Đẳng Sâm: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng Chi Tiết
Đẳng sâm là loại dược liệu quý được dùng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Chúng có khả năng trị viêm phế quản, ho lâu ngày, các bệnh do khí huyết hư suy, tốt cho hệ tim mạch, suy nhược cơ thể. Đằng sâm có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với các thảo dược khác tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh lý của người dùng.
Đẳng sâm từ lâu đã được biết đến là loại dược liệu quý, có khả năng trị viêm phế quản, ho lâu ngày, các bệnh do khí huyết hư suy, tốt cho hệ tim mạch, suy nhược cơ thể… Chính nhờ vào dược tính đa dạng, khả năng điều trị bệnh hiệu quả, giá thành thấp mà nó được ví như “nhân sâm của người nghèo”. Vậy đẳng sâm là gì, có đặc điểm, công dụng, cách dùng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đẳng sâm là gì, các đặc điểm nổi bật
Đẳng sâm được sử dụng thay thế cho nhân sâm trong nhiều bài thuốc bổ khí, thế nhưng nhiều người lại không hề biết tới loại dược liệu toàn năng này.
Đẳng sâm là gì?
Đẳng sâm có tên khoa học là Codonopsis pilosula, thuộc họ nhà chuông và được trồng nhiều nhất tại Trung Quốc. Đây là loại dược liệu quý được dùng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Tại mỗi quốc gia nó lại có các tên gọi khác nhau như: Dang Shen Giseng theo Trung Quốc, Cordonkilokke theo Na Uy, Fattigmans theo Thuỵ Điển hay Snerleklokke theo Đan Mạch.
Ở nước ta, đẳng sâm còn có một số tên gọi khác theo thói quen của từng vùng miền như: Hồng đẳng sâm, sâm rừng, đảng sâm, sâm ngọc linh… Do có giá trị dược tính cao nên loại dược liệu này cũng đã được quy hoạch và nuôi trồng tại Việt Nam. Đẳng sâm hiện được trồng với quy mô lớn tại các vườn dược liệu ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Kon Tum, Lạng Sơn, Lai Châu, Cao Bằng.
Các đặc điểm nổi bật
Đa phần đẳng sâm được phân phối trên thị trường hiện nay dạng khô, hiếm khi có dạng tươi vì khó khăn trong khâu vận chuyển và không bảo quản được lâu. Chính vì vậy mà nhiều người chưa thực sự biết rõ về các đặc điểm của loại cây này.
Đặc điểm thực vật
Đẳng sâm thuộc cây thân cỏ, leo bằng dây quấn, sống lâu năm. Tuỳ theo khu vực, vị trí sinh trưởng cũng như điều kiện tự nhiên mà cây có thể mọc lan dưới đất hoặc leo bám lên các vật cản khác. Thân cây mọc thành cụm vào mùa xuân, có màu tím, mọc lông nhiều tuy nhiên ở phần ngọn lại không có lông.
Rễ cây phát triển thành hình trụ dài, đường kính có thể đạt 1,5 – 2cm, đầu rễ phình to và nhỏ dần khi xuống dưới, có nhiều vết sẹo lồi của thân cũ. Thông thường sẽ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, lúc tươi thì có màu trắng, sau khi khô thì chuyển qua màu vàng sậm và nhăn nheo.
Lá cây hình trái tim thường mọc tại các đốt của thân, có màu xanh hơi pha vàng, bề mặt có lông nhung, mặt dưới lá màu trắng, xám nhẵn hoặc có lông mọc rải rác, độ dài từ 3 – 8cm, rộng 2 – 4cm. Hoa có màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ tại kẽ nách của lá, cuống dài 2 – 6cm, đài tràng hình chuông với 5 phiến hẹp, 5 cánh đều có vân màu tím ở họng. Hoa lúc sắp rụng sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, chia làm 5 thuỳ, 5 nhuỵ, nhuỵ hơi dẹp, phần bao phấn dính với gốc. Quả bổ đôi, có hình chùy tròn với 3 tâm bì, đài ngắn, đầu hơi tròn, lúc chín thì nứt ra, bên trong có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.
