cốc nước ép cần tây sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Công thức như sau:
Chuẩn bị: 250gr rau cần tây và 100ml nước lọc.
Thực hiện:
- Nhặt cần tây, dùng dao gọt bỏ phần rễ, đem rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 5 phút. Sau đó, vớt ra rửa lại bằng nước sạch rồi cắt khúc cho vừa với máy ép.
- Cho cần tây vào máy ép lấy nước cốt, sau đó pha loãng với nước lọc và thưởng thức.
Nước giấm táo
Táo chứa nhiều vitamin, chất xơ và các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Tác dụng chính của táo là hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp nhiều sắt giúp bổ máu và hạn chế tình trạng thiếu máu do hành kinh.
Bạn có thể ăn táo tươi hoặc uống nước giấm táo để kinh nguyệt ra nhiều, rút ngắn kỳ kinh. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần pha 1 thìa giấm táo với 1 ly nước, uống 2-3 lần mỗi ngày trước kỳ kinh.
Uống trà thảo mộc
Trong Đông y có nhiều loại trà thảo mộc tăng cường sức khỏe và điều hòa kinh nguyệt cho nữ giới. Bạn có thể tìm mua một số loại thảo mộc làm dịu cơn đau bụng kinh và rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt. Một số loại bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc Đông y là: trà hoa cúc, trà kỷ tử, trà táo đỏ, trà long nhãn…
Cách sử dụng trà thảo mộc rất đơn giản, bạn chỉ cần hãm với nước ấm và uống hằng ngày là được. Lưu ý, dù trà thảo mộc có tác dụng tốt nhưng không nên lạm dụng quá nhiều, tránh phản tác dụng.
Uống nước ép đu đủ
Đu đủ rất giàu dinh dưỡng, an toàn tuyệt đối với sức khỏe của người sử dụng. Thành phần enzyme papain trong đu đủ chín có khả năng làm mềm tử cung, làm loãng kinh nguyệt, hỗ trợ khí huyết lưu thông. Chính vì vậy đu đủ thường xuyên được dùng để điều hòa kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt ra nhiều và hạn chế tình trạng đau tức bụng.
Chị em có thể ăn đu đủ chín hoặc làm nước ép đu đủ để uống mỗi ngày. Công thức như sau:
Chuẩn bị: 1 quả đu đủ chín và nước cốt nửa quả chanh tươi.
Thực hiện:
- Rửa sạch đu đủ, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành các miếng vừa ép.
- Cho đu đủ vào máy ép lấy nước cốt, đổ ra cốc, cho thêm nước cốt chanh và thưởng thức.
Uống gì cho kinh nguyệt ra nhiều – Nước chanh ấm
Chanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất, loại quả này còn chứa hàm lượng axit rất cao. Uống nước chanh trong kỳ kinh nguyệt thúc đẩy nội mạc tử cung bong ra nhanh chóng, khiến kinh nguyệt ra nhiều và đều đặn, giúp rút ngắn thời gian hành kinh.
Chuẩn bị: 1 quả chanh tươi, mật ong và nước ấm.
Thực hiện:
- Vắt nước cốt chanh.
- Pha nước cốt chanh cùng mật ong và nước ấm, có thể điều chỉnh vị chua ngọt tùy theo khẩu vị của mỗi người.
- Nên uống nước chanh thường xuyên, lưu ý không uống lạnh vì có thể gây ra cơn đau trong kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý để có kỳ kinh nguyệt dễ chịu
Biểu hiện trong kỳ kinh nguyệt ở mỗi chị em thường không giống nhau, có người “đau quằn quại” nhưng cũng có người cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng. Để có kỳ kinh nguyệt thoải mái, dễ chịu, chị em nên cố gắng nâng cao sức khỏe tổng thể và lưu ý một số điều như sau:
- Trong những ngày hành kinh, chị em nên bổ sung thêm các loại thực phẩm và rau củ quả giàu magie, vitamin E, vitamin B6, vitamin C kẽm, sắt, chất xơ và các loại khoáng chất khác.
- Hạn chế ăn các món ăn lạnh, cay nóng, dầu mỡ, đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffeine và các chất kích thích khác.
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể uống thêm các loại nước ép, sinh tố trái cây và sữa giàu dinh dưỡng.
- Nên vận động nhẹ nhàng trong kỳ kinh nguyệt, tuyệt đối không nằm một chỗ cả ngày vì khiến khí huyết kém lưu thông, gây đau bụng và mệt mỏi. Mặt khác, không nên vận động mạnh vì có thể gây choáng, mệt mỏi và thiếu máu.
- Luôn giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, mỗi lần thay băng vệ sinh nên rửa sạch vùng kín, lau khô rồi mới thay băng mới. Điều này giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, giữ vùng nhạy cảm luôn khỏe mạnh.
- Khi thấy có dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh nguyệt như: đau dữ dội lâu ngày không giảm, chóng mặt, nôn mửa, ngất xỉu,… bạn nên nhanh chóng đi khám để xác định nguyên nhân, kịp thời phát hiện bệnh lý liên quan và có phương án điều trị kịp thời.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “uống gì cho kinh nguyệt ra nhiều”. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, chị em nên xây dựng cho mình lối sống khoa học, điều độ để cải thiện sức khỏe và giúp kỳ kinh nguyệt trở nên dễ chịu hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!