Uống Gì Cho Trẻ Đi Tiêm Không Sốt, Không Đau

Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ như sốt và sưng đau tại chỗ tiêm. Các phản ứng này thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, mức độ khá nhẹ và sẽ tự hết sau 1-3 ngày. Vì lo lắng tình trạng đau sốt trở nên nghiêm trọng, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn “nên uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt”, để biết câu trả lời mời bạn tham khảo bài viết sau.

Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ như sốt và sưng đau tại chỗ tiêm. Các phản ứng này thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, mức độ khá nhẹ và sẽ tự hết sau 1-3 ngày. Vì lo lắng tình trạng đau sốt trở nên nghiêm trọng, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn “nên uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt”, để biết câu trả lời mời bạn tham khảo bài viết sau.

10 loại đồ uống giúp trẻ không bị sốt sau khi tiêm

Có nhiều cách và mẹo hay để giúp trẻ không bị đau sốt sau khi tiêm vaccine phòng bệnh. Sau đây là 10 loại đồ uống giúp giảm tác dụng phụ sau tiêm.

Uống sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ nhỏ, nếu bé vẫn chưa cai sữa thì bạn nên cho bé bú trước khi tiêm phòng. Bé được cung cấp sữa sẽ đầy đủ sẽ có thể lực và sức đề kháng tốt hơn. Khi vaccin chứ virus bất hoạt được đưa vào cơ thể sẽ ít gây ra tác dụng phụ, hoặc gây ra tác dụng phụ ở mức độ nhẹ hơn. Vì vậy có thể hạn chế được tình trạng sốt và sưng đau ở vị trí tiêm của trẻ.

Sữa mẹ giúp ngăn ngừa và làm dịu cơn sốt sau tiêm
Sữa mẹ giúp ngăn ngừa và làm dịu cơn sốt sau tiêm

Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt – Nước lọc

Cách hạ sốt đơn giản nhất là bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi sốt nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn đến mệt mỏi và mất nước, cha mẹ nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt.

Cho trẻ uống nước đường

Nước đường có vị ngọt, dễ uống, có tác dụng “đánh lừa” trẻ để giảm bớt cơn đau. Vì vậy khi đưa trẻ đi tiêm phòng, bạn có thể pha đường với nước sôi để nguội cho bé uống.

Nguyên liệu: Đường trắng, 150ml nước lọc.

Thực hiện:

  • Bạn pha khoảng 1-2 thìa cà phê đường vào cốc nước ấm 50 độ.
  • Khuấy đều cho tan hết đường và cho trẻ uống.
  • Mỗi ngày uống 1-2 cốc nước đường sẽ giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng.

Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Trẻ bị sốt sẽ ngán ăn và không cảm thấy đói, vì vậy bạn không nên ép trẻ ăn. Thay vào đó, hãy dỗ trẻ uống các loại thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng như: sữa, súp, cháo và các món ăn lỏng. Các loại thực phẩm này vừa dễ ăn vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, cân bằng chất lỏng trong cơ thể, tránh tình trạng mệt mỏi kiệt sức, giúp trẻ đẩy lùi các tác dụng phụ của vaccine.

Cho trẻ ăn súp gà để bổ sung dinh dưỡng, hạn chế sốt
Cho trẻ ăn súp gà để bổ sung dinh dưỡng, hạn chế sốt

Nước sắn dây

Sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, phụ huynh có thể cho trẻ uống để ngăn ngừa và giảm các cơn sốt. Tốt nhất là nên cho bé uống bột sắn dây nấu chín, không cho bé uống nước sắn dây sống vì có thể gây đau bụng đầy hơi.

Nguyên liệu: 20g sắn dây, 100ml nước lọc.

Thực hiện:

  • Cho bột sắn dây vào nấu cùng nước lọc, quấy đều cho bột chín quện vào nhau.
  • Cho các bé lớn ăn trực tiếp, hoặc mẹ ăn trước khi cho em bé bú.

Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt – Lá nhọ nồi

Uống nước lá nhọ nồi hạ sốt là một mẹo dân gian được ông cha ta lưu truyền từ bao đời nay. Loại dược liệu này có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng thanh can nhiệt và hạ sốt rất tốt. Có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em.

Nguyên liệu: Lá nhọ nồi (cỏ mực) và nước sạch.

Thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá nhọ nồi, tráng qua nước sôi để nguội rồi đợi cho ráo nước.
  • Khi thấy trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt thì giã nhỏ nắm lá đã chuẩn bị, chắt lấy một phần nước để đun sôi cho trẻ uống.
  • Phân bã lá nhọ nồi đem đắp lên thóp và gan bàn chân của trẻ, nếu như trẻ sốt cao thì dùng nước ấm để lau người nhưng chú ý không được để nước rớt lên người trẻ.
Giã nhọ nồi lấy nước cốt để giảm đau sốt cho trẻ
Giã nhọ nồi lấy nước cốt để giảm đau sốt cho trẻ

Bù điện giải

Để trẻ không bị mất nước do sốt, ngoài việc cho trẻ uống đủ nước thì phụ huynh cũng nên bù điện giải cho trẻ. Với những trẻ đã cai sữa, tốt nhất là cho trẻ uống gói Oresol dành cho trẻ em hoặc ăn cháo muối loãng để bù lượng nước và muối bị mất khi đổ mồ hôi. Bạn có thể dễ dàng mua được Oresol ở mọi nhà thuốc, dược sĩ sẽ hướng dẫn cách pha và liều lượng phù hợp với độ tuổi của bé nhà bạn.

Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt – Nước lá tía tô

Theo Đông y, lá tía tô có khả năng giải động, giải cảm, hạ sốt, trừ phong hàn. Đặc biệt, loại lá này rất lành tính nên thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Uống nước lá tía tô tươi là một mẹo phòng ngừa sốt và sưng đau chỗ tiêm ở trẻ nhỏ.

Đối với những bé còn nhỏ, đang còn bú sữa mẹ thì mẹ nên uống nước lá tía tô để hoạt chất trong lá truyền sang cơ thể bé qua sữa. Cách làm này an toàn cho bé, mà tác dụng ngừa sốt và giảm cũng tương đương như khi cho trẻ uống nước lá trực tiếp.

Chuẩn bị: 1 nắm ngọn lá tía tô, muối và nước nóng.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá tía tô.
  • Cho lá vào máy xay, xay nhuyễn, sau đó chắt lấy nước cốt, bỏ bã.
  • Pha nước cốt với một cốc nước nóng, cho thêm vào hạt muối và quấy đều, đợi nước còn ấm thì mẹ uống trực tiếp.
Lá tía tô là bài thuốc hạ sốt lành tính
Lá tía tô là bài thuốc hạ sốt lành tính

Đối với các bé đã cai sữa, bạn có thể cho bé uống trực tiếp nước lá tía tô với liều lượng rất nhỏ. Lưu ý không cho trẻ uống quá nhiều vì có thể gây phản tác dụng.

Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô tươi, muối và nước sạch.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá tía tô, ngâm trong nước muối loãng, sau đó vớt ra để ráo.
  • Xay hoặc giã nhuyễn lá tía tô, chắt lấy nước cốt, bỏ bã.
  • Pha loãng nước cốt với một chén nhỏ nước ấm, cho bé uống trực tiếp.

Nước đậu đen

Đậu đen có tác dụng thanh nhiệt, ngăn ngừa và làm dịu các cơn sốt. Phụ huynh nên cho bé uống nước đậu đen sau khi tiêm phòng để nhanh chóng đẩy lùi cơn sốt.

Nước đậu đen giúp trẻ hạ sốt
Nước đậu đen giúp trẻ hạ sốt

Nguyên liệu: Đậu đen và nước lọc.

Thực hiện:

  • Rang đậu đen chín đến.
  • Cho thêm nước lọc vào đậu, đem hầm nhừ.
  • Mẹ lọc lấy nước uống trước khi cho bé bú. Đối với trẻ lớn hơn thì nên chia nước đậu đen thành các lượng nhỏ, cho trẻ uống nhiều bữa trong ngày.

Thuốc hạ sốt

Khi trẻ sốt cao trên 39 độ mới cần dùng thuốc hạ sốt, thuốc sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt nhanh chóng, ngăn ngừa tình trạng bé bị mệt mỏi và mê man. Một số phụ huynh có tâm lý cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay sau khi tiêm để “dự phòng” khi trẻ sốt, nhưng điều này là không cần thiết, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho bé.

Sau khi trẻ được được phòng, phụ huynh nên lau mát cho bé, không nên mặt bỉm để tránh gây nóng đổ mồ hôi, dẫn đến mất nước. Bé bị sốt và chỗ tiêm bị sưng đau là phản ứng bình thường, có thể tự khỏi, vì vậy cha mẹ không nên quá lo lắng

Một số lưu ý giúp đảm bảo an toàn cho bé khi tiêm phòng

Các kinh nghiệm trên đã được nhiều phụ huynh áp dụng và thành công, tuy nhiên kết quả còn phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng bé. Vì vậy để việc tiêm phòng của trẻ được an toàn và thuận lợi, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Nên cho trẻ tiêm vào buổi sáng để nếu có phản ứng phụ thì dễ xử lý hơn
Nên cho trẻ tiêm vào buổi sáng để nếu có phản ứng phụ thì dễ xử lý hơn
  • Luôn lựa chọn địa chỉ uy tín để tiêm phòng, giúp đảm bảo chất lượng vaccine, chất lượng dịch vụ và được đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn hỗ trợ khi cần.
  • Nên cho trẻ đi tiêm vào buổi sáng, vì trẻ có thể quấy khóc hoặc sốt vào buổi chiều, lúc này sẽ dễ xử lý. Nếu trẻ tiêm vào buổi chiều thì có thể sốt vào ban đêm, nhiều phụ huynh có thể “trở tay không kịp”.
  • Không để trẻ bị đói trước giờ tiêm, vì có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết.
  • Sau khi tiêm chủng xong, phụ huynh không nên đưa bé về ngay mà hãy ở lại theo dõi khoảng 30 phút để đề phòng việc trẻ có triệu chứng bất trường hoặc bị sốc phản vệ.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt”. Bạn có thể áp dụng một số cách trên để ngăn ngừa và làm dịu các triệu chứng phụ khi cho trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android