Khu vực phân bố
Đẳng sâm có sức sống khỏe, được tìm thấy mọc hoang ở các khu vực trung du và miền núi. Trong đó, Trung Quốc là nơi phân bố nhiều nhất, đặc biệt là tại các khu vực như: Tứ Xuyên, Sơn Tây, Thanh Hải, Hồ Bắc, Quý Châu… Còn Tại Việt Nam, nó được phát hiện nhiều ở các vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai… và mổ số tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Về chất lượng, đẳng sâm của Việt Nam cũng không hề thua kém gì khi so với Trung Quốc.
Với giá trị dược liệu cao nên ngày nay đẳng sâm được trồng vô cùng phổ biến tại các vườn dược liệu hay theo hộ gia đình. Hàm lượng dược chất trong đẳng sâm nuôi trồng cũng không có nhiều khác biệt so với đẳng sâm rừng.
Thu hái và bào chế
Củ là bộ phận của đẳng sâm được dùng phổ biến trong Đông y, kích thước của củ sẽ phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của cây. Thông thường người ta chỉ thu hoạch khi cây đạt từ 1 – 2 năm tuổi, nếu để quá lâu thì củ có thể bị hóa gỗ, mật đi nhiều dược chất.
Thời điểm tốt nhất hàng năm để thu hoạch là vào mùa đông, khi này cây đã rụng hết lá, hoặc cũng có thể thu hoạch vào đầu mùa xuân. Rễ và củ của đẳng sâm thường nằm sâu trong lòng đất nên phải đào sâu xuống khoảng 1m để tránh phần củ bị đứt, gãy.
Sau khi thu hái, đẳng sâm được rửa sạch để loại bỏ đất cát, tạp chất và bụi bẩn rồi đêm đi bào chế. Theo Đông y, có 2 phương pháp bào chế phổ biến đó là:
- Cách 1: Dược liệu đem đi phơi âm can (chỉ phơi trong bóng râm, không phơi dưới nắng), lăn se se cho phần vỏ liền với phần thịt của củ, sau đó mang đi bảo quản trong túi hoặc lọ kín. Khi nào cần dùng thì lấy một lượng vừa đủ, thái thành các lát mỏng, sao cùng đất hoàng thổ hoặc cám cho tới khi vàng.
- Cách 2: Dược liệu mang đi ngâm trong nước 1 đêm rồi bào mỏng khoảng 1 – 2 ly, tẩm với nước gừng để khỏi nê tỳ và bớt hàn, sau đó mới tiến hành mang đi sao khô.
Bên cạnh đó thì loại thảo dược này còn được bào chế dưới dạng viên nang uống, ngâm rượu hay ngâm mật ong để sử dụng trong lâu dài.
Những tác dụng của đẳng sâm đối với sức khỏe
Trong rất nhiều trường hợp, đẳng sâm dược sử dụng thay thế cho nhân sâm bởi chúng có dược tính tương tự nhau. Ngoài ra, trong cả Y học cổ truyền hay Y học hiện đại đều đã chứng minh công dụng của nó đối với sức khỏe của con người.
Theo Y học cổ truyền
Đẳng sâm là vị thuốc đã được sử dụng rộng rãi từ nhiều thế kỷ trước, nó cũng được ghi chép nhiều trong các tài liệu Đông y cổ như các cuốn Bản thảo Tùng Tân, Trung dược Đại từ điển… Theo Y học cổ truyền, loại dược liệu này có vị ngọt, tính bình, quy vào 2 kinh là Tỳ và Phế. Mặt khác nó còn có khả năng điều trị được nhiều chứng bệnh như:
- Bổ tỳ, ích khí, chữa chỉ khát và sinh tân.
- Giúp bổ tỳ, thanh phế, ích phế khí, trị phế hư.
- Trị tỳ vị hư, kiết lị, thoái giang, khí huyết suy yếu.
- Trị tiêu chảy do tỳ hư, rong kinh, thiếu máu, vàng da do khí hư, suy nhược cơ thể.
Theo Y học hiện đại
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng trong đẳng sâm có chứa rất nhiều hợp chất quý, vô cùng tốt cho sức khỏe như Choline, Insulin, Sucrose, Mannose, Xylose, Glucoside, Alkaloid, Fructose… Chúng đều mang đến những công dụng tuyệt vời như:
- Với hệ miễn dịch: Giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng của cơ thể, chống lại mệt mỏi, cân bằng các hoạt động của vỏ não…
- Với dạ dày: Có khả năng kháng viêm tốt, bảo vệ lớp niêm mạc, bảo vệ và làm giảm triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày tránh để tình trạng diễn biến phức tạp hơn, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá.
- Với hệ tim mạch: Giúp cân bằng huyết áp, làm tăng cường tuần hoàn máu đến não bộ và các chi, đồng thời làm tăng lượng hồng cầu, hỗ trợ cơ thể đào thải lượng cholesterol xấu, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch, các cơn đau tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ, điều hòa nhịp tim, giảm áp lực lên các tĩnh mạch trong trường hợp người bệnh mất nhiều máu, tim đập nhanh…
- Với hệ hô hấp: Sử dụng thường xuyên sẽ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng và điều trị các chứng bệnh về hô hấp như viêm phế quản, ho đờm, ho lâu ngày, đau rát cổ họng, viêm họng…
- Kháng viêm: Có tính kháng viêm mạnh, làm lành nhanh các vết thương, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, gây ra tình trạng lở loét ra các khu vực xung quanh, Ngoài ra còn có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: Não mô cầu khuẩn, khuẩn đại tràng, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn đại tràng, tụ cầu khuẩn vàng…
- Tác dụng khác: Một số công dụng nổi bật khác như giảm căng thẳng, an thần, chống mệt mỏi, hỗ trợ điều trị ung thư, điều hoà huyết áp, tăng tiết sữa cho phụ nữ đang cho con bú, tăng cân ở người gầy, thể trạng yếu…
Nên dùng đẳng sâm như thế nào cho đúng cách?
Có thể thấy, đẳng sâm mang tới công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, thế nhưng để dược liệu phát huy tối đa hiệu quả cũng như không gây ra tác dụng phụ, chúng ta cần phải sử dụng đúng cách.
Bồi bổ cơ thể, trị suy nhược, mệt mỏi, ốm yếu
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng đẳng sâm thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, rất tốt cho những người ốm yếu lâu ngày. Mặt khác, các hoạt chất có trong loại dược liệu này còn có khả năng ức chế và tạo hưng phấn lên vỏ não, giúp gia tăng tế bào có lợi, củng cố sức đề kháng cho cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 20g đảng sâm, 6g tắc kè, 1g huyết giác, 1g trần bì, 0,5g tiểu hồi, 250ml rượu 40 độ và một ít đường.
- Đem toàn bộ dược liệu kể trên đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi ngâm với rượu trong khoảng 1 tháng.
- Sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần uống 30ml để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chữa chứng ăn không ngon, chán ăn, tiêu chảy
Các nghiên cứu thực nghiệm trên chuột Hà Lan đã cho thấy, đảng sâm có khả năng làm tăng cường trương lực của hồi tràng chuột, tăng khả năng co bóp của dạ dày. Ngoài ra dịch của dược liệu còn có tác dụng đối kháng rõ ràng với chất 5-HT – chất gây co bóp ruột, bảo vệ dạ dày. Nhờ đó mà giúp cho người bệnh ăn ngon miệng hơn, tránh được chứng tiêu chảy và nhiều vấn đề khác liên quan tới hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 20g đẳng sâm, bạch truật sao, ba kích, đương quy mỗi loại 12g.
- Người bệnh có thể tán dược liệu ra thành bột mịn, cho thêm một ít mật ong rồi vo thành viên hoàn, mỗi ngày dùng từ 12 – 20g. Hoặc cho tất cả vào sắc thành nước để uống trong ngày, uống khi nước thuốc còn ấm nóng.
- Chỉ sau một tuần sử dụng sẽ thấy các triển biến tích cực, sức khỏe cải thiện, ăn ngon, ngủ ngon hơn, hết chứng tiêu chảy.
Bồi bổ cho người già, người ốm yếu lâu ngày, thể trạng yếu
Người ốm yếu lâu ngày, thể trạng yếu, người già thường các chức năng cơ thể đều suy yếu, đặc biệt là hệ miễn dịch. Điều này vô hình trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh lý tấn công sức khỏe. Khi đó, sử dụng bài thuốc từ đẳng sâm có thể giúp cơ thể được bồi bổ, hệ miễn dịch được củng cố.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 40g đẳng sâm, đương quy, long nhãn, ngưu tất, mạch môn mỗi loại 12g, có thể thêm 4 – 8g nếu cơ thể suy nhược nghiêm trọng.
- Đem toàn bộ dược liệu kể trên đi sắc cùng với khoảng 700ml nước, tới khi trong nồi còn lại khoảng 200ml thì dừng lại, chia nước thuốc thành 2 phần để uống trong ngày, uống khi còn nóng ấm.
Đẳng sâm trị bệnh lao
Đẳng sâm có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao nên có tác dụng mạnh trong việc điều trị bệnh lao. Ngoài ra, theo các nghiên cứu Đông y loại dược liệu này có vị ngọt, tính bình, được quy vào 2 kinh là Tỳ và Phế, do đó mà có thể làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Nếu mới bị chớm lao thì bạn có thể sử dụng đảng sâm để trị dứt điểm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 16g đẳng sâm, 15g hoài sơn, ý dĩ, xa tiền tử, mạch môn, hạnh nhân, khoa đồng hoa mỗi loại 10g và 3g cam thảo.
- Cho toàn bộ dược liệu vào ấm sắc cùng với khoảng 60ml nước, sắc lửa nhỏ cho tới khi còn lại 200ml. Đem chia làm 3 phần, uống hết ngay trong ngày, nên uống sau bữa ăn, khi thuốc còn nóng ấm.
Chữa chứng rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ từ 1 – 3 tuổi có hệ tiêu hóa còn rất non yếu, chính vì vậy mà các bé rất dễ bị tiêu chảy, táo bón khi ăn các món lạ, ăn quá nhiều… khiến cơ thể còi cọc, thấp bé, nhẹ cân, thường xuyên ốm vặt. Cha mẹ có thể sử dụng bài thuốc từ đảng sâm để cải thiện chức năng hệ tiêu hoá cho bé, tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 12 – 16g đẳng sâm, đem đi sơ chế thật sạch.
- Cho dược liệu vào nồi sắc cùng nước tinh khiết, lấy nước thuốc chia làm 2 phần, cho trẻ uống sau khi ăn. Với các bé trên 3 tuổi, cha mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc để tăng liều lượng của dược liệu.
Chữa yếu sinh lý, huyết suy, tỳ yếu
Với những người muốn cải thiện chức năng sinh lý, chữa các bệnh lý như: Từ hư, sốt về chiều và đêm, mệt mỏi, thường xuyên váng đầu, hoa mắt… có thể sử dụng đẳng sâm để cải thiện tình hình. Bởi trong dược liệu này có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, giúp cơ thể lấy lại nguồn năng lượng, tăng cường khả năng sinh lý.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 375g đẳng sâm, 375g thục địa, đem đi tán thành bột mịn sau đó thêm một chút mật ong vo thành các viên hoàn nhỏ.
- Người bệnh mỗi ngày uống 30 – 40 viên, chia làm 3 lần uống.
Đẳng sâm chữa bệnh ho
Đẳng sâm cũng được xem là “thần dược” chữa bệnh ho, đặc biệt là chứng ho khan, ho lâu ngày, đau rát họng… Các hoạt chất có trong đảng sâm có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh, ức chế sản sinh E.coli – vi khuẩn gây ra bệnh cảm cúm, viêm họng, ho, viêm phế quản nói chung.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Đẳng sâm, hoàn sơn, ý dĩ mỗi loại 16g, 12g bạch truật, 8g trần bị, 8g bán hạ chế, 6g xuyên tiêu.
- Cho toàn bộ dược liệu đi sắc lấy uống, mỗi ngày uống 1 tháng vào buổi sáng sau khi ăn sáng xong.
Trị chứng tim đập nhanh, thở gấp
Để kiểm chứng cho tác dụng đối với hệ tim mạch của đảng sâm, các cuộc nghiên cứu đã tiêm dẫn chất có chứa đảng sâm vào mạch của thỏ. Kết quả kiểm nghiệm đã cho thấy nhịp độ co bóp của tim thỏ được cải thiện đáng kể, đồng thời lưu lượng máu cũng được khơi thông. Cũng bởi vậy mà nó có khả năng trị chứng tim đập nhanh, thở gấp, tức ngực, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan tới hệ tim mạch.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 20g đảng sâm, 20g mạch môn, 12g ngũ vị tử, 6g cam thảo, ngoài ra có thể thêm vào 8g đào nhân, 8g hồng hoa, 16g đan sâm.
- Đem các vị dược liệu kể trên đi sắc cùng 1 lít nước, mỗi ngày uống 1 lần, duy trì đều đặn và liên tục để có được hiệu quả tốt nhất.
Chữa huyết áp cao ở những người mắc bệnh tim
Với những người bị bệnh tim mạch, đẳng sâm có thể hỗ trợ hạ huyết áp trong thời gian ngắn, qua đó ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra nó còn hỗ trợ nâng cao đường huyết trong trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết, giảm nguy cơ bị choáng, ngất xỉu do suy nhược cơ thể, điều hoà nhịp tim ổn định, giảm áp lực lên các tĩnh mạch nếu người bệnh bị mất máu và tim đập nhanh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Đảng sâm, đương quy, sinh địa mỗi loại 10g, trắc bá tử, phục linh mỗi loại 16g, hoàng liên, táo đỏ, mộc hương mỗi loại 6g, vỏ của con trai (loại trai cho ngọc).
- Cho toàn bộ các vị dược liệu kể trên vào ấm, sắc đặc cùng với 800ml nước. Nước thuốc thu được chia làm 3 phần bằng nhau để uống hết trong ngày, dùng liên tục trong 2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa đau lưng, tiểu dắt, mệt mỏi do thận hư suy
Nếu được sử dụng đúng cách thì đảng sâm có khả năng phục hồi chức năng thận vô cùng hiệu quả. Bởi trong thành phần của loại cây này có chứa nhiều dưỡng chất có lợi đối với hệ bài tiết, giúp đẩy nhanh quá trình lọc thận, trị chứng thận hư suy. Khi thận được hồi phục thì các bệnh lý như đau lưng, tiểu rắt từ đó cũng được cải thiện.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 16g đẳng sâm, 1,2g huyết giác, 6g cáp giới, 6g tiểu hồi, 0,8g trần bì, 250ml rượu.
- Đem toàn bộ dược liệu ngâm cùng với rượu trong khoảng 7 – 10 ngày là có thể dùng được, nên uống 1 chén nhỏ trước khi đi ngủ, dùng đều đặn tới khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Chữa tiêu chảy, kiết lị, thoát giang, khí hư
Đẳng sâm được nghiên cứu có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa, các dưỡng chất của nó giúp tái tạo hàng rào bảo vệ dạ dày, kích thích quá trình sản sinh lợi khuẩn. Chính nhờ đó mà hỗ trợ điều trị rất tốt các chứng bệnh như tiêu chảy, kiết lị, thoát giang, khí hư, trào ngược dạ dày, chướng bụng, đầy hơi…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 8g đẳng sâm, 8g sơn dược, nhục khấu tương, bạch truật, phục linh, chích kỳ mỗi loại 6g, 3 lát gừng tươi, 2,4 thăng ma (nướng mật), 2,8g chích cam thảo.
- Đẳng sâm đem sao vàng với rượu, sơn dược sao vàng rồi cho vào ấm cùng các vị thuốc kể trên và 2 lít nước. Sắc đặc cho tới khi trong ấm còn lại khoảng 700ml nước, chia thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày, uống khi còn ấm nóng.
Trị đau vùng thượng vị, buồn nôn
Đẳng sâm có khả năng diệt khuẩn, làm giảm lượng axit trong dạ dày, kháng viêm, kháng khuẩn chữa lành các vết lở loét, nhờ đó mà giảm các cơn đau rát ở vùng thượng vị. Trên thực tế thì các thành phần từ dược liệu này cũng đã được sử dụng rất nhiều trong điều chế thuốc và thực phẩm chức năng dành cho các trường hợp mắc bệnh lý về dạ dày.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Đẳng sâm, hoàn liên, bạch linh, chích chỉ thực, bạch truật, hậu phác mỗi thứ 8 – 12g. 4g can khương, 7g mạch nha, 7g bán hạ khúc.
- Hoàng liên đem sao với nước gừng, bạch truật đem thổ sao rồi đem toàn bộ dược liệu tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín để sử dụng dần. Mỗi lần dùng 8 – 12g hoà cùng nước sôi để nguội, uống khi bụng đang đói.
Đẳng sâm trị liệt dương
Đẳng sâm chế biến cùng với hải sâm được xem là món ăn ưa thích đối với phái mạnh, bởi nó có khả năng tăng cường chức năng sinh lý, cải thiện ham muốn, trị liệt dương, sinh tinh… giúp phái mạnh lấy lại bản lĩnh đàn ông, tự tin hơn trong chuyện “giường chiếu”.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị:12g đẳng sâm, 12g kỷ tử, 200g hải sâm, 10g gừng tươi, 15g hành, 5g tỏi và các gia vị vừa đủ.
- Đem hải sâm nhúng vào nước sôi, rửa sạch rồi cắt thành các khúc nhỏ vừa ăn, sau đó xào tái cùng với ớt, gừng, tiêu hành. Các vị dược liệu thì đem sắc lấy nước, bỏ bã và cho hải sâm vào om cho tới khi nước đặc sệt lại là được. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn và dùng ngay khi món ăn còn nóng.
Một số lưu ý khi dùng đẳng sâm trị bệnh
Đẳng sâm cũng tương tự như các vị dược liệu khác, đều mang tới rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Thế nhưng nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn, ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh. Chính vì vậy mà chúng ta cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng đẳng sâm sau đây:
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để biết thể trạng của mình có phù hợp không, đặc biệt là được tư vấn dùng đúng cách, đúng liều lượng, đảm bảo độ hiệu quả và an toàn nhất.
- Tuyệt đối không hết hợp đẳng sâm với bất kỳ loại dược liệu nào khác thuộc họ hắc.
- Chỉ nên dùng đúng theo liều lượng đã được khuyến cáo, chỉ định, tuyệt đối không sử dụng quá liều, bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Trong quá trình điều trị bệnh bằng đẳng sâm, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện, làm việc điều độ, hợp lý và khoa học.
- Vì là dược liệu nên hiệu quả mang lại sẽ đến từ từ, vậy nên người bệnh nên kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới có thể thu được hiệu quả tốt nhất.
- Phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ hoặc cho con bú, trẻ nhỏ không nên tự ý sử dụng, mà chỉ dùng khi tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.
- Trong quá trình sử dụng đẳng sâm, nếu phát hiện ra các triệu chứng bất thường người bệnh nên ngưng sử dụng, tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có cách khắc phục kịp thời.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng đẳng sâm
Trong quá trình sử dụng đẳng sâm, nhiều người còn gặp một số thắc mắc như:
Đẳng sâm ngâm rượu có được không, ngâm như thế nào?
Bên cạnh việc kết hợp cùng các loại dược liệu khác để điều trị bệnh, chế biến thành các món ăn bổ dưỡng thì đẳng sâm còn được dùng để ngâm rượu với các công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cách ngâm rượu đảng sâm khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn chi tiết sau đây:
- Chuẩn bị: Đảng sâm tươi hoặc khô đều được, nên sơ chế sạch sẽ để dược liệu không còn bùn đất, bụi bẩn, tạp chất trước khi ngâm. Nguyên liệu được chia theo tỷ lệ 1kg đảng sâm tương ứng với 3 lít rượu trắng, nên dùng loại rượu có nồng độ từ 40 – 42 độ là hợp lý nhất.
- Cho toàn bộ đẳng sâm vào bình có nắp kín (nên chọn bình thủy tinh, có vòi để không làm ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu và không làm bẩn rượu khi lấy) sau đó cho thêm một ít rượu trắng vào, lắc đều hỗn hợp rồi đổ bỏ rượu trong bình.
- Cho thêm rượu tương ứng với tỷ lệ 3 lít cho 1kg dược liệu, đậy kín nắp bình lại và ngâm trong khoảng 30 – 40 ngày là có thể sử dụng được.
Bảo quản: Rượu sau khi ngâm thì cần đem đi bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ từ 25 – 30 độ C để rượu đạt được tác dụng tốt nhất đối với cơ thể.
Liều dùng: Mỗi lần sử dụng lấy uống từ 1 – 2 cốc nhỏ để bồi bổ cho cơ thể và chữa bệnh. Tuy nhiên không nên dùng rượu này cho phụ nữ đang trong thai kỳ và cho con bú, trẻ em dưới 14 tuổi để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Đẳng sâm phù hợp với những đối tượng nào?
Đẳng sâm là dược liệu lành tính, hiếm khi gây ra tác dụng phụ nên phù hợp với nhiều đối tượng. Cụ thể:
- Người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị tiêu chảy, hấp thụ dưỡng chất kém.
- Người ăn không ngon miệng, có các triệu chứng chán ăn, ngủ không sâu giấc, mất ngủ, muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Người bị căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày, phải làm việc trong môi trường áp lực.
- Người cơ thể suy nhược, thể lực yếu, sức đề kháng kém, mới ốm dậy, người già yếu muốn bồi bổ cơ thể.
- Người muốn tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn, tim mạch.
Cách dùng đẳng sâm ngâm mật ong như thế nào?
Đẳng sâm ngâm mật ong cũng là một trong những cách được nhiều người ưa chuộng để tăng cường sức khỏe, cải thiện nhiều chứng bệnh, đặc biệt là tiêu hóa. Cách ngâm như sau:
- Chọn các củ đảng sâm to đều, vỏ có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ. Sau đó cho vào nước ngâm trong vòng 30 phút để loại bỏ hoàn toàn bùn đất, tạp chất và nhựa bán trên cây.
- Đem dược liệu đi thái thành các lát mỏng, đem phơi dưới nắng cho tới khi ráo trước thì đem trộn với mật ong rồi cho vào hũ, đậy kín nắp.
- Để ủ trong vòng 1 – 3 ngày để các nguyên liệu thấm đều với nhau. Sau đó có thể lấy ra dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng liên quan đến đẳng sâm mà bạn cần nắm rõ. Loại dược liệu quý này mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người nếu được sử dụng đúng cách. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn có thể hiểu rõ hơn về đẳng sâm, biết cách ứng dụng vào thực tiễn và chọn được nhà cung cấp uy tín, chất lượng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!